Những câu hỏi liên quan
Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 9:30

- 1952 – 1960: phát triển nhanh.
- 1960 – 1970 phát triển thần kỳ :
+ Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960 – 1969 là 10,8%. Từ 1970-1973 có giảm đi nhưng vẫn đạt 7,8% cao hơn rất nhiều những nước TB khác.
+ 1968 Nhật vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ với GNP là 183 tỉ USD.
+ Đầu thập kỉ 70 Nhật trở thành một trong 3 trung tâm tài chính lớn của thế giới.

Vũ Nguyễn Gia Hiển
2 tháng 2 2016 lúc 9:44

1. Giai đoạn 1945-1952 :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy.

- Trong thời kì chiếm đóng ( 1945-1952), Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn :

     + Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các " Daibatxu" (Các tập đoàn, công ty độc quyền còn mang nhiều tính chất dòng tộc)

     + Cải cách ruộng đất quy địa chủ chỉ được thông qua không quá 3 ha ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

     + Dân chủ hóa lao động ( Thông qua và hực hiện các đạo luật về lao động)

- Dựa vào nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng những năm 1950-1951, Nhật Bản đã khôi phục được nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

2. Giai đoạn 1952-1973

- Sau khi nền kinh tế phục hồi đạt mức trước chiến tranh, từ năm 1952 đến năm 1960, Nhật Bản có bước phát triển nhanh. Từ năm 1960 đến năm 1963, kinh tế Nhật bước vài giai đoạn phát triển "Thần kì".

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%. Từ năm 1970-1973 tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7.8%, cao hơn các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ), với GNP là 183 tỉ ÚD.

- Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (Sau Mĩ và Tây Âu)

- Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng trên thế giới (như tivi, tủ lạnh, oto...) Nhật Bản còn có thể đóng được tầu trở dầu có trọng tải 1 triệu tấn, xây dựng các công trình to lớn như đường ngầm dưới biển dài 53.8kg nối 2 đảo Hônsu và Hốccaido, cầu đường bộ dài 9.4km nối hai đảo Hônsu và Sicocu..

 

Thi sen Bui
Xem chi tiết
Minh Nhân
27 tháng 12 2020 lúc 19:44

Nhật Bản

Là nước công nghiệp phát triển cao với các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như: chế tạo ô tô, tàu biển, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng.Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và có bán rộng rãi trên thế giới. Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… thu nhập của người Nhật Bản rất cao.Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33.400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
Quỳnh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 22:38

Tham khảo:
- Đặc điểm

+ Nền văn hóa đặc sắc, người dân có tính tập thể, tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi,…

+ Văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc như: trà đạo, su-shi, lễ hội, trang phục…

+ Rất chú trọng đầu tư cho giáo dục (tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt gần 100%).

+ Hệ thống y tế phát triển, bảo hiểm sức khỏe được áp dụng bắt buộc đối với mọi người dân.

+ HDI của Nhật Bản thuộc vào nhóm rất cao, năm 2020 là 0,923.

- Tác động

+ Các giá trị văn hóa góp phần tạo nên sự ổn định của xã hội và tạo sức hấp dẫn của Nhật Bản trong quá trình hội nhập toàn cầu.

+ Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa giúp cho nền kinh tế Nhật tăng trưởng, góp phần đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa.

+ Y tế phát triển góp phần làm cho tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao hàng đầu thế giới, độ tuổi lao động của dân số tăng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo 

+ Là nước đông dân, năm 2020 là 126,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12% dân số, số dân ở nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% dân số; tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 228 người/km2, phân bố dân cư không đều.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, nhiều đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị như Ô-xa-ca, Kô-bê, Tô-ky-ô,…

+ Có các dân tộc: Ya-ma-tô (98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật.
- Tác động

+ Cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu nguồn lao động cho các hoạt động kinh tế.

+ Các đạo giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đời sống hàng ngày của người dân.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 8 2019 lúc 12:57

* Tình hình: - Sau chiến tranh thế giới II, kinh tế suy sụp nghiêm trọng. (0,5 điểm) - 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh. (0,5 điểm) - 1955-1973: phát triển tốc độ cao. (0,5 điểm) * Nguyên nhân: - Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật. (0,5 điểm) - Tập trung vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. (0,5 điểm) - Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công. (0,5 điểm)

Bảo Huy
Xem chi tiết
Thuy Bui
2 tháng 12 2021 lúc 20:32

tham khảo

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
18 tháng 12 2021 lúc 21:32

-Trình bày tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.

- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử …

 

_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH – KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.

_ Biết “len lách” xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. 

_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.

_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

_ Truyền thống “tự lực, tự cường” của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.

* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật.

4. Đỗ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Leonor
19 tháng 12 2021 lúc 16:00

Tham khảo!

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

- Nền kinh tế Nhật bản bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

+ Công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80%, 3 triệu người thất nghiệp.

+ Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.

* Biện pháp:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:

- Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.

- Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ.