Những câu hỏi liên quan
đừng khóc nữa
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Phúc Đức
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
30 tháng 8 2021 lúc 21:33

- Thể thơ: Lục bát

- Mô típ: Thân em,...

- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, Hoán dụ, nhân hóa

- Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng sâu lắng, thấm đẫm, hiện thực.

3. Ba bài ca dao :

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu.

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
๖ۣۜ miuღkarry๖ۣۜ
28 tháng 8 2016 lúc 18:03

Bài 1 : 

a)

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng  nam khinh  nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

phan tich than em nhu trai ban troi

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số  phận?

  Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ. Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa 
Bình luận (1)
Nguyễn Bá Mạnh Hiếu
Xem chi tiết

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bá Mạnh Hiếu
20 tháng 9 2021 lúc 21:06

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Green sea lit named Wang...
20 tháng 9 2021 lúc 22:23

vì câu trả lời đang đợi được duyệt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dora Doraemon
Xem chi tiết
nguyễn quốc khánh
18 tháng 9 2016 lúc 7:38

-  dựa vào nội dung ta có thể thấy đây là lời người lao động, thương cho thân phận của mình,trong xã hội cũ

- biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của những tầng lớp trong xã hội thân phận lênh đênh chìm nổi,...

 - sử dụng biện pháp điệp từ ,so sánh,..làm cho văn bản thêm sự gợi hình gợi cảm

-KL: trong xh những tầng lớp như nông dân ,phụ nữ, nô lệ luôn phải chịu những nỗi khổ nhiều bề như bị vùi dập ,bóc lột,..

                chúc bạn học tốt 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 3 2018 lúc 2:48

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:

   + Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, nói quá

- Đặc điểm khác biệt: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với người lao động để gọi tên, trò chuyện, so sánh: khăn, con sông, chiếc cầu, vườn hồng…

- Trong khi đó thơ bác học trong văn học sử dụng trang trọng hơn, có nhiều nét phức tạp hơn

Bình luận (0)
tạ xuân phương
Xem chi tiết
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:22

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

Bình luận (0)
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:36

huhu làm đfi mà

Bình luận (0)
tạ xuân phương
5 tháng 10 2018 lúc 12:53

tui sắp thi rùi :( huuhuhuhuh pls :(

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 10 2018 lúc 4:48

Các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng giúp cho người đọc như đang đứng trước một cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp và đầy sức sống. Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.

Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng ⇒ Điệp từ và đối

Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông ⇒ Đảo ngữ

Bình luận (0)
buồn
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
29 tháng 3 2019 lúc 10:13

Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.

b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.

Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:

- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)

- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.

=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.

b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.

Câu 3.

a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)

b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.

c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.

Câu 4. 

a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

b. So sánh:

- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.

- Khác: 

+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.

+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.

=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bình luận (0)