Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 10 2017 lúc 7:02

- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:

      Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:

    Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.

Dựa trên câu ca dao:

    Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 12 2017 lúc 6:06

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2019 lúc 11:40

Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

   + Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ

Cẩm Tú Cầu
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
5 tháng 12 2021 lúc 13:09

Tham khảo:

- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:

      Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:

    Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.

Dựa trên câu ca dao:

    Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Ngô Đình Trí
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:10

Văn bản

Thể loại,

kiểu văn

bản

Phương tiện

Tác dụng

Tranh Đông Hồ - nét tinh  hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Văn bản

thông tin

tổng hợp.

Hình ảnh, các thuật ngữ của nghệ thuật sản xuất tranh Đông Hồ (tay co).

Giúp văn bản thêm sinh động, rõ        ràng, hấp dẫn.

Nhà hát Trần Hữu Trang

khánh thành phòng

truyền thống

Bản tin –

tin tổng

hợp

Hình ảnh, ngôn ngữ.

Giúp văn bản thêm

sinh động, rõ ràng,

hấp dẫn.

Thêm một bản dịch

"Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật

Bản tin –

tin vắn

Ngôn ngữ

 

Lí ngựa ô ở hai vùng đất

Thơ

Từ địa phương (phá, truông)

Giúp người đọc dễ

tiếp nhận cái hay,

cái thú vị.

Chợ nổi- nét văn hoá của sông nước miền Tây

Văn bản

thông tin

tổng hợp.

Hình ảnh, từ ngữ địa phương

(hôn, bẹo)

Giúp văn bản thêm

sinh động, rõ ràng,

hấp dẫn.

Phạm Đức Dâng
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh Đức
3 tháng 3 2016 lúc 10:38

            Đoạn thơ đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại xa xư­a nhất của dân tộc ta như­ Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng V­ơng đến truyện cổ tích, nh­ Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca, của nhiều miền đất nư­ớc:

Ví dụ: “Cha mẹ th­ương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao:

                                   Tay bư­ng chén muối đĩa gừng

                                   Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

             “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao:

                                   “Yêu em từ thuở trong nôi

                                    Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”

“Biết quí trọng công cầm vàng những ngày lặn lội” là đư­ợc rút từ câu ca dao:

                                    Cầm vàng mà lội qua sông

                                     Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng.

             Chất liệu văn học dân gian đã đ­ược tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ th­ờng chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để đ­a vào tạo nên câu thơ của mình. Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng đư­ợc sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa đ­a ngư­ời đọc nhập cả vào môi tr­ường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện đ­ược sự đánh giá, cảm nhận đ­ược phát hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc.

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 2 2017 lúc 16:53

Ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết

- Tác giả sử dụng thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian trong lời văn, lời thơ: Bảy nổi ba chìm (Hồ Xuân Hương), bướm lả ong lơi (Truyện Kiều- Nguyễn Du)…

- Sử dụng thể thơ Lục bát của dân tộc

- Sử dụng, mượn cốt truyện dân gian. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương…

- Tác giả viết dưới sự gợi cảm hứng của văn học dân gian. Ví dụ: Con cò- Chế Lan Viên

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 7 2019 lúc 2:29

- Về hình ảnh: Tú Xương đã vận dụng hình ảnh “con cò” trong ca dao thành hình ảnh “thân cò” có phần xót xa, tội nghiệp hơn. Hình ảnh “thân cò” còn có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi đau thân phận.

- Về từ ngữ: thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo. Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.