đời sống kinh tế xã hội thời đinh tiền lê
Giúp mik nha ><
So sánh xã hội, đời sống kinh tế, văn hóa thời Lí vs thời Đinh-Tiền Lê?
- tầng lớp địa chủ tăng lên, bao gồm: hoàng tử, công chúa, quan lại và một số ít nông dân có nhiều ruộng.
- tầng lớp địa chủ tăng lên bằng cách: được nhà nước phong cấp ruộng đất.
- tầng lớp nông dân chiếm đa số trong dân cư. Vì nông dân là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển ?
Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi ?
1/ Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển :
- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
- Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
2/ Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cổ Việt có những thay đổi như:
- Trong xã hội : vua, các quan văn - võ, một số ít nhà sư tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị bao gồm : nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ, một số ít địa chủ, nô tì. Nhìn chung cuộc sống của nhân dân ta còn đơn giản, bình dị.
- Về văn hoá, giáo dục : chưa phát triển. Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ờ nhiều nơi. Nhiều loại hình văn hoá dân gian (đánh đu, đấu vật, nhảy múa...) được duy trì và phát triển.
Đây là bước tiến quan trọng, nhất là sự phát triển của Phật giáo và các lễ hội được tiếp tục duy trì.
Sự ra đời của nhà Ngô- Đinh-Tiền Lê. Các vua Đinh-Tiền Lê bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá cũng có nhiều thay đổi
Tham khảo!
https://hoidap247.com/cau-hoi/1255825
Lập niên biểu so sánh giữa kinh tế xã hội văn hóa thời Đinh Tiền Lê với các thành tựu kinh tế văn hóa xã hội thời Lý qua bảng sau đây.
em hãy cho biết tình hình kinh tế - xã hội thời Đinh- Tiền Lê
tham khảo:
Kinh tế: Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Phần lớn ruộng đất công của làng xã. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Khi có những công trình xây dựng lớn như xây cung điện, xây thành, làm đường thì họ phải tham gia. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Hoàn là vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm. Từ đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy.
Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi cũng được các vua chú ý kênh ngòi được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Trên những bến đò quan trọng, nhà nước cho thuyền chở người qua lại. Hệ thống giao thông đường bộ được mở mang. Những đường giao thông chính đều có đặt các trạm xá.
Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng... đều được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên Lê Đại Hành xây được một cung điện làm nơi coi chầu, cột nhà được thếp vàng, ngói bằng bạc.
Phật giáo: Một điểm đặc biệt của thời Ngô - Đinh - Lê là sự hưng thịnh của phật giáo. Các nhà vua đã lấy lý thuyết Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo cho việc trị dân và việc giải hóa ảnh hưởng của nhà Hán sau ngàn năm Bắc thuộc. Vào thời Ngô - Đinh - Lê, sau khi đất nước giành lại được độc lập, những nhà nho được đào tạo theo kiểu Trung Hoa bị gạt ra ngoài cuộc sống chính trị, nhà nước trọng dụng các nhà sư và chính họ đã có một vai trò quan trọng trong việc cai trị đất nước
Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô- Đinh- Tiền Lê có điểm gì nổi bật.
* Xã hội:
- Gồm 2 bộ phận:
+ Thống trị: vua, quan, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
+ Bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì
- Nông dân là lực lượng sản xuất chính, cày ruộng công làng xã.
* Văn hóa:
- Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.
- Nhà sư là người có học, được chính quyền và nhân dân tôn trọng.
- Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…
Phần II: Tự luận
(3 điểm) So sánh đời sống văn hóa xã hội thời Lý với thời Đinh – Tiền Lê?
Nội dung so sánh |
Nhà Lý |
Nhà Đinh – Tiền Lê |
Xã hội |
- Bộ máy thống trị: Vua, quan, hoàng tử, công chúa. - Những người bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tỳ. - Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu. |
- Bộ máy thống trị: Vua, quan văn, quan võ, một số nhà sư. - Những người bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một ít địa chủ, nô tỳ. - Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu. |
Văn hóa |
- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua. - Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan. - Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sung Phật giáo. |
- Giáo dục chưa phát triển. - Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. - Phật giáo phát triển đáng kể, chùa chiền xây dựng nhiều nơi. |
Công lao lớn nhất của các triều đại phong kiến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với dân tộc là
A. Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
B. Phát triển kinh tế nông nghiệp.
C. Ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
D. Củng cố và giữ vững nền độc lập dân tộc.
D. Củng cố và giữ vững nền độc lập dân tộc.
Em hãy trình bày đời sống kinh tế - văn hóa của nhân dân ta trong thời kì Đinh – Tiền Lê
Giúp mk với!
a) Xã hội
Hai giai cấp chủ yếu là thống trị (vua, quan, địac chủ) và bị trị (nông dân, nô tì).
b) Văn hoá
- Giáo dục chưa phát triển.
- Nho giáo bắt đầu xâm nhập.
- Đạo Phật phát triển
- Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...