Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 2 2019 lúc 11:08

- Để cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian (Hôm nay ngày 8- 8-1986) và đưa ra số liệu cụ thể (hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã dược bố trí trên khắp hành tinh).

- Để làm rõ sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí ấy, tác giả đưa ra một phép tính đơn giản: “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.

- Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết: kho vũ khí ấy “có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời”.

- Cách vào đề trực tiếp và bằng những tính toán chính xác đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới. Tác giả còn dùng hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét – một điển tích rất quen thuộc ở phương Tây, để người đọc, người nghe hình dung một cách cụ thể, hình ảnh về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 9 2018 lúc 5:16

- Ở cuối văn bản, Mác-két đưa ra một đề nghị: “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân”.

- Nên hiểu đề nghị này của nhà văn Mác-két là muốn nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình và bảo vệ sự sống trên trái đất, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diệt toàn bộ thành quả tiến hoá của sự sống và văn minh của nhân loại, cần lên án mạnh mẽ những kẻ vì lợi ích ti tiện mà có thể đẩy loài người vào thảm hoạ chiến tranh hạt nhân.

Thiên
Xem chi tiết
Đào Nam Cao
Xem chi tiết
Đào Nam Cao
Xem chi tiết
Đào Nam Cao
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 12 2017 lúc 9:38

Chọn đáp án: C.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 12 2017 lúc 13:01

Chọn đáp án: C

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 12 2017 lúc 17:20

1- Mở bài

- Giới thiệu về nhà văn G.Mác -két và nghệ thuật nghị luận của văn bản.

- Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, toàn diện, chứng cứ phong phú, cụ thể, so sánh có hiệu quả cao. Kết hợp lí lẽ sắc bén với tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

2- Thân bài

- Cách lập luận của nhà văn hợp lí : Tác giả nêu nguy cơ, sức hủy diệt của chiến tranh hạt nhân trên nhiều phương diện khác nhau (hủy diệt tính mạng con người, hủy diệt toàn bộ sự sống.

- Cuộc chạy đua vũ trang không những khiến loài người lâm vào tình trạng nghèo đói, khổ cực mà còn đi ngược lí trí con người, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.

- Hệ thống lý lẽ gắn liền với hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác cụ thể đảm bảo tính thuyết phục cao.

   + Dẫn chứng về thời gian, địa điểm, con số.

   + Dẫn chứng so sánh trên các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm

   + Dẫn chứng khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất.

   + Lí lẽ sắc bén, tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả cảnh báo hiểm họa của chiến tranh hạt nhân.

- Văn bản kết hợp nghị luận, yếu tố biểu cảm → lời kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân. Hội nghị quốc tế là nơi các đại biểu cất cao tiếng nói chống chiến tranh, đòi quyền được sống trong một thế giới hòa bình.

3- Kết bài

- Bài viết giàu sức thuyết phục bởi cách lập luận chặt chẽ khoa học, hệ thống dẫn chứng chính xác, chọn lọc.

- Nhiệt huyết và cảm xúc chân thành của tác giả đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của người đọc khiến mọi người nhận ra hiểm họa chiến tranh hạt nhân là có thật, cần phải loại trừ nó ra khỏi đời sống của nhân loại.