Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 4 2018 lúc 18:12

1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 -c

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 8 2017 lúc 15:30

a) Một người chính trực phần kết bài là:

"- Nếu Thái hậu hỏi Người hầu hạ giỏi thì tôi xin cử Vũ Tán Đường còn hỏi người tài ba giúp nước, tôi xin cử Trần Trung Tá". Đây là kiểu kết bài không mở rộng.

b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca phần kết bài là :"Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vật...Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa". Đây là kiểu kết bài không mở rộng.

Khánh Nguyễn Nam
4 tháng 11 2021 lúc 14:57

a) Một người chính trực phần kết bài là:

"- Nếu Thái hậu hỏi Người hầu hạ giỏi thì tôi xin cử Vũ Tán Đường còn hỏi người tài ba giúp nước, tôi xin cử Trần Trung Tá". Đây là kiểu kết bài không mở rộng.

b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca phần kết bài là :"Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vật...Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa". Đây là kiểu kết bài không mở rộng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 12 2019 lúc 7:58
Tên truyện Đoạn kết bài Kiểu kết bài
Một người chính trực Tô Hiến Thành tâu : "Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá." Kết bài không mở rộng.
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt, "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít nàm nữa". Kết bài không mở rộng.
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 6 2018 lúc 16:11

a) Câu chuyện có những nhân vật nào ?

Là cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội.

b) Nêu các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

M : - Bà cụ đến lễ hội xin ăn nhưng chẳng ai cho.

- Hai mẹ con nông dân cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà.

- Đêm khuya, bà cụ hiện hình là một con giao long lớn.

- Sáng sớm, trước lúc đi, bà cụ cho hai mẹ con một gói tro và hai mảnh trấu.

- Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân lấy mảnh trấu ra lập tức vỏ trấu hóa thành thuyền. Họ chèo thuyền để cứu người.

c) Nêu ý nghĩa của câu chuyện

- Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ đồng loại: khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể.

Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
1 tháng 11 2018 lúc 20:39

Qua câu chuyện ếch ngồi đáy giếng, em rút ra dc bài học là phải luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình, không nên kiêu ngạo.

Qua câu chuyện thầy bói xem voi, em rút ra dc bài học là phải nhìn mọi chuyện một cách toàn diện, không nên chưa hiểu chuyện mà đã nói linh tinh.

VD: mình ko biết

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 7:22

a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

   + Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

   + Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

   + Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

   + Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

   + Trang quý và lo lắng cho bạn

   + Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

   + Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

   + Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

   + Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

   + Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

   + Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

   + Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

   + Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.

Trương Phương Mai
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
8 tháng 3 2018 lúc 13:41

1,Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôm mặt của Kiều Phương luôn lem nhem. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc xinh xinh luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ được chú Tiến Lê - bạn của bố Mèo thẩm định. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quý anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động. Kiều Phương là một cô bé hiền hậu, khéo tay. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.

2,Truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. 

hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ 
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. 
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

3,

Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!!!

Nguyễn Quang Hùng
8 tháng 3 2018 lúc 13:39

Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.

Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.

Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:

Này, em không để chúng nó yên được à?.

Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.

Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.

Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.

Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.

Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.

Vân Nguyễn
8 tháng 3 2018 lúc 13:43

bài 2:

 Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.

Bài 3

Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ

Nguyễn Huy Lân
Xem chi tiết
Vũ Tuấn Minh
26 tháng 11 2021 lúc 8:19

1. 

Bài làm

Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.

May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất. 
 

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.

Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
2. 

ó những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm:

Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm.

Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:

- Bố khó thở quá!

Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:

- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé!

Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi:

- An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi!

Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:
 

- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất.

Nhưng mẹ lại an ủi tôi:

- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà.

Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc.

Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:

- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa.

Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.
3.

Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Tuấn Minh
26 tháng 11 2021 lúc 8:20

k hộ nha : >

Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Lê Minh
8 tháng 12 2021 lúc 22:30

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.

Khách vãng lai đã xóa
Đay Vi
Xem chi tiết
Đặng Phương Linh
26 tháng 11 2021 lúc 17:44

G

Đại Tiểu Thư
26 tháng 11 2021 lúc 17:57

Sống khoan dung sẽ mang lại những điều tốt đẹp nào sau đây ?

A Nâng cao vai trò và uy tín của cá nhân trong xã hội .

B. Góp phần làm người lầm lỡ có cơ hội tái phạm sai lầm . góp phần hạn chế những xung đột , bất đồng gây căng thẳng có hại cho xã hội .

C . Làm gia tang các hành vi bạo lực

D. Giúp con người thêm thanh thản , yêu thương , cảm thông và tin tưởng lẫn nhau

E . Góp phần làm người lầm lỡ có cơ hội tái phạm sai lầm .

F. Sẽ không có ai bị xử phạt vì bất cứ lỗi lầm nào .

G. giúp con người dễ hòa nhập trong đời sống của cộng đồng .

⇔ Chọn D