Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
Bài thơ có hai phần, cấu trúc giống nhau:
- Ban đầu là lời mời gọi, rủ rê
- Tiếp đến là sự từ chối và lý do từ chối
- Những trò chơi em bé tự sáng tạo ra
1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau
a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
2. Xác định vị trí của dòng thơ : “Con hỏi:…” ở mỗi phần
(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sông “trên mây” và những người sống “trong sóng”
3.Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra.Sự giống nhau va sự khác nhau của những cuộc chơi đó nói lên điều gì?
4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh: mây, trăng, sóng, bờ biển).
5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.
6*. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?
b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?
c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?
d)Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?
đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?
e)Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,...có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết
a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.
b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.
c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.
+ Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.
+ Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.
+ Ca dao cũng được coi là một văn bản.
d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc
e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.
Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài.Nhưng các bạn còn chưa rõ:
a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không?Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?
b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau.Vậy phải làm thế nào để có thể:
– Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ?
– Biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
Em sẽ trả lời như thế nào cho những thắc mắc trên đây?
Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn văn bản dưới dạng một dàn bài:
- Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết ý, không nhất thiết những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp luôn liên kết chặt chẽ với nhau
- Muốn phân biệt được các mục lớn nhỏ cần phải đánh dấu bằng kí hiệu như I, II, III… hoặc a, b, c… có thể sử dụng gạch đầu dòng ( -) và ( +)
→ Hệ thống các kí hiệu này giúp việc kiểm soát các mục đó đầy đủ, được sắp xếp mạch lạc, logic, hợp lý.
Đọc ba văn bản tr 45-46 SGK Ngữ văn 6 tập 2. Trả lời câu hỏi:
c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:
- Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
- Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa
- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.
a) Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ( ví dụ : muốn khuyên nhủ người khác một điều gì, có lòng yêu mến bạn, muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức, v.v...) mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào ?
b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào ?
c) Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi :
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Em hãy nhận xét : Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì ? Nó muốn nói lên vấn đề ( chủ đề ) gì ? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào ( về luật thơ và về ý ) ? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Theo em, câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa ?
d) Lời phát biểu của thầy ( cô ) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? Vì sao ?
đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không ?
e) Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích ( kể miệng hay được chép lại ), câu đối, thiếp mời dự đám cưới, có phải đều là văn bản không ? Hãy kể thêm nhưng văn bản mà em biết.
Em hãy đọc và quan sát hai khổ thơ trong Hình 43. Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần? Theo em, trong phần mềm soạn thảo văn bản, có cách nào để soạn thảo các phần văn bản giống nhau mà không cần phải gõ nhiều lần?
Tham khảo
Câu thơ Trăng ơi... từ đâu đến? được lặp lại nhiều lần. Để soạn thảo các phần văn bản giống nhau, sao chép và di chuyển phần văn bản.
Mùa khia giảng năm nay , bầu trời xanh thiếu vắng sắc màu rực rỡ của những chiếc bóng bay chất chứa bao lời muốn nói ... vì " Thả bóng bay lên trời - Bay cao ước mơ của học sinh , giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển " ( Lời nói của một người ) .
Mùa khai giảng không có bóng bay liệu có còn là mùa vui trọn vẹn ? Mùa khai trường có bớt phần ý nghĩa khi những ước mơ đã không còn được chắp cánh bay xa ?
Hãy viết bài văn ngắn trả lời cho các câu hỏi trên .