“Trường thơ loạn: kinh dị, thần bí, bế tắc của thời” thuộc phong cách nghệ thuật giai đoạn nào của tác giả Chế Lan Viên?
A. Trước Cách mạng tháng Tám
B. Sau Cách mạng tháng Tám
C. Thời kì 1960 – 1975
D. Sau năm 1975
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên có đặc điểm gì?
A. Thường phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến.
B. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi
C. Thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.
D. Thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn" & "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời.”
Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn "& "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời.”
Đáp án cần chọn là: D
“Thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự” là phong cách nghệ thuật ở giai đoạn sáng tác nào của Chế Lan Viên?
A. Trước Cách mạng tháng Tám
B. Sau Cách mạng tháng Tám
C. Trong thời kì 1960 – 1975
D. Sau năm 1975
Trong thời kì 1960 – 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 1: Đáp án nào không nằm trong các thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam?
A. Từ trước thế kỉ X.
B. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
C. Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
Câu 2: Dựa vào lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt thành mấy loại văn bản?
A. 5 loại
B. 6 loại
C. 7 loại
D. 8 loại
Câu 3: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” thuộc thể loại nào?
A. Sử thi
B. Truyện cổ tích
C. Thần thoại
D. Truyền thuyết
Câu 4: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” thể hiện ý nghĩa về:
A. Tình cảm cha con
B. Tình nghĩa vợ chồng
C. Bài học giữ nước
D. Bài học dựng nước
Câu 5: Nhân vật chính trong tác phẩm văn học là:
A. Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm.
B. Nhân vật mà nhà văn yêu mến.
C. Nhân vật giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
D. Nhân vật có uy tín, vị trí và ảnh hưởng đến tất cả các nhân vật khác trong câu chuyện.
Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về văn học viết của nước ta?
A. Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
B. Có tính tập thể và được lưu truyền với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
C. Hệ thống chữ viết phong phú, gồm cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
D. Thể loại đa dạng như truyện kí, tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, kịch nói, kịch thơ…
Câu 7: Đăm Săn chiến đấu với Mtao -Mxây vì:
A. Không muốn mất vợ.
B. Muốn trả thù.
C. Muốn giữ hạnh phúc gia đình.
D. Vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng.
Câu 8: Nhân vật Đăm Săn được miêu tả chủ yếu bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh, phóng đại.
B. So sánh, nhân hoá.
C. Ẩn dụ, so sánh.
D. Ẩn dụ, phóng đại.
Câu 9: Điền vào chố trống: “Văn học Việt Nam có một…….”.
A. Sức sống dẻo dai, mãnh liệt.
B. Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.
C. Sức sống dẻo dai, bền bỉ.
D. Sức sống dai dẳng, bền bỉ.
Câu 10: Đáp án nào không có yếu tố kì ảo trong truyện Tấm Cám?
A. Chim vàng Anh
B. Cây Cau
C. Khung cửi
D. Quả thị
Câu 11: Sử thi Ô-đi-xê là tác phẩm nổi tiếng của nước nào?
A. Hy Lạp.
B. Ấn Độ.
C. Ai Cập.
D. Italia.
Câu 12: Đáp án nào đúng với ý nghĩa nội dung đoạn trích U-lit-xơ trở về?
A. Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của Pê-nê-lốp.
B. Kể về cuộc hành trình của Uy-lit-xơ.
C. Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp.
D. Khắc họa tài trí thông minh của Uy-lít -xơ.
Câu 13: Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích gì?
A. Truyện cổ tích về các loài vật
B. Truyện cổ tích sinh hoạt
C. Truyện cổ tích Việt Nam.
D. Truyện cổ tích thần kì
Câu 14: Tiếng khóc của Tấm ở phần đầu truyện nói lên điều gì về ý thức phản kháng của nhân vật?
A. Yếu ớt, kém cỏi.
B. Yếu đuối, thụ động.
C. Âm thầm, bền bỉ.
D. Mạnh mẽ, quyết liệt
Câu 15: Qua những lần hóa thân của Tấm, nhân dân muốn nói điều gì?
A. Tấm là người lương thiện và được thần giúp đỡ nên không thể chết.
B. Tấm không thể rời xa nhà vua nên đã hiển linh để báo cho nhà vua biết sự có mặt của mình.
C. Cái thiện luôn tìm mọi cách để chiến đấu và diệt trừ cái ác.
D. Sự tích cực và chủ động của Tấm trong cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của mình.
Câu 16: Đáp án nào nêu đúng khái niệm “Tự sự”?
A. Là kể chuyện- phương thức dùng ngôn ngữ kể chuyện trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này tới sự việc kia, cuối cùng dẫn tới một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
B. Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Câu 17: Sự việc tiêu biểu là:
A. Cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.
B. Sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.
C. Sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
Câu 18: Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”; trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” có ý nghĩa gì ?
A. Ngợi ca tình yêu chung thủy, son sắt của Mị Châu và Trọng Thủy.
B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.
C. Minh oan cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu, hóa giải tội lỗi cho Trọng Thủy.
Câu 19: Một trong những sai lầm của An Dương Vương dẫn đến việc mất nước là?
A. Thương con
B. Chủ quan
C. Thiếu binh lính
D. Dùng sai người
Câu 20: Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian:
1. Triệu Đà tấn công, An Dương Vương bỏ chạy, chém chết Mị Châu rồi theo rùa vàng xuống biển.
2. An Dương Vương xây thành Cổ Loa, cứ đắp đến đâu lại lở đến đấy.
3. Rùa vàng xuất hiện giúp vua xây thành, chế tạo nỏ thần.
4. An Dương Vương nhận lời cầu hòa của Triệu Đà, cho Trọng Thủy lấy Mị Châu.
A. (2-3-4-1)
B. (2-4-1-3)
C. (2-3-1-4)
D. (2-1-4-3
Câu nào khái quát được vai trò của tiếng Việt thời kì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay?
A. Trong thời kì này, tiếng Việt thay thế hoàn toàn tiếng Pháp.
B. Tiếng Việt được dạy trong nhà trường tất cả các cấp.
C. Tiếng Việt được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.
D. Tiếng Việt được dùng trong tất cả các văn bản hành chính, ngoại giao.
Câu 1: Sự kiện tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử 1858-1945 là.
A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
B. Phong trào Đông Du
C. Xô Viết - Nghệ Tĩnh
D. Cách mạng tháng Tám thành công
Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng trong thời kì sau cách mạng tháng Tám
haizz ko tìm đc bài nào ngắn nên cố chép nha ;-;
1.Tầm vóc lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là một trong những cuộc cách mạng điển hình nhất trong lịch sử thế giới hiện đại ở thế kỷ XX, chỉ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, năm 1917. Thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Và minh chứng: chủ nghĩa xã hội từ một học thuyết lý luận khoa học, từ lý tưởng và mục tiêu cách mạng đã trở thành một chế độ xã hội kiểu mới.
Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam được dẫn dắt bởi thiên tài tư tưởng và tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng cách mạng chân chính do Người sáng lập và rèn luyện đã đưa dân tộc Việt Nam tới kỷ nguyên độc lập, tự do, mở ra thời đại mới cho sự phát triển của dân tộc ta. Đó là Thời đại Hồ Chí Minh - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành quy luật phát triển của Việt Nam, quy luật gắn liền giải phóng dân tộc với phát triển dân tộc, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để từng bước quá độ tới chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Tám là minh chứng sinh động cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng và phát triển sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, cổ vũ to lớn đối với các dân tộc bị áp bức, thúc đẩy phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước phụ thuộc và thuộc địa, mở ra bước ngoặt lịch sử đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, thực hiện quyền tự quyết dân tộc trên con đường phát triển của mình.
Tầm vóc lịch sử của Cách mạng Tháng Tám, không chỉ làm thay đổi cuộc sống, số phận của nhân dân ta, xóa bỏ ách thống trị trong 80 năm của đế quốc thực dân và chế độ phong kiến, đưa nhân dân ta ra khỏi cảnh lầm than nô lệ, tiến tới tự do và làm chủ mà còn mở ra triển vọng tốt đẹp nhất trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam thời hiện đại. Đây là cuộc hồi sinh vĩ đại của 20 triệu dân ta, xác nhận tính chính xác đến kỳ diệu dự báo thiên tài của Hồ Chí Minh1 và từ đó đến nay - 75 năm qua, dân tộc Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hiểm nguy, lần lượt đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, kiên trì đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để tạo nên Thế và Lực của cách mạng Việt Nam ngày nay. Cơ đồ và sự nghiệp của Việt Nam qua ba phần tư thế kỷ nay, cũng là 75 năm liên tục Đảng cầm quyền, với gần năm triệu đảng viên trong gần 100 triệu dân đang vững bước trên con đường lớn của lịch sử vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tinh thần và sức sống của Cách mạng Tháng Tám như ngọn lửa bất diệt soi sáng hành trình lịch sử của dân tộc ta đi tới tương lai với định hướng giá trị lớn nhất “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, khát vọng và mục tiêu cao cả nhất “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” của sự phát triển Việt Nam, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
2. Sự lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám - Tầm nhìn - quyết sách và hành động
Đánh giá đúng sự lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cần nhìn nhận sự vận động đó trong cả một quá trình. Cách mạng nổ ra và giành thắng lợi trên toàn quốc trong vòng hai tuần, nhưng trên thực tế, Đảng đã trải qua một quá trình chuẩn bị trong 15 năm, từ khi Đảng ra đời. Chính cương, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 03/02/1930 (Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam), nêu rõ: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Về phương diện chính trị, xác định: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ Công Nông Binh. Tổ chức ra quân đội công nông”2. Đồng thời, xác định: đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, làm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản, làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội, giải phóng con người. Như vậy, ngay từ đầu Đảng ta đã nhìn thấu suốt mục tiêu, triển vọng lâu dài của cách mạng Việt Nam là đi tới xã hội cộng sản, từ đó xác định đúng nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, chủ yếu, trước mắt của cách mạng là “đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”.
Chính cương, sách lược vắn tắt, xác định rõ: lực lượng cách mạng phải đoàn kết công nhân, nông dân; trong đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc: khẳng định con đường bạo lực cách mạng “không khi nào nhân nhượng một chút lợi ích gì của Công Nông mà đi vào đường thỏa hiệp”3; phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”4.
Từ khi Đảng ra đời đến khi xuất hiện cao trào Tổng khởi nghĩa toàn quốc, giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, Đảng đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân ta qua các phong trào và cao trào cách mạng sôi nổi, rộng khắp, vượt qua những cuộc khủng bố, đàn áp của đế quốc, thực dân để phát triển lực lượng cách mạng trong quần chúng, không ngừng củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng; căn cứ vào tình hình biến đổi của thực tiễn, kịp thời điều chỉnh chủ trương, đường lối và nhiệm vụ cách mạng, nhưng luôn nhất quán về mục tiêu và phương pháp cách mạng, về chiến lược đại đoàn kết. Nó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt mà Chính cương, sách lược do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã nêu ra và cũng được thể hiện trong “Luận cương chính trị” của Đảng (tháng 10/1930). Nổi bật là: phát động và lãnh đạo cao trào 1936 - 1939, đây là một cuộc tổng diễn tập cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từ tiền đề và điều kiện ấy, phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo và đi tới cao trào 1939 - 1945 như một bước ngoặt lớn, hệ trọng và quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 12/3/1945 “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” |
Từ năm 1940 - 1945, tình hình quốc tế và trong nước biến chuyển sôi động, nhanh chóng, xuất hiện không chỉ thời cơ thuận lợi mà cả những thách thức, nguy cơ đối với cách mạng nước ta. Trong bối cảnh ấy, Nguyễn Ái Quốc với sự mẫn cảm đặc biệt trong phân tích, đánh giá tình hình, dự báo xu thế và triển vọng của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta đã mau chóng đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời. Đây là thời kỳ thể hiện nổi bật nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, sáng suốt của Đảng gắn liền mật thiết với tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ và mưu lược, sáng tạo và bản lĩnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - một thiên tài tư tưởng và tổ chức của Đảng, linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt là từ khi Người về nước sau cuộc hành trình lịch sử 30 năm tìm đường cứu nước, cứu dân5, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam cùng với Bộ Tham mưu chiến lược của Đảng. Nổi bật là: Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) ở Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì để hoàn chỉnh chủ trương mới của Đảng, kịp thời chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Hội nghị Trung ương 8 còn xác định vấn đề chính quyền mà tính chất của chính quyền là “toàn thể nhân dân liên hiệp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”, đồng thời tiến hành khởi nghĩa vũ trang, chú trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là vấn đề cán bộ. Hướng mọi hoạt động của Đảng vào khâu trung tâm Cứu quốc6. Sau Hội nghị này, hàng loạt chỉ thị và quyết sách của lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng với Trung ương đã hình thành và được thực hiện nhanh chóng tại căn cứ địa cách mạng. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân như là Cương lĩnh quân sự của Đảng “Chính trị trọng hơn quân sự, người trước súng sau. Có dân rồi sẽ có súng”. Quân đội cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ. Nhân dân là nền tảng của Quân đội. Người cùng Trung ương quyết định kịp thời hoãn lại chủ trương phát động chiến tranh du kích của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng vì tình hình chưa chín muồi. Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng ngay sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 09/3/1945 “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; ngày 15/3/1945 Tổng bộ Việt Minh phát Hịch kháng Nhật cứu nước. Hội nghị quân sự Bắc Kỳ từ ngày 15 - 20/4/1945, quyết định hợp nhất Cứu quốc quân với Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân và chỉ thị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng ở các địa phương. Đó là hình thức đầu tiên của chính phủ.
Điểm nút, đỉnh điểm của cao trào cách mạng 1939 - 1945 là sự kiện triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và triệu tập Quốc dân đại hội Tân Trào. Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 13, 14 và 15/8/1945) quyết định: phải kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa toàn quốc, phải giành chính quyền trước khi quân đồng minh kéo vào nước ta và thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách, ban bố Quân lệnh số 1 ra lệnh khởi nghĩa. Khi được tin Nhật đầu hàng đồng minh, Hồ Chí Minh đã rút ngắn Hội nghị Đảng và triệu tập ngay Quốc dân đại hội (ngày 16 và 17/8/1945), thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam như một Chính phủ lâm thời, làm lễ tuyên thệ, thông qua Quốc kỳ, Quốc ca. Quốc dân đại hội đã hoàn thành nhiệm vụ như một Quốc hội dân cử. Ngay sau Đại hội, Người có thư kêu gọi toàn quốc đồng bào làm tổng khởi nghĩa “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy. Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”7. Với những quyết định lịch sử đó, toàn quốc đã nhất tề hành động: ngày 19/8, Hà Nội khởi nghĩa, ngày 23/8 ở Huế, ngày 25/8 ở Sài Gòn. Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Ngày 02/9/1945, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, Việt Nam tuyên bố độc lập; chế độ thực dân hơn 80 năm, chế độ phong kiến hàng nghìn năm đã bị lật nhào, chính quyền cách mạng thuộc về nhân dân.
Những nghị quyết, chỉ thị quan trọng của Đảng và những quyết sách sáng suốt, mau lẹ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở những thời điểm bước ngoặt cho thấy sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tiến trình lịch sử dẫn đến Cách mạng Tháng Tám cũng như trong giờ phút quyết định lãnh đạo, chỉ đạo thành công Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng gắn liền với thiên tài tư tưởng và tổ chức của Hồ Chí Minh trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám để lại những bài học kinh nghiệm quý cho cách mạng Việt Nam, cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển dân tộc, minh chứng cho giá trị bền vững của tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh và Đảng ta.
3. Mấy khái quát lý luận từ thực tiễn Cách mạng Tháng Tám
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; có đường lối đúng, có phương pháp cách mạng khoa học, có sách lược và biện pháp linh hoạt. Giữ vững phương hướng chính trị của Đảng, chuyển hướng kịp thời phù hợp với hoàn cảnh, nhất là trước những bước ngoặt lớn, đón kịp tình thế và thời cơ cách mạng. Giải quyết thành công mối quan hệ dân tộc và giai cấp trên lập trường giai cấp công nhân, giữa thời - thế và lực, giữa thiên thời - địa lợi và nhân hòa, lấy nhân hòa làm gốc. Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thực hành xuất sắc những tư tưởng kinh điển Mác xít về khoa học và nghệ thuật cách mạng, trong khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, nhất là chỉ dẫn của V.I. Lênin: “Phân tích cụ thể một tình hình cụ thể - đó là bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác”; “Chân lý là cụ thể nên cách mạng phải sáng tạo”, phải “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đó là bài học lớn của cách mạng Việt Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết thành lý luận.
Đảng ta và Bác Hồ đã nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo nghệ thuật thắng từng bước, chuẩn bị lực lượng, gây dựng phong trào, thúc đẩy tới cao trào cách mạng: 1930 - 1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945, tận dụng, đón kịp thời cơ, vượt qua thách thức để giành thắng lợi quyết định và hoàn toàn. Nhìn thấu suốt mục tiêu và con đường, biết điều chỉnh chính xác nhiệm vụ ở mỗi thời kỳ, thay đổi khẩu hiệu và sách lược tranh đấu, tranh thủ tối đa các lực lượng cách mạng trong nước và quốc tế bằng phương pháp, biện pháp thích hợp. Thời điểm bùng nổ và chín muồi cho những khởi sự lịch sử vì vận mệnh của dân tộc, cách mạng diễn ra với gia tốc cực lớn “một ngày bằng 20 năm” nên phải chớp lấy thời cơ. Chậm trễ hoặc bỏ lỡ là có tội với lịch sử, với dân tộc.
Kết hợp chính trị với quân sự, vận dụng tư tưởng bạo lực cách mạng hết sức sáng tạo, bằng sức mạnh tổng hợp, phát huy cao độ ý thức và tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, tự do của nhân dân. Chiến lược đoàn kết và đại đoàn kết toàn dân tộc và tổ chức Mặt trận trong các cao trào cách mạng, nhất là mốc lịch sử 1941 - 1945 đã tạo nên động lực to lớn cho cách mạng thắng lợi. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi nhờ có lòng dũng cảm, hy sinh, lòng trung thành của đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và của toàn dân.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Mặt trận, xây dựng lực lượng vũ trang và giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân là những nhiệm vụ trọng yếu được Đảng ta và Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, gây dựng, phát triển, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của tình hình cách mạng đặt ra. Đó là bài học lớn của Đảng, của cách mạng Việt Nam.
Những quyết định lịch sử tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, của Quốc dân đại hội Tân Trào, việc thành lập chính phủ lâm thời trước khi tuyên bố độc lập là hình thái sáng tạo độc đáo của Cách mạng Tháng Tám, làm phong phú lý luận và thực tiễn cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đặc biệt là, quyết tâm giành cho được độc lập, thành lập được chính phủ trước khi quân đồng minh kéo vào Việt Nam cũng như sau thắng lợi của cách mạng, Đảng mới cầm quyền được hai tháng đã kịp thời rút vào bí mật (11/1945) với sách lược táo bạo “Tuyên bố giải tán Đảng” để đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, trước hết,… là thực tiễn chính trị cho thấy không chỉ năng lực mà còn là bản lĩnh của Đảng ta, của Hồ Chí Minh.
Những bài học kinh nghiệm có tầm tư tưởng lý luận đó được rút ra từ thực tiễn Cách mạng Tháng Tám mãi còn giá trị và ý nghĩa sâu sắc về giành và giữ chính quyền, về giải phóng để phát triển dân tộc, để độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đối với tiến trình phát triển của dân tộc ta. Những bài học đó vẫn còn tỏa sáng trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập của Việt Nam hiện nay.
So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11) với Người lái đò sông Đà (Ngữ văn 12). Nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
- Điểm thống nhất: khám phá, phát hiện vẻ đẹp ở sự độc đáo và tài hoa
+ Chữ người tử tù nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
+ Người lái đò sông Đà được nhìn trên phương diện chiến sĩ trên mặt trận sông Đà
Nét riêng:
- Trước cách mạng
+ Đề tài: mang tâm sự người đi tìm vẻ đẹp xưa cũ chỉ còn vang bóng
+ Nhân vật: thường là các tài tử, nhà nho, người có khí phách
+ Giọng điệu: bất bình trước xã hội mục ruỗng
- Sau cách mạng:
+ Đề tài: cuộc sống, chiến đấu của nhân dân, hiện thực của đất nước
+ Nhân vật là những con người đời thường, người lao động
+ giọng điệu: thủ thỉ, tâm tình
Câu 1: Sự kiện tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử 1858-1945 là.
A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
B. Phong trào Đông Du
C. Xô Viết - Nghệ Tĩnh
D. Cách mạng tháng Tám thành công
Câu 2: Thành phố nào nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”?
A. Thành phố Hà Nội.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Hải Phòng.
D. Thành phố Huế.
Câu 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày, tháng, năm nào?
A. 9 – 2 – 1945
B. 2 – 9 – 1945
C. 9 – 2 – 1946
D. 2 – 9 – 1946
Câu 4: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?
A. 3 - 2 - 1929.
B. 3 - 2 - 1930.
C. 3 - 2 - 1935.
D. 3 - 2 - 1940.
Câu 5: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
A. Chúng muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Chúng muốn tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Chúng muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Chúng muốn tiêu diệt toàn bộ dân ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 6: Quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950 nhằm mục đích gì?
A. Giải phóng một phần biên giới Việt- Trung.
B. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
C. Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt- Trung của địch, khai thông đường liên lạc quốc tế.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 7: Lý do phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản là:
A. Để tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam.
B. Đoàn kết toàn dân chống kẻ thù chung, giải phóng dân tộc.
C. Có một đảng Cộng sản duy nhất, đủ uy tín để liên lạc với cách mạng thế giới.
D. Tất cả các ý trên đúng.
Câu 1: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
A. Đập tan âm mưu đen tối của địch, bảo vệ được cơ quan đầu não.
B. Ta giành được thế chủ động và đẩy địch vào thế bị động.
C. Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững và mở rộng.
D. Cả 3 ý trên đúng
Câu 2: Ai là người đã nhờ đồng đội chặt cánh tay phải, khi bị thương để làm nhiệm vụ trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
A. Phan Đình Giót;
B. La Văn Cầu
C. Tô Vĩnh Diện;
D. Bế Văn Đàn.
Câu 1: Sự kiện tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử 1858-1945 là.
A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
B. Phong trào Đông Du
C. Xô Viết - Nghệ Tĩnh
D. Cách mạng tháng Tám thành công
Câu 2: Thành phố nào nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”?
A. Thành phố Hà Nội.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Hải Phòng.
D. Thành phố Huế.
Câu 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày, tháng, năm nào?
A. 9 – 2 – 1945
B. 2 – 9 – 1945
C. 9 – 2 – 1946
D. 2 – 9 – 1946
Câu 4: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?
A. 3 - 2 - 1929.
B. 3 - 2 - 1930.
C. 3 - 2 - 1935.
D. 3 - 2 - 1940.
Câu 5: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
A. Chúng muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B. Chúng muốn tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Chúng muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Chúng muốn tiêu diệt toàn bộ dân ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 6: Quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950 nhằm mục đích gì?
A. Giải phóng một phần biên giới Việt- Trung.
B. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
C. Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới Việt- Trung của địch, khai thông đường liên lạc quốc tế.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 7: Lý do phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản là:
A. Để tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam.
B. Đoàn kết toàn dân chống kẻ thù chung, giải phóng dân tộc.
C. Có một đảng Cộng sản duy nhất, đủ uy tín để liên lạc với cách mạng thế giới.
D. Tất cả các ý trên đúng.
Câu 1: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
A. Đập tan âm mưu đen tối của địch, bảo vệ được cơ quan đầu não.
B. Ta giành được thế chủ động và đẩy địch vào thế bị động.
C. Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững và mở rộng.
D. Cả 3 ý trên đúng
Câu 2: Ai là người đã nhờ đồng đội chặt cánh tay phải, khi bị thương để làm nhiệm vụ trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
A. Phan Đình Giót;
B. La Văn Cầu
C. Tô Vĩnh Diện;
D. Bế Văn Đàn.
Nêu thời cơ của cách mạng tháng Tám những bài học kinh nghiệm từ việc chớp thời cơ
Tham khảo
Để có thể tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cả một quãng thời gian dài vô cùng gian khó của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu như: Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn, v. v… cùng các lực lượng khác như: Công nhân, trí thức, tư sản yêu nước, nông dân, phụ lão, phụ nữ, thanh niên… hoạt động cách mạng trước đó gần hai chục năm, kể từ đầu năm 1925, khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện chính trị và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc)