Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2017 lúc 2:01

Tác giả đặt nhan đề “Đồng chí” vì toàn bộ nội dung bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí, là những người cùng chí hướng, cùng lí tưởng, cùng tình yêu nước.

Vũ Linh Chang
Xem chi tiết
Hải Đăng Nguyễn
8 tháng 11 2021 lúc 14:56

Tham khảo

Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.

Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.

Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.

Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
8 tháng 11 2021 lúc 14:56

tham khảo

+Qua bài thơ đồng chí em học tập được những điều từ tình đồng chí đồng đội của những người lính : 

*Những người có cùng chung lí tưởng (ví dụ như trong bài Người lính có chung lí tưởng đó là bảo vệ , cứu nước).

*Luôn sát cánh bên nhau, yêu thương, gắn bó ,và đoàn kết chia sẻ giúp đỡ nhau những khó khăn. (người lính chung nhiệm vụ, khó khăn trong chiến đấu).

*Biết thấu hiểu, thông cảm cho nhau.(Những người lính cùng chịu đựng những gian khổ trong thời tiết khắc nhiệt ấy). 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 9 2018 lúc 10:23

* Gợi ý dàn bài:

* Mở bài:

Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ “Đồng chí” và tình đồng chí đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp nói chung, trong bài thơ nói riêng.

* Thân bài:

- Kể về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính trong bài thơ:

   + Những người lính trong bài thơ họ đều xuất thân từ nông dân, từ những vùng quê nghèo.

   + Họ cùng chung mục đích, lý tưởng, chung nhiệm vụ.

   + Họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.

   + Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.

   + Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính.

   + Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối gió rét.

* Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng cụ thể là hình ảnh anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Suy nghĩ của bản thân về những người lính cách mạng...

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 7 2019 lúc 7:28

Cơ sở hình thành tình đồng chí:

- Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

- Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.

- Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 5 2019 lúc 17:00

Bài thơ: đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, và ánh trăng cùng viết về người lính cách mạng với nét đẹp trong tâm hồn, mỗi bài kết thúc những nét riêng và đặt trong hoàn cảnh khác nhau

- Đồng chí: Người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, chung nguồn gốc xuất thân và cảnh ngộ, từ đó gắn kết tạo nên sức mạnh tình đồng chí

- Bài thơ tiểu đội xe không kính: Hình ảnh người lái xe tiêu biểu cho thế hệ trẻ lạc quan, dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường

- Ánh trăng: suy ngẫm của người lính đi qua chiến tranh, sống giữa sự hiện đại tiện nghi thời bình rồi lãng quên quá khứ. Bài thơ nhắc nhở đạo lí sống nghĩa tình, thủy chung

Boss Chicken
Xem chi tiết
Vũ Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn
25 tháng 10 2021 lúc 17:16

tham khảo

Chiến tranh đã rời xa, đất nước đã hòa bình được hai năm. Thế nhưng trong tâm trí tôi vẫn in đậm những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng đó. Biết bao kỉ niệm tràn về nhưng có lẽ nhớ nhất là những đồng chí đã cùng kề vai sát cánh bên tôi.

 

Năm 1945, chiến tranh nổ ra. Khắp nơi tràn đầy khói lửa chiến tranh. Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng những thanh niên trong làng hăng hái đăng kí tham gia kháng chiến. Từ một người nông dân chỉ quen cầm cuốc cầm cày, tôi rời quê hương đến với chiến trường khốc liệt, cầm trên tay cây súng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người thân yêu, bảo vệ quê hương cùng những hạnh phúc giản dị nơi đây. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong đơn vị hầu như là những gương mặt xa lạ từ bốn phương trời hợp lại. Thế nhưng bởi vì cùng là nông dân từ những miền quê nghèo đến, cùng chung hoàn cảnh xuất thân thế nên rất nhanh tôi và mọi người đã làm quen được với nhau. Đặc biệt, tôi rất thân với anh Dũng. Quê anh là ở một vùng chiêm trũng ven biển, đất chua rất khó trồng trọt. Còn làng tôi cũng là miền đất trung du đất cày lên sỏi đá, quanh năm khô cằn. Rất nhanh chúng tôi đã trò chuyện như quen thân từ lâu.

 

Chúng tôi đóng quân ở chiến khu Tây Bắc. Thời chiến tranh loạn lạc, hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ. Tôi vẫn nhớ những đêm ở đây với cái rét thấu xương, tôi và anh cùng chung nhau cái chăn mỏng, nằm sát bên nhau tâm sự. Tôi và anh chia sẻ với nhau nỗi nhớ quê nhà, nhớ người thân. Anh kể về căn nhà tranh tồi tàn bây giờ để không trải qua mưa gió, về mảnh ruộng nhỏ ra đi phải nhờ bạn thân trông coi hộ, về hình ảnh người thân trong phút chia li. Thế nhưng tất cả đều không ngăn được quyết tâm ra đi của anh. Chúng tôi đều chung một lí tưởng, một mục tiêu chung, mặc cho nỗi nhớ quê nhà vẫn vững tay súng bảo vệ quê hương. Những câu chuyện nhỏ như thế, những tâm sự từ đáy lòng chia sẻ với nhau làm chúng tôi càng thêm gắn bó, trở thành tri kỷ của nhau. Và rồi dần dần phát triển thành một tình cảm thiêng liêng hơn mà bây giờ tôi càng trân trọng: tình đồng chí.

 

Chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã để lại cho tôi nhiều kỉ niệm đáng quý. Tại vùng núi lạnh lẽo ấy, ám ảnh nhất là những cơn sốt rét rừng. Cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi vẫn còn in sâu vào trong tâm trí tôi bây giờ, chỉ nghĩ lại đã thấy rùng mình. Khi ấy, chiến khu thiếu thốn thuốc men, chúng tôi phải tự mình chống chọi với cơn sốt rét đó. Chính những giây phút thiếu thốn đó mà chúng tôi càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Rồi cả những ngày đầu vô cùng khó khăn phải chờ sự viện trợ từ quốc tế, chúng tôi thiếu thốn đủ thứ. Cái áo thì rách vai, quần thì vá chằng chịt, thậm chí trong thời tiết lạnh lẽo như thế chúng tôi còn phải đi chân trần. Nhưng khó khăn như thế chúng tôi cũng không nản lòng. Nụ cười trong giá lạnh, cái nắm tay truyền hơi ấm là động lực tiếp thêm niềm tin, sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua tất cả.

 

Đặc biệt tôi nhớ nhất những lúc kề vai sát cánh cùng nhau. Những hôm phục kích địch, chờ đợi trong đêm tối, trong rừng hoang đọng lại cả sương muối, chúng tôi đứng bên nhau dưới ánh trăng. Ngắm nhìn ánh trăng, cùng chờ đợi giặc tới. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần, có lúc như treo trên đầu ngọn súng. Trăng khi ấy chính là minh chứng cho tình đồng chí keo sơn của chúng tôi.

 

Những ngày tháng kháng chiến thật khó khăn, nguy hiểm nhưng thật may mắn vì bên tôi luôn có những đồng chí đồng đội cùng kề vai sát cánh chiến đấu. Chính tình đồng chí keo sơn gắn bó đã truyền cho tôi sức mạnh tiếp tục chiến đấu, góp một phần sức lực tạo nên chiến thắng cho dân tộc.

 

 

Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Phan Như Ý
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
29 tháng 11 2021 lúc 12:22

tham khảo:

Là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã từng trải và thấu hiểu những nỗi gian khổ, vất vả của người lính. Bàn tay các anh đã từng cầm súng chiến đấu và cũng đã từng viết nhiều bài thơ về họ - những người lính can trường, dũng cảm và có tình đồng đội cao. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ hình ảnh người lính có tinh thần và tâm hồn đẹp như thế đấy.

      Năm 1948, bài thơ Đồng chí ra đời và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Trong những năm bom đạn hiểm nguy nơi chiến trường, hình ảnh về người lính là biểu tượng đẹp nhất của cuộc sống và đã đi vào thơ của Chính Hữu một cách tự nhiên và đẹp đẽ. Không hẹn mà nên, những người lính gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Theo tiếng gọi cứu quốc thiêng liêng, họ tạm xa con trâu, cái cày, cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Không hề quen nhau, nhưng ánh sáng lí tưởng của cách mạng đã soi vào trái tim họ, để họ trở nên thân nhau hơn và có ý chí chiến đấu cao hơn. Cũng giống như những anh lính trong bài Nhớ của Hồng Nguyên:

                          Lột sắt đường tàu

                          Rèn thêm dao kiếm

                          Áo vải chân không

                          Đi lùng giặc đánh

      Trong điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn thì tinh thần chiến đấu của những người lính lại bùng lên mạnh mẽ, sục sôi khí thế. Họ không nề nguy hiểm, khó khăn, vẫn vững lòng cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước. Họ sát cánh bên nhau cùng chiến đấu dũng cảm:

                          Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

      Có khác gì đâu cái tinh thần đồng đội thiêng liêng ấy trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:

                          Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

      Không kể thiếu thốn, khó khăn, họ vẫn chấp nhận, vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm ấy. Sống và chết, dường như trong tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy. Họ cầm súng, họ nhảy lên chiếc xe chuẩn bị lên đường và họ biết trước mắt họ là muôn vàn khó khăn nguy hiểm, vậy mà đâu đây vẫn có cái giọng điệu lạc quan, yêu đời, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm:

                          Ung dung buồng lái ta ngồi,

                          Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

      Họ vẫn có cái chí của người lính, họ không hề nguy hiểm, mặc những khó khăn của thời tiết của cuộc chiến, vẫn hướng trái tim về Tổ quốc:

                          Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

                          Chỉ cần trong xe có một trái tim.

      Nếu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, những người lính hiện lên với một tinh thần chiến đấu dũng cảm, tình đồng đội thiêng liêng, cao quý; thì ở trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính cao hơn. Họ lạc quan yêu đời hơn. Hình ảnh những người lính hiện lên thật trẻ trung, sôi nổi, yêu đời hơn.

      Qua hai bài thơ, chúng ta càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của những người dân gửi gắm nơi họ. Với các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng.

lạc lạc
29 tháng 11 2021 lúc 13:43

bn tham khaỏ

 

Dù đến từ những phương trời xa lạ nhưng họ gặp gỡ nhau ở điểm chung về trái tim yêu nước và lí tưởng chiến đấu, bảo vệ dân tộc. Nếu như hình ảnh “Súng bên súng” gợi lên sự tương đồng về lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu thì cách nói hoán dụ “đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc diễn tả ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp của những người nông dân mặc áo lính. Đó là những điểm tựa tinh thần nâng đỡ tinh thần đồng đội, bồi đắp tình cảm “tri kỉ” của người lính trong những  năm tháng mưa bom bão đạnBức chân dung người lính còn được phác họa trong sự quyện hòa giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn thông qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” độc đáo. Giữa những đêm hành quân trong không gian “rừng hoang sương muối”, những người lính cầm chắc tay súng với tư thế chủ động, hiên ngang, vầng trăng như hạ thấp treo trên đầu mũi súng. Nếu như “súng” là biểu tượng cho sự tàn khốc của chiến tranh thì “trăng” là hình ảnh tượng trưng của hòa bình và chất lãng mạn. Bởi vậy, “đầu súng trăng treo” đã tạo nên những cảm nhận độc đáo về chiến tranh và hòa bình, chất hiện thực quyện hòa chất lãng mạn, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp thi sĩ trong tâm hồn những người lính. Như vậy, qua bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu đã ngợi ca tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó thiêng liêng cao đẹp giữa những người lính cách mạng, tạo nên bức chân dung giản dị, chân thực về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.

Nếu “Đồng chí” được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời vào năm 1969- thời điểm công cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Trong tác phẩm, vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả Phạm Tiến Duật tái hiện thông qua sự song hành, sóng đôi giữa hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Bằng giọng điệu tự nhiên, tinh nghịch và ngôn ngữ đậm chất đời thường, nhà thơ đã đưa vào diễn đàn văn học Việt Nam hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo:

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Qua việc sử dụng điệp từ “không” và lối nói khẩu ngữ, tác giả đã tái hiện một cách chân thực hình ảnh những chiếc xe không kính - biểu tượng cho sự tàn phá khốc liệt của bom đạn kẻ thù, đồng thời gợi nên sự gian truân, hiểm nguy trên đường ra mặt trận. Trong bối cảnh đó, hình ảnh người lính xuất hiện với tư thế hiên ngang:

“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Tác giả đã vận dụng biện pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” lên đầu câu thơ để nhấn mạnh phong thái điềm tĩnh trước những lửa đạn bom rơi. Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần gợi lên âm điệu ngân vang, diễn tả cái nhìn đầy khoáng đạt trước thiên nhiên, đất trời bao la của người lính lái xe. Qua khung cửa xe, họ ung dung đối diện với sự khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc chiến:“gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim” đột ngột như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Họ chấp nhận những gian khổ bằng tinh thần coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy:

“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”

Điệp cấu trúc câu “Không có… ừ thì” kết hợp với việc sử dụng kết cấu phủ định “Chưa có” đã làm nổi bật tinh thần lạc quan, sự ngang tàn, dũng cảm của người lính trước mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới - Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Hình ảnh chân thực đã gợi ra sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc giữa những người lính. Tình cảm gắn bó giữa họ được tạo nên bởi điểm chung về lí tưởng, mục đích chiến đấu:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Cách nói hình ảnh “vì miền Nam phía trước” đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của người lính về sự chiến thắng của nhân dân ta trong công cuộc giải phóng  miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đã làm nổi bật “trái tim cầm lái” luôn rực cháy ngọn lửa yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của người lính.

Như vậy, qua hai tác phẩm, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp chung của những người lính về lí tưởng chiến đấu, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc cùng tinh thần dũng cảm, yêu nước mãnh liệt, đồng thời, họ đều sử dụng sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội để vượt qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.Tuy nhiên, trong mỗi một thi phẩm, vẻ đẹp người lính lại được khám phá ở một phương diện riêng. Ở bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu khắc họa vẻ đẹp của người nông dân mặc áo lính thông qua sự mộc mạc, chân chất và sự quyện hòa giữa chất hiện thực - lãng mạn; còn trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đem đến bức chân dung người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi, ngang tàn qua cái nhìn đậm chất hiện thực về cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định rằng “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đều khám phá, tái hiện và xây dựng thành công bức chân dung của những người lính với những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.