Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2018 lúc 18:21

Đáp án: A

Qua hình tượng “thuốc”, Lỗ Tấn muốn cảnh báo người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để chữa căn bênh mê tín, dị đoan, một phương thuốc để cứu dân tộc.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 2 2018 lúc 10:23

Hình tượng chiếc bánh bao trong truyện có hai nghĩa:

- Nghĩa thực: là phương thức thuốc chữa bệnh, độc hại, gợi liên tưởng tới việc ăn thịt người

- Chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê, thiếu hiểu biết, mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc giai đoạn đó

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Thư
19 tháng 10 2017 lúc 10:33

Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:

“Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”: Hình ảnh này gợi về căn bệnh u mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong.

– Đây là phương thuốc chạy chữa căn bệnh mù quáng, mê muội, lạc hậu của quần chúng nhân dân cũng như sự sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Trung Quốc.

Bình luận (0)
Nguyễn Trung Anh
22 tháng 4 2018 lúc 9:20

b

Bình luận (0)
Nguyễn Trung Anh
22 tháng 4 2018 lúc 9:30

+ Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu

“Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín.

+ Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc.

Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.

+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân... Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.... Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

Bình luận (0)
Nguyen Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
9 tháng 10 2018 lúc 21:27

(1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ

(2) truyện thể hiện về niềm tin và ước mơ của nhân dân về cái thiện luôn chiến thắng cái ác

(3) Những chi tiết tưởng tượng kì ảo làm cho câu truyện thêm hấp dẫn và nhiều màu sắc

bài 2

(1) nhân vật chính trong truyện cổ tích là một số loại nhân vật quen thuộc như

-Nhân vật bất hạnh 

-Nhân vật thông minh

-Nhân vật mang lốt vật

....(kể chút thui nha chép ra mỏi tay lắm)

(2)truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

(3)yếu tố kì ảo,hoang đường.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Lâm
20 tháng 9 2021 lúc 14:25

thank mứi bn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Minh Thư
19 tháng 10 2017 lúc 10:37
Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý. Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man. Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn. Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ. Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương. Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó. Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ: Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu. Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ. Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man. Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”. Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu. Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm. Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…” Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh. Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.
Bình luận (0)
Sửu Nhi
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Quốc Khánh
4 tháng 9 2016 lúc 13:42

1.a)+ Cách mạng TS Hà Lan– chiến tranh GPDT ………… 
+ CMTS Anh– nội chiến………….. 
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ– giành độc lập……….. 
+ Cách mạng tư sản Pháp – vừa nội chiến vừa chống thù trong giặc ngoài…….. 
+ Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức – thống nhất đất nước………. 
+ Cuộc đấu tranh thống nhất nước Italia – thống nhất đất nước………. 
+ Nội chiến ở Mĩ– nội chiến…….. 

b)

* Xã hội :có 3 đẳng cấp :

           + Đẳng cấp quý tộc : có mọi quyền , không đóng thuế

           + Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền , không đóng thuế

           + Đẳng cấp 3  gồm  tư sản , nông dân, bình dân thành thị , làm ra của cải ,không có quyền về chính trị  , phải đóng thuế , và làm nghĩa vụ phong kiến .Nông dân chiếm 90% dân số , tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba  vì họ có học , có quyền lợi kinh tế , nhưng không có tiền

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

 

* Nhân dân: Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu)à tình trạng nông nghiệp lạc hậuTrên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần , túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc

Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.

-Tất cả đều hại nông dân

Bức tranh tạo biểu tượng về  3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.

* Ý nghĩa: 

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:

    + Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

    + Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).

   + Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.

   + Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.

-Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

Bình luận (1)
Hoshimiya Ichigo
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 12 2017 lúc 12:25

- Hình ảnh có tính biểu tượng trong khổ thơ 4, 5:

   + Con chim hót, một cành hoa: nguyện ước muốn sống có ích và được cống hiến

   + Nốt trầm: âm thanh nâng đỡ những âm thanh khác, cống hiến thầm lặng

- Điệp ngữ "ta làm" thể hiện khát khao chân thành được hòa nhập vào cuộc sống, góp phần vào cuộc đời chung, của đất nước

- Cách diễn đạt giản dị, chân thành thông qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc

→Khổ thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của tác giả cho cuộc đời, cho đất nước.

- Qua cách diễn đạt của tác giả, em nghĩ, khi sống và cống hiến hết mình sẽ thấy bản thân và cuộc đời có ý nghĩa, có giá trị

   + Cuộc đời mỗi người chỉ sống một lần, vì thế nên tận dụng quỹ thời gian, sức trẻ để sống ý nghĩa và yêu thương

Bình luận (0)
nkoc nhí nhảnh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
29 tháng 8 2016 lúc 15:09

1) Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ: 

+ Lạc Long Quân:
- Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
- Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn
- Có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ
- Thuộc dòng họ Thần Nông
- Là dòng tiên ở trên núi cao phương Bắc
- Xinh đẹp tuyệt trần
=> Như vậy cả hai đều có nguồn gốc là thần, tiên kì lạ phi thường.

2) Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

+ Cuộc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ: 
- Đây là cuộc hôn nhân giữa hai bậc thần kì, trai tài, gái sắc, một mối duyên tình đẹp đẽ ở chốn có nhiều hoa thơm cỏ lạ và cung điện Long Trang lộng lẫy.
+ Chuyện sinh đẻ kì lạ
- Sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con.
- Tất cả đều hồng hào đẹp đẽ, mặt mũi khôi ngô.
- Đàn con không cần bú mớm, tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.
+ Việc chia con
- 50 người con theo cha xuống biển
- 50 người con theo mẹ lên núi
- Để các con ở đều các phương, để kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp nhau, đều là anh em một nhà.
+ Nguồn gốc của người Việt
- Theo truyện này thì người Việt chúng ta bắt nguồn từ nòi giống thần tiên, linh thiêng, tài giỏi, cao quý rất đáng tự hào.
- Đề cao ý thức dân tộc, ngợi ca cội nguồn tổ tiên => cách giải thích đẫm chất thơ và huyền thoại.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
29 tháng 8 2016 lúc 15:09

3) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, có tính chất hoang đường, kì lạ do hư cấu tưởng tượng.
+ Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh
- Thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ
- Giải thích các sự kiện theo cách riêng => Trình độ của mỗi thời đại

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
29 tháng 8 2016 lúc 17:31

Câu 1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+ Lạc Long Quân:
- Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
- Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn
- Có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ
- Thuộc dòng họ Thần Nông
- Là dòng tiên ở trên núi cao phương Bắc
- Xinh đẹp tuyệt trần
=> Như vậy cả hai đều có nguồn gốc là thần, tiên kì lạ phi thường.
Câu 2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
+ Cuộc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Đây là cuộc hôn nhân giữa hai bậc thần kì, trai tài, gái sắc, một mối duyên tình đẹp đẽ ở chốn có nhiều hoa thơm cỏ lạ và cung điện Long Trang lộng lẫy.
+ Chuyện sinh đẻ kì lạ
- Sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con.
- Tất cả đều hồng hào đẹp đẽ, mặt mũi khôi ngô.
- Đàn con không cần bú mớm, tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.
+ Việc chia con
- 50 người con theo cha xuống biển
- 50 người con theo mẹ lên núi
- Để các con ở đều các phương, để kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp nhau, đều là anh em một nhà.
+ Nguồn gốc của người Việt
- Theo truyện này thì người Việt chúng ta bắt nguồn từ nòi giống thần tiên, linh thiêng, tài giỏi, cao quý rất đáng tự hào.
- Đề cao ý thức dân tộc, ngợi ca cội nguồn tổ tiên => cách giải thích đẫm chất thơ và huyền thoại.
Câu 3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, có tính chất hoang đường, kì lạ do hư cấu tưởng tượng.
+ Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh
- Thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ
- Giải thích các sự kiện theo cách riêng => Trình độ của mỗi thời đại
Câu 4. Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”
+ Tôn vinh nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc, nguồn gốc cao quý thiêng liêng con Rồng, cháu Tiên.
+ Thể hiện nguyện ước đoàn kết anh em giữa các dân tộc trên dải đất Việt Nam:
- Mọi người đều có chung một tổ tiên, có chung cha mẹ, đều là anh em ruột thịt một nhà.
- 50 người lên núi, 50 người xuống biển => Miền núi hay miền biển cũng đều là anh em, phải giúp đỡ nhau, thương yêu đoàn kết “cùng chung lưng đấu cật”.
 

Bình luận (0)