Những câu hỏi liên quan
Team Free Fire 💔 Tớ Đan...
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
12 tháng 12 2019 lúc 20:53

-

Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.

- Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

- Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.

- Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

- Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Còn sử dụng là:

- Lịch: âm lịch và dương lịch.

- Chữ viết: hệ chữ cái a, b, c, chữ số La Mã I, II, III, ...

- Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số pi, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét, ...

- Những công trình kiến trúc, điêu khắc: kim tự tháp, đền Pác-tê-nông,... là những kiệt tác có giá trị thu hút đông đảo khách du lịch.



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Team Free Fire 💔 Tớ Đan...
12 tháng 12 2019 lúc 20:54

 Những thành tượng văn hóa nào của thời cổ đại còn được xây dựng đến ngày hôm nay  đâu bn nhật tân

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Team Free Fire 💔 Tớ Đan...
Xem chi tiết
Team Free Fire 💔 Tớ Đan...
12 tháng 12 2019 lúc 20:35

lịch sử nha các bn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lương thanh thảo
12 tháng 12 2019 lúc 20:36

ha mk có nhớ gì đâu lớp 7 rùi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Phương Đông

Phương Tây

Về chữ viết, chữ số

- Tạo ra chữ tượng hình.

- Phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

- Hệ chữ cái a, b, c.

Về các khoa học

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch), biết làm đồng hồ đo thời gian.

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch).

- Đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …

- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...

Về các công trình nghệ thuật

Kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,..



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nhung-thanh-tuu-van-hoa-cua-thoi-co-dai-c81a38581.html#ixzz67tq5lCAd

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tình Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Hoaa Nhii ♥
16 tháng 10 2018 lúc 8:35

Mik chỉ trả lời đc chung chung thui nha

1.

+Thể hiện sức sáng tạo của con người ngay từ buổi bình minh của lịch sử. Đây thực sự là những thành tựu kì diệu mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng. 

+ Những thành tựu đó tạo ra cơ sở cho ngành khoa học, nghệ thuật ngày nay. Chúng ta còn sử dụng và phát triển cao hơn, vừa tạo ra những công trình, những kỳ quan để phục vụ cho ngày nay.
+ Những thành tựu đó đã nói lên khả năng vĩ đại của con người.

2.

Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay như:

- Lịch: âm lịch và dương lịch.

- Chữ viết: hệ chữ cái a, b, c, chữ số La Mã I, II, III, ...

- Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số pi, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét, ...

- Những công trình kiến trúc, điêu khắc: kim tự tháp, đền Pác-tê-nông,... là những kiệt tác có giá trị thu hút đông đảo khách du lịch.

Bình luận (0)
nguyễn thị mỹ duyên
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
7 tháng 10 2016 lúc 8:58

Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… 
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. 
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. 

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...

Bình luận (0)
qwerty
7 tháng 10 2016 lúc 8:58

Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… 
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. 
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. 

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...

Bình luận (0)
Huy Nguyen
17 tháng 1 2021 lúc 9:57

Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...

Bình luận (0)
K.Ly
Xem chi tiết
Trần Thị Khiêm
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
29 tháng 10 2016 lúc 0:34

phương đông :

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

 

b)Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c) Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d) Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

 

 

Bình luận (0)
kanna kamui
12 tháng 10 2017 lúc 20:25

lịch là họ sáng tạo ra dương lịch và âm lịch 1 năm có 365 ngày và 6 giờ chia ra thành 12 tháng

chữ viết :họ sáng tạo ra hệ chữ cái a b c gồm 26 chữ là hệ chữ cái latinh ngày nay

biết đến đó thôi mong bạn thông cảm bucminhbucminhbucminh

Bình luận (0)
Trần Thị Khiêm
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
29 tháng 10 2016 lúc 16:05

Hỏi đáp Lịch sử

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 10 2016 lúc 18:57

1.

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

b) Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c) Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d) Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.



 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 10 2016 lúc 18:59

b) Lịch và chữ viết
+/ Về lịch :
- Cách tính lịch chính xác hơn và rất gần với những hiểu biết ngày nay. Ở phương Đông, quan niệm và cơ sở tính lịch; còn ở phương Tây quan niệm và cơ sở tính lịch và dương lịch.
- Quan niệm Trái Đất như quả cầu tròn.
- Người Rô-ma đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày, nên họ định một tháng lần lượt có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, còn người phương Đông tính một năm chỉ có 360 ngày đêm.
- Hiểu biết về lịch của người Hy Lạp và Rô-ma là cơ sở để tính lịch ngày nay.
+/ Về chữ viết :
Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

+/ Toán học : Với người Hy Lạp, toán học đã vượt lên trên sự ghi chép và giải các bài toán riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến nay đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát cao: Định lí nổi tiếng về hình học của Ta-lét; những cống hiến của trường phái Pitago về bảng nhân, hệ thống số thập phân và định lí về các cạnh của hình tam giác vuông cùng với các định đề bất hủ về đường song song của Ơclit…nhiều thế kỉ sau vẫn là thành phần căn bản của toán học.

+/ Về kiến trúc : Có nhiều tượng, đền đài như ; tượng Ngưofi lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ Milô – đẹp, hiện thực, sinh động, thanh khiết. Các công trình kiến trúc cũng đạt tơi trình độ tuyệt mĩ. Đền Pac-tê-nông tươi mát, thanh thoát làm say mê lòng người.

Bình luận (0)
Rinkitori Kayoko
Xem chi tiết
Công chúa của Thời Trang
6 tháng 12 2017 lúc 21:46

Bài 1 :

a, Cao nhất là vua nắm mọi quyền hành

Tầng lớp nhiều của cải là quan lại quý tộc

Cuối cùng là nô lệ

b, Gồm 2 giai cấp chủ nô và nô lệ

c, Xã hội cổ đại phương Đông là 1 nhà nước chuyên chế còn xã hội cổ đại phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ

Bài 2 : a , - Lịch âm ,

- Chữ viết là chữ tượng hình

- Toán học : Họ đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và giỏi về hình học , người Lưỡng Hà giỏi về số học và số 0 là thành tưu lớn do người Ấn Độ cổ tạo nên

MAI MK LÀM TIẾP NHA

Bình luận (0)
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 10 2021 lúc 22:22

Tham khảo:

* Cơ sở kinh tế:

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế. 

- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

* Cơ sở xã hội:

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.



 

Bình luận (0)
Dương Ý Nhi
2 tháng 10 2021 lúc 22:33

* Cơ sở kinh tế:

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế. 

- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

* Cơ sở xã hội:

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.

 

Bình luận (0)