Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 11 2019 lúc 2:07

Chọn đáp án: A

Nguyễn Thanh Vy
19 tháng 7 2021 lúc 9:54

A. Phóng đại, đối.

Red Cat
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
18 tháng 12 2017 lúc 17:00

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ Chơi xuân, Phan viết:

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,

Nắm địa cầu vừa một tí con con.

Đạp toang hai cánh càn khôn,

Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà...

Hai liên giữa câu 3 - 4 và câu 5-6 của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.



Anh Qua
3 tháng 2 2019 lúc 8:07

* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :
Năm 1912 Phan Bội Châu bị chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương tuyên án tử hình vắng mặt và năm 1913 ông bị bắt ở Quảng Đông. Bọn quân Phiệt Quảng Đông định dùng tính mạng của nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam làm cuộc trao đổi với bọn thực dân Pháp ở Đông Dương để mượn đường xe lửa xuyên Việt. Cuộc mặc cả giữa bọn chúng không thành, cụ Phan bị cầm tù đến năm 1917 mới được trả tự do, đây là một trong hai bài thơ “ cảm tác” Phan Bội Châu làm trong nhà tù Quảng Đông Trung Quốc.
* Ý nghĩa các câu thơ :
- Câu 1-2 :
Tuy bị tù tội nhưng không xem mình là kẻ thất bại, thái độ bình thản, bông đùa.
- Câu 3-4 :
“ Đã khách không nhà trong bốn bể”
Con người có chí lớn tung hoành dọc ngang, năm châu, bốn bể đều là nhà.
“ Lại người có tội giữa năm châu”
Người bị quy là “ có tội” ấy vẫn sống hiên ngang giữa năm châu.
- Câu 5-6 :
Mộng “ Kinh bang tế thế”, giúp nước cứu đời vẫn không lay chuyển.
- Câu 7-8 :
Niềm tin tưởng lạc quan ở tương lai sự nghiệp.
* Phân tích hai cặp câu 1-2 và 3-4 :
- Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh ung dung của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày :
“ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù”
Hai câu đề nhằm giới thiệu hoàn cảnh tù đày và nói lên thái độ của con người trước trước cảnh đó. Tác giả cho rằng mình “ở tù” chỉ là một thời gian tạm thời nghỉ ngơi vì đã “ chạy mỏi chân” ( tức là hoạt động cách mạng đã nhiều ). Vào tù rồi, nhà thơ vẫn giữ được cốt cách phong lưu, vẫn luôn giữ thái độ lịch sự, phong nhã, đồng thời vẫn không đánh mất nhuệ khí, tinh thần người chiến sĩ. Đây là một lời tự nhủ, tự khẳng định phẩm chất, nhân cách của bản thân. Giọng thơ điềm tĩnh, tự tin khiến thực tại gian khổ, thiếu thốn trở nên nhẹ đi, chỉ còn lại tư thế ung dung, ngạo nghễ, coi thường bất chấp hoàn cảnh, thậm chí lời thơ như thấp thoáng một nụ cười lạc quan đùa vui, biến sự việc mất tự do thành việc chủ động theo ý mình.
- Hai câu thực nói thêm, trình bày thêm cho rõ sự việc xảy ra với bản thân của nhà thơ :
“Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu”
Tả người tù thì phải là “ khách không nhà” và “ người có tội”, ở đây ta thấy hiện lên một người tù khác thường, có vẻ đẹp phóng khoáng, cao cả trong tâm hồn “ lồng lộng”, “ năm châu”. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ : toát lên ý tưởng chung cho thái độ điềm tĩnh và cao ngạo của người luôn làm chủ hoàn cảnh, con người vốn hào kiệt, phong lưu thì dẫu trong hoàn cảnh “ không nhà” , dẫu bị quy kết “ có tội” vẫn đứng vững và tồn tại trong khung cảnh khoáng đạt , đáng tự hào của một người tự do. Người chiến sĩ cách mạng ấy đã vượt lên trên hoàn cảnh gian khổ với phong thái thật điềm tĩnh, ung dung.
* Khí phách hiên ngang, bất khuấtcủa người tù yêu nước, anh hùng được thể hiện trong bài thơ.
- Thái độ bình thản, coi thường hiểm nguy, nói đến cảnh tù tội với giọng điệu cười cợt, bông đùa :
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
- Bị tù đày nhưng vẫn nuôi chí lớn tung hoành năm châu, bốn bể.
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
- Bị sa cơ thất thế, tạm thời bị thất bại nhưng vẫn lạc quan, tin tưởng, khẳng định ý chí sắt đá không nao núng:
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
* Sự truyền cảm của bài thơ :
Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ trước hết là do nhiệt tình yêu nước cháy bỏng của nhà thơ. Sức truyền cảm xuất phát từ tình cảm chân thành, tinh thần ý chí mãnh liệt và bầu nhiệt huyết từ trái tim yêu nước và có thái độ sống hiên ngang, quật cường, bất khuất. Tinh thần ấy tác động mạnh đến người đọc, nhất là các tầng lớp thanh niên

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 9 2017 lúc 6:46

Chọn đáp án: D

Hoàng Minh Hạo
Xem chi tiết
•Vεɾ_
4 tháng 12 2018 lúc 22:08

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn

26 Đào Thị Ngọc Khánh Đà...
Xem chi tiết
Nguyễn Hiếu Minh Trang
Xem chi tiết
LunaNguyen
16 tháng 10 2021 lúc 14:53

Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập nội với ngoại cảnh: "Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật." Câu văn làm nổi bật nỗi bất hạnh của hai anh em. Hai anh em quá nhỏ để hứng chịu nổi đau đớn như thế này. Đồng thời tạo cảm giác não nề góp phần làm sâu sắc thêm tâm trạng cho hai anh em. Cảnh thiên nhiên là phương tiện để tác giả ký thác tâm trạng buồn thương của nhân vật lên.

LunaNguyen
16 tháng 10 2021 lúc 15:31

Tác dụng là:Câu văn làm nổi bật nỗi bất hạnh của hai anh em. Hai anh em quá nhỏ để hứng chịu nổi đau đớn như thế này. Đồng thời tạo cảm giác não nề góp phần làm sâu sắc thêm tâm trạng cho hai anh em. 

Mik có viết đấy,chắc hơi khó hiểu chút.

ạdnjkasfnkj
Xem chi tiết
Thời Sênh
27 tháng 12 2018 lúc 21:24

a. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Phạm Bình Minh
27 tháng 12 2018 lúc 21:24

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ Chơi xuân, Phan viết:

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,

Nắm địa cầu vừa một tí con con.

Đạp toang hai cánh càn khôn,

Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà...

Hai liên giữa câu 3 - 4 và câu 5-6 của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

tham khảo, nguồn : câu hoi tương tự

đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
21 tháng 12 2017 lúc 20:28

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ Chơi xuân, Phan viết:

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,

Nắm địa cầu vừa một tí con con.

Đạp toang hai cánh càn khôn,

Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà...

Hai liên giữa câu 3 - 4 và câu 5-6 của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Nguyễn Hải Đăng
21 tháng 12 2017 lúc 20:34

ài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác tỏ chí, khẳng định chí hướng, lí tưởng của mình. Câu vào bài rất tự nhiên, pha chất tự trào, đùa tếu, biểu hiện ngay thái độ coi thường hiểm nguy, tinh thần không nao núng của tác giả : "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù". Hào kiệt là kẻ tài trí hơn người. Sách Hoài Nam tử xưa nói trí hơn vạn người gọi là anh, trí hơn nghìn người gọi là tuấn, trí hơn trăm người gọi là hào, trí hơn mười người gọi là kiệt. Phong lưu vừa có nghĩa là anh hùng, tuấn kiệt. Câu đầu tiên có nghĩa là hoàn cảnh có thay đổi, nhưng phong độ anh hùng, tư thái phong lưu vẫn không thay đổi. "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu" Không phải là Phan Bội Châu đã thấy mọi chân, mà là giả định như một cuộc dừng chân sau chặng đường dài mọi mệt, coi như một việc bình thường trong cuộc sống. Đó là cách biến việc nghiêm trọng thành việc bình thường của nhà cách mạng để tự động viên, an ủi. Hai câu tiếp theo tự nói về cảm nhận thân thế của mình : "Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu". Người Trung Quốc có câu thành ngữ « Tứ hải vi giai », nghĩa là xem bốn biển là nhà. Tình cảnh của Phan Bội Châu còn bi đát hơn : Ông đa bỏ nhà xuất dương hoạt động, làm khách không nhà trong bốn biển – nơi nào cũng xa lạ, không có chỗ dựa, cực tả nỗi phiêu bạt, lênh đênh. Người có tội là người bị theo dõi, truy nã ráo riết, nơi nào cũng có nguy cơ bắt bớ, không nói nào được yên ổn. Đem câu này đối chiếu với hai câu trước mới thấy hết cái khí phách anh hùng của tác giả : dù hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt vẫn giữ vững chí khí, tác phong hào kiệt. "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù" Hai câu luận đã bày tỏ được khát vọng mãnh liệt mà cụ Phan từng ôm ấp: Khát vọng kinh bang tế thế (lo nước cứu đời). Hình ảnh thơ có tính chất lãng mạn kiểu anh hùng ca khiến nhân vật trữ tình dường như không còn là con người thật, con người nhỏ bé bình thường trong vũ trụ nữa mà vụt lớn lên, từ tầm vóc đến năng lực đều trở nên hết sức lớn lao, thần thánh. Nếu trước đây người đời đã từng ngưỡng mộ hoài bão và khí phách của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, thì lúc này đây, họ càng thêm cảm phục bản lĩnh của cụ Người anh hùng ấy, dù trong cảnh tù đầy vẫn Dang tay ôm chặt bồ kinh tế và Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Bài thơ khép lại bằng hai câu thơ khẳng định ý chí sắt son bất khuất: "Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu" Một lần nữa ta cảm nhận được tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết. Lời thơ dõng dạc, dứt khoát như chính ý chí gang thép của người tù cách mạng. Kẻ thù có thể giam cầm, đầy đọa, thậm chí sát hại những người yêu nước, những người cách mạng, nhưng niềm tin sắt son của họ, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của họ thì chúng làm sao có thể khuất phục. Đối với những người cách mạng như Phan Bội Châu, còn sống là còn chiến đấu. Bài thơ khép lại mà âm hưởng hào hùng của nó như còn ngân vang mãi trong lòng độc giả. Càng đọc bài thơ, ta càng xúc động bởi nguồn cảm xúc trữ tình mãnh liệt của tác giả đã truyền sang ta. Chính nguồn cảm xúc này đã tạo nên vẻ đẹp kì diệu cho hình tượng thơ và tạo nên phong cách trữ tình cách mạng Phan Bội Châu. Và cũng chính nguồn cảm xúc này đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn không gì cưỡng lại được của thơ ca Phan Bội Châu

alolemondayy
Xem chi tiết
alolemondayy
16 tháng 2 2020 lúc 19:45

giúp mình với ,sao ko ai trả lời vậy

Khách vãng lai đã xóa