chạm tay vào nước nóng sau đó rụt tay lại là phản xạ có điều kiện hay ko có điều kiện
Câu 1: Phản xạ không điều kiện là gì? Phản xạ có điều kiện là gì?
Câu 2: Trong các VD sau, phản xạ nào là phản xạ không điều kiện, phản xạ nào là phản xạ có điều kiện?
Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc
Câu 3: Hãy nêu 2 VD về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
Tham khảo
Câu 1:
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm
Câu 2:
Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại (phản xạ không điều kiện)
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra (phản xạ không điều kiện)
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ (phản xạ có điều kiện)
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc (phản xạ không điều kiện)
Câu 3:
2 ví dụ về phản xạ không điều kiện là:
+ Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi.
+ Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.
2 ví dụ về phản xạ có điều kiện là:
+ Thấy thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào
+ Nghe gọi tên mình, ta quay đầu lại.
1/ Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống
2/Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại là phản xạ không điều kiện
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra là phản xạ không điều kiện
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ là phản xạ có điều kiện
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc là phản xạ không điều kiện
3/
Phản xạ không điều kiện:trời nắng nóng thì chảy mồ hôi
Phản xạ có điều kiện: Đội nón mũ bảo hiểm khi đi xe máy
Phản xạ nào sau đây là phản xạ không điều kiện :
Dừng xe trên đường khi đèn giao thông chuyển đỏ
Rung chuông chó tiết nước bọt
Trong giờ học muốn phát biểu phải xung phong
Khi chạm tay phải vật nóng sẽ rụt tay lại
Hoạt động nào sau đây là phản xạ không điều kiện
A. Đi chơi khi được các bạn đến rủ
B. Chạm phải vật nóng thì rụt tay lại
C. Khóc mỗi khi có lỗi buồn
D. Tim đập, đẩy máu đi nuôi cơ thể
Give SP:
Đâu không phải là phản xạ vô điều kiện:
A. Tiết nước bọt khi đưa thức ăn vào miệng
B. Nheo mắt khi nhìn ánh sáng mạnh
C. Tay rụt lại khi chạm vào vật nóng
D. Không đáp án nào đúng
A. Tiết nước bọt khi đưa thức ăn vào miệngB. Nheo mắt khi nhìn ánh sáng mạnhC. Tay rụt lại khi chạm vào vật nóng .D Không đáp án nào đúng
Đâu không là phản xạ vô điều kiện:
A. Phản xạ tiết nước bọt khi thấy thức ăn
B. Nheo mắt khi nhìn ánh nắng mạnh
C. Rụt tay lại khi chạm vào vật bỏng
Làm đúng tick cho (-_-)
Em chọn ko đáp án nào cả ạ
Đâu không là phản xạ vô điều kiện:
A. Phản xạ tiết nước bọt khi thấy thức ăn
B. Nheo mắt khi nhìn ánh nắng mạnh
C. Rụt tay lại khi chạm vào vật bỏng
Cho mik hỏi, " vô điều kiện" là j zậy
Quan sát hình 27.2 thể hiện sơ đồ cung phản xạ tự vệ:
- Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào.
- Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại.
- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?
- Cung phản xạ gồm các bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở da.
+ Đường dẫn truyền vào: sợi cảm giác của dây thần kinh tủy.
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: tủy sống.
+ Đường dẫn truyền ra: sợi vận động của dây thần kinh tủy.
+ Bộ phận thực hiện phản ứng: Cơ ngón tay.
- Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của của động vật nói chung và con người nói riêng. Khi kim châm vào tay, thụ qua đau ở da tiếp nhận kích thích và truyền đến tủy sống qua sợi thần kinh cảm giác; tủy sống tiếp nhận thông tin từ đó tổng hợp, phân tích và hình thành các xung thần kinh theo sợi thần kinh vận động truyền đến các cơ ngón tay làm ngón tay co lại.
- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì phản xạ này là phản xạ tự vệ, chỉ trả lời những kích thích tương ứng. Đây là phản xạ mang tính chất đơn giản và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Phản xạ này là phản xạ sinh ra đã có, có tính chất bền vững và được di truyền, mang tính chủng loại.
Câu 3: Phản xạ là gì? Phân tích phản xạ khi tay chạm vào vật nóng thì rụt lại?
Câu 1:
- Tác nhân kích thích là: vật nóng
- Bộ phận tiếp nhận kích thích là: thụ quan đau ở tay.
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là: tủy sống.
- Bộ phận thực hiện phản ứng là: cơ tay.
Tham khảo
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Ví dụ, khi đột ngột chạm tay vào cốc nước nóng ta có phả ứng rụt tay lại. Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong.
* Phân tích
- Tác nhân kích thích là: vật nóng
- Bộ phận tiếp nhận kích thích là: thụ quan đau ở tay.
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là: tủy sống.
- Bộ phận thực hiện phản ứng là: cơ tay.
Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
Câu 13. Cảm ứng nào sau đây là phản xạ có điều kiện?
A. Tay chạm vào cây xấu hổ thì cụp lá lại. | B. Cây nghiêng về phía có ánh sáng. |
C. Đang đi trên đường thấy đèn đỏ thì dừng lại. | D. Trời nóng thì toát mồ hôi. |
Chọn C. Đang đi trên đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.
|
|
|
Câu 15. Cảm ứng nào sau đây là phản xạ không điều kiện?
A. Tay chạm vào cây xấu hổ thì cụp lá lại. | B. Cây nghiêng về phía có ánh sang. |
C. Đang đi trên đường thấy đèn đỏ thì dừng lại. | D. Thời tiết nắng nóng vã mồ hôi. |