c. Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào?
Cho đoạn thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Câu 1. Nêu nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 2. Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng được dùng với ý nghĩa như thế nào .
Câu 3. “Không có kính ... thùng xe có xước” xác định BPNT và phân tích hiệu quả nghệ thuật của BPNT đó trong hai câu thơ trên?
Câu 4. Nêu tác dụng của thủ pháp đối lập được sử dụng trong khổ thơ.
Câu 1: Mục tiêu chiến đấu của các anh chiến sĩ: vì miền Nam thân yêu, vì ngày giải phóng dân tộc.
Câu 2: Nghĩa gốc.
Câu 3: BPNT: Điệp từ (không có). Cho thấy những gian khổ, khó khăn mà người lính phải trải qua.
Câu 4: Thủ pháp đối lập KHÔNG CÓ # CÓ. Cho thấy dù có nhiều cái không có, nhưng chỉ cần một cái CÓ - TRÁI TIM đã đánh bại được những thứ không có mà những anh bộ đội phải chịu đựng. Là niềm tin mãnh liệt cho các anh.
Câu 2. Cho câu thợ sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014, trl. 8) Câu thơ trên trích trong tác phẩm náo? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó.
b) Chép chính xác ? cậu thơ tiếp để hoản chính hai khổ thơ cuối bài. €) Hãy giải thích nghĩa của các từ “mã/” trong câu thơ trên, Từ “mãi” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển? đ) Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép. ngevend ỉ 12 câu theo phương thức Diễn địch trình bảy cám nhận của em .---thơ vừa chép. Đoạn văn sử dụng khói ngữ và cứu phủ định (gạch chân và chú thích).
c. Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép là kiểu điệp từ gì? Các từ “nhóm” trong đoạn thơ có ý nghĩa như thế nào?
Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
+ Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.
+ Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.
Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.
+ Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.
+ Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.
Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
+ Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.
+ Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.
Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.
+ Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.
+ Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.
Giúp mình với pls!
Chép thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài "Ánh trăng"
a) ai là tác giả?nêu hoàn cảnh sáng tác
b)từ "mặt" trong câu thơ "ngửa mặt lên nhìn mặt" được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?theo phương thức nào?
c)nêu nội dung của đoạn thơ
d)phát hiện và phân tích giá trị sử dụng của các phép tu từ có trong đoạn thơ
a)Tác giả:Nguyễn Duy
_Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ đc viết năm 1973 khi tác gải đang kháng chiến
b)Chữ mặt thứ nhất là nghĩa gốc sau là nghĩa chuyển
c)ND:Ánh trăng nghiêm khắc,nhắc nhở con người lối sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ
d)Các phép tu từ:So sánh-như,nhân hóa-ánh trăng im phăng phắc
Phần II. Tự luận
a) Nhớ và chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy. (0,5 điểm)
b) Xác định từ láy và biện pháp tu từ có trong khổ thơ vừa chép. (1,0 điểm)
c) Qua bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu) (1,5 điểm)
a, Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm)
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
b, Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.
Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.
Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.
→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.
Biện pháp tu từ được sử dụng:
Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.
c, Thái độ sống:
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống
- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.
Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, có những câu thơ nào dùng từ xuân? Theo em, từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “xuân” nào mang nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo cách nào? Nghĩa của mỗi từ “xuân” đó như thế nào?
Trong câu thơ:"Súng bên súng đầu sát bên đầu",việc dùng từ"bên"có ý nghĩa như thế nào?Chép một câu thơ khác trong bài thơ khác trong bài thơ cũng có từ"bên".
1. Một đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 – tập 1, có câu: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”.
a. Hãy chép lại 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
b. Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào, do ai sáng tác? Kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ.
2.
Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ.
1:
a. Chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đã cho đúng bản in trong sách Ngữ văn 9 – tập 1 (không tính dấu câu).
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"
b. Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, tên nhân vật trong đoạn thơ: Thuý Kiều.
2:
Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giận như từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câu thơ của Nguyễn Du.
1a.
Chép thuộc thơ
“ Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đỏi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
b.
Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.
2
Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.
Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui
Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị
Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió
a. Chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đã cho đúng bản in trong sách Ngữ văn 9 – tập 1 (không tính dấu câu).
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"
b. Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, tên nhân vật trong đoạn thơ: Thuý Kiều.
2:
Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giận như từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câu thơ của Nguyễn Du.
Cho câu thơ: " Quê hương anh nước mặn đồng chua"
a, Hãy chép tiếp sáu câu thơ tiếp theo
b, Đoạn thơ vừa chép thuộc tác phẩm nào? Của ai? Hoàn cảnh sáng tác?
c, Phân tích 1 biện pháp tu từ trong đoạn thơ vừa chép
d, Câu thơ thứ 7 có vai trò ý nghĩa gì đối với đoạn thơ và cả bài thơ
a) Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
b) Tác phẩm Đồng chí
Nhà Thơ Chính Hữu
d) "Đồng chí" là những người có chung mục đích, chung lý tưởng. Đồng chí đó là thứ tình cảm mới trong thời đại mới nảy nở giữa người lính thời đại HCM. Câu thơ có 1 hình thức hết sức đặc biệt: đó chính là nhan đề của bài thơ được điệp lại y nguyên tạo nên 1 điểm nhấn hết sức ấn tượng. Bằng dấu ! câu thơ gợi cho ta cảm giác nó như nhữngtiếng gọi bật ra từ sâu thảm trái tim của những người lính. Cùng tiếng gọi đồng chí ấm áp thâm tình thiêng liêng ấy là ánh mắt tao nhau là cái nắm tay siết chặt truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh. Câu thơ hệt như chiếc bản lề khép lại 6 câu thơ đầu, mở ra những câu thơ tiếp. Nếu nói bài thơ là 1 cô gái đồng quê xinh tươi, óng ả thì câu thơ thứ bảy chính là chiếc eo thon thắt lại đầy gợi cảm của cô gái. Câu thơ vừa giống như 1 đốm lửa bừng sáng giữa đêm đông lại vừa như 1 nốt nhạc trầm hùng vang lên trong bài ca " đồng chí". Nhờ sự đặc biệt ấy tình đông chí đông đọi giữa những người lính càng trở nên cảm động đẹp đẽ ấm áp hơn! Hai tiếng đồng chí như khép lại nội dung của phần 1 để mở ra những biển hiện và sức mạnh của tình đông chí ở phần sau.
tham khảo
Bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu - Trần Đình Đắc)
vào thống kê
hc tốt