Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp.
Anh (chị) cần tiếp tục luyện viết một số đoạn văn bình luận để:
a. Trình bày một luận điểm trong dàn ý mà anh (chị) vừa xây dựng trên lớp
b. Bàn về một hiện tượng (vấn đề) đang được xã hội quan tâm.
c. Bàn về một bấn đề văn học
Chọn bàn về các vấn đề thời sự:
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Bảo vệ môi trường
+ Phòng chống thiên tai
Chọn bàn về việc an toàn thực phẩm
MB: Giới thiệu và đặt vấn đề về vấn nạn thực phẩm bẩn
Ngày nay vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa nghiêm trọng tới đời sống con người.
TB:
Giải thích
- Con người tự tạo ra nguồn thức ăn thông qua việc lao động, sản xuất, canh tác, trồng trọt
- Nhưng ngày nay, một số bộ phận người đang tạo ra những nguồn thực phẩm có hại tới sức khỏe của cộng đồng
- Vấn đề thực phẩm bẩn trở thành hiện tượng phổ biến, tồn tại từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu...
- Nhu cầu về thực phẩm là thứ yếu, mỗi ngày của con người, thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng
* Hậu quả
- Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư...
- Tâm lí hoang mang cho xã hội
- Thực phẩm bẩn có giá rẻ hơn thực phẩm sạch, dễ dàng tạo ra thực phẩm bẩn hơn
Nguyên nhân
- Do những người sản xuất thực phẩm ích kỉ, chạy theo lợi nhuận, họ cũng là những người thiếu kiến thức
- Công nghiệp sản xuất hàng loạt, đưa hóa chất bảo quản, những chất cấm vào tạo ra thức ăn, đồ uống
- Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận khổng lồ
* Giải pháp
- Nâng cao ý thức của người dân, người sản xuất
- Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất không đảm bảo yêu cầu vệ sinh
- Người mua hàng cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
KB: Thực phẩm bẩn trở thành nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng sức khỏe, hoang mang cho người dân
- Cần tạo ra mức giá ổn định, phù hợp cho người sản xuất
Sau tiết học, cần tiếp tục luyện tập để:
a) Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng trên lớp.
b) Theo quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận, nhằm thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh (chị) về một hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong xã hội.
c) Sưu tầm những đoạn (bài) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau.
Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường
MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học
TB:
* Khái niệm bạo lực học đường
- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn
- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục
* Biểu hiện
- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè
- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè
- Thầy cô xúc phạm tới học sinh
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm của gia đình
- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả
* Nguyên nhân
- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực
* Hậu quả
Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Khiến gia đình đau thương, bất ổn
Bới người gây ra bạo lực
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người xa lánh, chê trách
* Biện pháp
- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò
- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con
- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân
Kết bài
Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học
Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây lấy chị. Người nông dân khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng ứa nước mắt […]. Cố nén xúc động, chị Dậu dang rộng đôi cánh tay như muốn ôm lấy mọi người, rồi nghẹn ngào nói :
a. Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị) , đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà bạn học sinh định viết.
b. Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào còn phân vân để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó để cùng bạn hoàn thành đoạn văn định viết.
a, Đoạn văn thuộc phần thân bài (phần diễn biến) kể lại một sự việc quan trọng “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”
+ Sự việc ấy phù hợp với chủ đề, cốt truyện của bạn hs đưa ra.
+ Đây được coi là một đoạn trong văn bản tự sự
b, Có thể nói, đoạn văn trên thành công khi kể lại câu chuyện. Nhược điểm, sự sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng chưa thuần thục, vẫn còn sự lúng túng
- Sửa: “… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn người…”
Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy, vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh (chị)vềmột hành động đẹp mà anh (chị) biết trong mùa dịch covid 19 vừa qua
" khác vơi sthuys vân, thúy kiều mang 1 vẻ đẹp sắc sảo mặn mà về cả tài lẫn sắc". viết tiếp câu văn trên khoảng 8-10 câu chủ đề hoàn chỉnh đoạn văn theo mô hình TPH vơi sđề tài em vừa xác định. TRong đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập
Tham khảo:
Khác với Thúy Vân ,Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả tài lẫn sắc. Nếu như Thúy Vân được miêu tả với 4 câu thơ thì Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả tới 12 câu thơ. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn”, hoa, liễu để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn “nét xuân sơn” có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
Câu ghép: Nếu như Thúy Vân được miêu tả với 4 câu thơ thì Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả tới 12 câu thơ.
Từ câu chủ đề sau “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc.” Hãy viết nối tiếp 12 câu để hoàn thành đoạn văn theo cách diễn dịch, trong đoạn có sử dụng hợp lí một câu cảm thán và một trợ từ (gạch chân dưới câu cảm thán và trợ từ, chú thích rõ)
c.. Cho câu mở đoạn:Trong đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích”,Kiều hiện lên là người con gái hiếu thảo,vị tha.
Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn nối tiếp câu mở đoạn trên để hoàn thành đoạn văn Tổng - Phân - Hợp, trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép đẳng lập, một trợ từ. Gạch chân, chỉ rõ?
"Em quên sao được kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp 1"
a)Viết tiếp câu chủ đề trên để có 1 đoạn văn diễn dịch 10-12 câu
b)Chuyển đổi đoạn văn diễn dịch vừa viết thành đoạn văn quy nạp. Nêu cách chuyển đổi
Viết một đoạn văn nói về thành phố mình vừa đến ( khoảng 5-10 dòng) bằng tiếng anh. Sử dụng thì hiện tại hoàn thành, htai tiếp diễn, quá khứ đơn, so sánh nhất trong đoạn văn.
Các bạn giúp mình, mình cần gấp.