cho mik hỏi ý nghĩ của bài lợn cưới áo mới tự nghĩ nha .CẢM ƠN NHIỀU
cho mik hỏi :bố cục bài văn lợn cưới áo mới,ý nghĩa của các phần và ý nghĩa của truyện.TRẢ LỜI NHANH GIÚP MIK NHÉ ,CẢM ƠN NHIỀU
Bố cục truyện cười "Lợn cưới áo mới"
Phần 1: từ đầu...tức lắm. (Giới thiệu nhân vật Anh áo mới)
Phần 2: Còn lại (Cuộc ganh đua khoe của hai nhân vật)
Ý nghĩa: Phê phán, chế giễu thói khoe của. Nên khiêm tốn, không nên khoe khoang, hợm của
từ câu chuyện lợn cưới áo mới anh/chị hãy nêu suy nghĩ rút ra bài học cho bản thân
Tham khảo!
- Khoe khoang là một thói quen xấu, tuy không gây hại cho người khác nhưng để lại những ấn tượng không tốt trong mắt người đối diện. ... - Cần sống giản dị, khiêm nhường, tài năng và giá trị của con người được khẳng định qua những hành động cụ thể chứ không phải những lời khoe khoang sáo rỗng, vô vị.
Tham khảo :
Truyện cười “Lợn cưới áo mới” mượn tình huống hài hước, khoe của của hai người đàn ông để phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không có điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay đối với chúng ta.
Đọc câu truyện lợn cưới áo mới và nêu cảm nghĩ của em về thói khoe của trong xã hội hiện nay
đó là 1 thói xấu,ko nên có,chỉ nên nói những thứ cần thiết,ko nên nói thừa
em hãy viết cảm nghĩ của mình sau khi học xong hai câu truyện lợn cưới áo mới và treo biển
*Lợn cưới áo mới:
Lợn cưới, áo mới là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ.
Truyện ngắn gọn như một màn hài kịch nhỏ, kể lại cuộc tranh tài thú vị, bất ngờ giữa hai anh có tính hay khoe, mà của đem khoe chẳng đáng là bao. Một anh khoe con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may.
Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất, nghĩa là trong lúc việc nhà đang bận bịu và bối rối, một tình huống tưởng như người trong cuộc không còn tâm trí nào để khoe khoang.
Khi đi tìm lợn, lẽ ra anh ta chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không ? Hoặc nói rõ con lợn ấy là lợn gì, to hay nhỏ, trắng hay đen, thi anh ta lại hỏi: Bác có thấy con lợn CƯỚI của tôi chạy qua đây không ? Câu hỏi thừa từ cưới, vì từ cưới không phải là từ thích hợp để chỉ đặc điểm của con lợn bị sổng và cũng không phải là thông tin cần thiết đối với người được hỏi. Người được hỏi không cần biết con lợn ấy được dùng vào việc gì (đám cưới hay đám tang). Thế nhưng nó lại rất quan trọng đối với anh đi tìm lợn vì nó là cái cớ để anh ta khoe con lợn của mình. Thành ra câu hỏi của anh ta vừa có mục đích tìm lợn, vừa có mục đích khoe của, nhưng để khoe của là chính.
Anh có áo mới cũng thích khoe đến mức may được cái áo, không đợi ngày lễ, ngày Tết hay đi chơi mới mặc mà đem ra mặc ngay. Tính thích khoe của đã biến anh ta thành trẻ con. (Già được bát canh, trẻ được manh ảo mới). Nhưng trẻ con thích khoe áo mới thì đó là lẽ thường tình bởi chúng ngây thơ, trong sáng; còn nhân vật trong truyện cười này mặc áo mới với mục đích là để khoe của.
Cách khoe của anh ta cũng thật buồn cười: đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Vì nôn nóng khoe áo mới mà anh ta đã đứng mãi từ sáng tới chiều, kiên nhẫn đợi để khoe bằng được. Đợi mãi chẳng thấy ai hỏi đến, anh ta tức lắm. Đang lúc cụt hứng vì không có ai để mà khoe áo mới thì anh chàng mất lợn chạy tới hỏi thăm. Mừng như bắt được vàng, anh có áo mới vội giơ ngay vạt áo ra để khoe và trả lời rằng: Từ lúc tôi mặc CÁI ÁO MỚI này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Đúng ra, anh ta chỉ cần đáp là có nhìn thấy hay không nhìn thấy, nhưng anh ta lại cố tình khoe áo mới cả bằng điệu bộ lẫn lời nói. Đấy là những yếu tố thừa nhưng lại là nội dung, mục đích thông báo chính của anh ta.
Tính khoe của của nhân vật được đẩy tới tột đỉnh bằng nghệ thuật cường điệu, bởi trên đời này không có ai lại khoe của một cách vô duyên và trơ trẽn như anh lợn cưới và anh áo mới.
Đọc truyện chúng ta bật cười vì nhiều lẽ:
Trước hết là về hành động, lời nói của nhân vật. Của chẳng đáng là bao, chỉ là chiếc áo, con lợn mà vẫn thích khoe. (Đây cũng chính là đặc điểm của loại người này). Sau đó là lời khoe và cách khoe đều quá đáng và phi lí.
Tác giả dân gian đã tạo ra cuộc ganh đua gay cấn trong việc khoe của giữa hai nhân vật. Người đi tìm tợn sống mà cứ nhấn mạnh là lợn cưới. Kẻ trả lời là không thấy lợn thì lại cố đưa thêm cái áo mới của mình vào. Cái trái tự nhiên, không hợp với lẽ thường xuất hiện khiến cho tiếng cười chế giễu vang lên.
Anh áo mới đứng hóng ở cửa, kiên nhẫn đợi suốt từ sáng đến chiều mà vẫn chưa khoe được áo. Đang tức tối thì lại bị anh lợn cưới khoe của trước. Anh áo mới đã không bỏ lỡ cơ hội cả ngày chỉ có một lần để khoe áo mới trước mặt anh lợn cưới. Kết thúc bất ngờ của truyện tạo cảm giác rất hấp dẫn và thú vị cho người đọc.
Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho mọi người biết là mình giàu có. Đây là thói xấu thường thấy ở những người mới giàu (giàu xổi), thích học đòi. Nó biểu hiện qua cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, cách trang sức và xây cất, bài trí nhà cửa lố lăng, kệch cỡm.
Tính khoe của là thói xấu của con người nói chung nhưng ở truyện này nó lại mang một sắc thái khá đặc biệt. Nhân vật trong truyện không phải là khoe tài, khoe lộc, khoe trí tuệ, học vấn, công lao đóng góp hay địa vị trong xã hội mà là khoe những thứ tầm thường, nhỏ nhặt, chẳng đáng đem khoe.
Khi khoe của đã trở thành một thói quen, một nhu cầu cần thiết đến mức không khoe không chịu được thì nó sẽ là thói xấu và thói xấu ấy làm cho những người xung quanh khó chịu. Câu chuyện dí dỏm Lợn cưới, áo mói là một bài học bổ ích cho tất cả chúng ta.
Treo biển:
Người Việt Nam chúng ta rất thích Cười, dù trong bất kì tình huống, hoàn cảnh nào. Vì vậy, tiếng cười dân gian rất phong phú, có đủ cung bậc khác nhau. Có tiếng cười hóm hỉnh, hài hước để giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc; có tiếng cười trào lộng, châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu hay đả kích kẻ thù. Treo biển là truyện ngụ ngôn chứa đựng ý nghĩa thâm thuý dưới hình thức tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng. Nội dung kể về một ông chủ cửa hàng bán cá treo tấm biển : Ở đây có bán cá tươi. Nội dung tấm biển được một số người qua đường góp ý theo cách “nghĩ gì nói nấy”, ông chủ nghe theo, cứ bỏ dần từng chữ và cuối cùng cất luôn cái biển. Đọc truyện, người ta thấy buồn cười vì trên đời này không có ai góp ý kiểu như vậy và cũng chẳng có ai lại dễ dàng nghe theo những lời góp ý vớ vẩn như thế. Điều thú vị là truyện lấy cái không thể xảy ra để nói đến những cái hiện tượng có thực trong cuộc sống hằng ngày. Mượn chuyện ông chủ cửa hàng bán cá nghe ai góp ý cũng làm theo, truyện ngụ ý phê phán những người thiếu chủ kiến trong cuộc sống.Tuy ngắn gọn nhưng truyện vẫn có đầy đủ cốt truyện và nhân vật. Ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc nhưng hài hước, gây cười. Truyện bắt đầu từ tấm biển đề: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI.
Nội dung tấm biển thông báo bốn ý: Ở ĐÂY chỉ rõ địa chỉ bán hàng. CÓ BÁN thông báo chức năng hoạt động của cửa hàng (bán chứ không phải là mua cá). CÁ thông báo loại mặt hàng mà cửa hàng bán ra (cá chứ khỏng phải tôm, cua…). TƯƠI thông báo chất lượng của cá.
Bốn yếu tố ấy là cần thiết cho nội dung của một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ. Thông thường, một cửa hàng muốn bán thứ gì đều phải quảng cáo để giới thiệu hàng của mình với mọi người. Xét về mục đích thì nội dung của tấm biển trên là đầy đủ và hợp lí. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu không có những lời góp ý vu vơ của một số người. Có bốn người góp ý về tấm biển. Mỗi người bảo ống chủ bỏ bớt một yếu tố trong dòng chữ đề trên biển. Người đầu tiên bảo: - Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá TƯƠI? Sự đối lập giữa tươi và ươn đã đánh vào lòng tự ái của ông chủ nên ông ta vội xóa bỏ chữ TƯƠI đi. Tấm biển còn dòng chữ: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ.Cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện cười Lợn cưới, áo mới:
Lợn cưới, áo mới là một trong những chuyện cười hay của nước ta, mang nhiều nét đặc trưng tiêu biểu cho thể loại này. Câu chuyện ngắn gọn giống như màn kịch nhỏ kể lại một cuộc “chạm trán” thật bất ngờ và thú vị của hai anh hay khoe của: Một anh khoe con lợn cưới bị sổng và một anh khoe chiếc áo mới may. Từ đó mà bật ra tiếng cười khoái trá trước cái cảnh hai con người “trổ tài khoe của”.
Tính khoe của cũng là tính khoe khoang nói chung của con người nhưng lại mang một sắc thái riêng khá đặc biệt. Đây không phải là khoe trí tuệ, tài năng, học vấn, hay công lao, đóng góp, địa vị trong xã hội... mà là khoe của. Đành rằng khoe cái gì cũng là xấu, là không nên cần phải tránh nhưng khoe của thì thật là tầm thường, lố bịch, đáng cười, đáng phê phán chứng tỏ một nhân cách thấp hèn của loại người chỉ chú mục vào cuộc sống vật chất, tìm nguồn vui vào cuộc sống vật chất. Người có tính khoe của là người thích phô trương, huênh hoang những gì mình có với mọi người cho dù đó chỉ là “một chiếc áo mới” hay “một con lợn cưới”.
Thói phô trương, huênh hoang đã trở thành một nhu cầu, một thói quen trong cuộc sống của họ đến mức không khoe của thì không thể nào chịu được. Khi khoe của, họ hãnh diện, họ sung sướng vì thấy mình giàu có hơn người, có những cái mà người khác không có và lấy đó làm hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng thật nực cười, lố bịch, tầm thường là những thứ mà họ khoe nào có lớn lao, nào có làm cho họ cao siêu, nào có phải là thước đo giá trị con người, mà trái lại chỉ làm cho họ nhỏ bé và thấp kém.
Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh đặc biệt: đang tất tưởi chạy đi tìm con lợn sổng, vậy mà vẫn không quên việc khoe của, bởi nó đã thành một nhu cầu, thành thói quen trong cuộc sống của anh. Trên thực tế, ta thấy rằng những người hay khoe bao giô cũng tìm cơ hội đế’ khoe của. Và cơ hội đã đến khi đi tìm lợn sổng lại gặp người đứng đó. Đi tìm lợn lẽ ra phải hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? thì anh lại hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?. Trong câu hỏi đã thừa từ cưới với người được hỏi nhưng lại cần đối với anh chàng khoe của. Thành ra câu hỏi của anh vừa có mục đích tìm lợn, vừa có thêm mục đích khoe của và dường như mục đích thứ hai “khoe của” quan trọng hơn, cần hơn. Từ cưới hoàn toàn lạc lòng trong câu hỏi tìm lợn, được chú ý hơn, ý thức hơn, nên hỏi to, nhấn mạnh, xoáy sâu vào đó và như vậy khiến người được hỏi phải chú ý vào điều mà anh ta muốn “khoe” của.
Như vậy ta thấy rằng tính khoe khoang, phô trương của anh chàng trên đây đã rõ. Nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống. Anh ta lợi dụng việc tìm lợn để khoe của, và dĩ nhiên khoe khoang là hành động lố bịch, gây cười, nhưng khoe như anh ta lại càng đáng chê trách nhiều hơn. Anh ta nhấn mạnh “con lợn cưới” để cho anh chàng đứng đó tập trung chú ý và đâu biết rằng “anh áo mới” đang tìm cơ hội.
Các cụ xưa vẫn nói già bát cơm canh, trễ manh áo mới nhưng thích thú đến như anh chàng trong truyện thì thật là điển hình cho sự lố bịch đáng chê cười và phê phán. Có áo mới, anh ta diện ngay rồi đứng hóng ở cửa, đợi mọi người đi qua khen. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” thật buồn cười, đành rằng áo mới nhưng trê con cũng không đến mức như vậy. Nhưng đối với anh chàng trong truyện đó lại là điều bình thường, thói quen. Đứng suốt từ sáng đến chiều chỉ để khoe một cái áo thì quá buồn cười. Nó hoàn toàn trái với lẽ tự nhiên, thật lố bịch, ngớ ngẩn đến khó tin. Ấy thế mà hoàn toàn thật.
Rồi chờ mãi cũng có người đi qua, khi trả lời anh lợn cưới thì cái tính khoe của ấy lại càng bộc lộ một cách hài hước và tức cười hơn nữa trong cả điệu bộ và lời nói của nhân vật. Anh ta liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: Từ lúc tôi mặc cái áo này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!. Rõ ràng trong câu trả lời bộc lộ niềm vui sướng khi được cởi mở lòng mình, được “khoe” mà từ sáng đến giờ mới được bộc lộ, và như vậy cho nên phần đầu câu trả lời là thừa, không liên quan gì đến việc tìm lợn, thấy lợn cả. Người ta hỏi về con lợn song sao lại trả lời về cái áo mới? Anh ta lợi dụng câu trả lời để khoe chiếc áo mới, và để cho anh kia biết rõ hơn, anh ta giơ vạt áo lên cái áo có mặt trong câu trả lời về việc tìm con lợn thật lạc lõng. Nhưng có cụm từ từ lúc tôi mặc cái áo này có nghĩa là từ sáng đến chiều chẵng thấy con lợn nào chạy qua cả có phần hóm hỉnh làm cho phần thông tin thừa bỗng biến thành phần chỉ ý thời gian. Song nó càng lố bịch, nực cười của hai kẻ thích khoe của gặp nhau.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc bao nhiêu. Truyện phê phán tính khoe khoang khoác lác của con người. Đây là một tính xấu khá phổ biến ở mỗi người mà vẫn thường mắc phải.
Tính xấu ấy thể hiện trong cách nói năng, dáng điệu, cử chỉ và nó đã biến nhân vật thành trò cười cho thiên hạ. Trong cuộc sống ta vẫn thấy những sự việc như vậy. Người ta nhiều khi muốn người khác hiểu hơn về những khả năng của bản thân lại hoá ra lố bịch, nực cười. Do vậy trong cuộc sống cần tránh mắc phải những tính xấu này, đôi khi bản thân không kiểm soát được hành vi của mình để dẫn đến thành kẻ khoác lác, trò cười cho tính khoe của. Đã có bao câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác khoe khoang trong cuộc sống. Tất cả, dân gian đã nhằm phê phán đả kích những thói hư tật xấu và khuyên mọi người hãy sống thật giản dị, khiêm tốn chân thành chớ đừng như hai anh khoe của như câu chuyện trên đây.
Hai anh khoe của chạm trán nhau, họ rất tự nhiên bộc lộ bản tính của mình nhưng dẫu thế nào cũng không giấu được thói khoe của, khoác lác đến lực cười, đến lố bịch. Câu chuyện là một bài học đầy ý nghĩa cho chúng ta trong cuộc sống.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc bao nhiêu. Truyện phê phán tính khoe khoang khoác lác của con người. Đây là một tính xấu khá phổ biến ở mỗi người mà vẫn thường mắc phải.
Tính xấu ấy thể hiện trong cách nói năng, dáng điệu, cử chỉ và nó đã biến nhân vật thành trò cười cho thiên hạ. Trong cuộc sống ta vẫn thấy những sự việc như vậy. Người ta nhiều khi muốn người khác hiểu hơn về những khả năng của bản thân lại hoá ra lố bịch, nực cười. Do vậy trong cuộc sống cần tránh mắc phải những tính xấu này, đôi khi bản thân không kiểm soát được hành vi của mình để dẫn đến thành kẻ khoác lác, trò cười cho tính khoe của. Đã có bao câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác khoe khoang trong cuộc sống. Tất cả, dân gian đã nhằm phê phán đả kích những thói hư tật xấu và khuyên mọi người hãy sống thật giản dị, khiêm tốn chân thành chớ đừng như hai anh khoe của như câu chuyện trên đây.
Hai anh khoe của chạm trán nhau, họ rất tự nhiên bộc lộ bản tính của mình nhưng dẫu thế nào cũng không giấu được thói khoe của, khoác lác đến lực cười, đến lố bịch. Câu chuyện là một bài học đầy ý nghĩa cho chúng ta trong cuộc sống.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc bao nhiêu. Truyện phê phán tính khoe khoang khoác lác của con người. Đây là một tính xấu khá phổ biến ở mỗi người mà vẫn thường mắc phải.
Tính xấu ấy thể hiện trong cách nói năng, dáng điệu, cử chỉ và nó đã biến nhân vật thành trò cười cho thiên hạ. Trong cuộc sống ta vẫn thấy những sự việc như vậy. Người ta nhiều khi muốn người khác hiểu hơn về những khả năng của bản thân lại hoá ra lố bịch, nực cười. Do vậy trong cuộc sống cần tránh mắc phải những tính xấu này, đôi khi bản thân không kiểm soát được hành vi của mình để dẫn đến thành kẻ khoác lác, trò cười cho tính khoe của. Đã có bao câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác khoe khoang trong cuộc sống. Tất cả, dân gian đã nhằm phê phán đả kích những thói hư tật xấu và khuyên mọi người hãy sống thật giản dị, khiêm tốn chân thành chớ đừng như hai anh khoe của như câu chuyện trên đây.
Hai anh khoe của chạm trán nhau, họ rất tự nhiên bộc lộ bản tính của mình nhưng dẫu thế nào cũng không giấu được thói khoe của, khoác lác đến lực cười, đến lố bịch. Câu chuyện là một bài học đầy ý nghĩa cho chúng ta trong cuộc sống.
Cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn treo biển trong chương trình văn học lớp 6:
Trong kho tàng văn học dân gian việt nam có rất nhiều những tác phẩm hay tạo ra những tiếng cười giải trí cho con người, từ những tiếng cưới có ý nghĩ thâm túy sâu cây, nhẹ nhàng đến hóm hỉnh và cả những bài có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Nổi bật lên những bài gây ra cho người đọc tiếng cười đó là Truyện Treo Biển.
Treo Biển tạo cho người đọc tiếng cười nhẹ nhàng bởi truyện có tính chất ngụ ngôn. Truyện treo Biển kể về việc 1 ông chủ treo chiếc Biển chỉ báo rằng ở đây có bán cá tươi, nội dung những từ trong biển được những người dân đi qua nhận xét ông chủ của hàng cứ bỏ dần bỏ và cuối cùng đã cất cái biển đó đi. Tình huống đặc sắc ở chỗ ông chủ không cần xem xét xem những lời góp ý đó đúng hay sai mà đã thực hiện y như họ, thể hiện ông là 1 người nhẹ dạ và dễ tin vào những lời đàm tiếu nhận xét của người khác khi chưa biết được nội dung của người ta muốn nói tới đó là cái gì, ngụ ý đã phê phán ông chủ này không có lòng kiên định, không giữ lấy ý kiến chủ quan của mình mà chỉ dựa trên những yếu tố khách quan tác động từ bên ngoài để làm thay đổi nội dung của những dòng chữ viết trên tấm biển đó. Ban đầu nội dung của tấm biển đó rất rõ ràng không có sai lệch về mục đích buôn bán “ ở đây có bán cá tươi “ một tấm biển treo có đầy đủ nội dung chi tiết những thứ đang bán trong của hang nhưng chỉ vài lời nhận xét khách quan của người khác mà ông chủ đã bỏ dần những từ viết trên nội dung của tấm biển.
Người đầu tiên đã nhận xét nhà này quen bán cá ươn hay sao mà nay đề ra biển bán cá tươi chỉ với một câu nhận xét đó ông chủ không cần xem xét đến nội dung đó là gì, sự đối lập giữa tươi và ươn đã làm cho ông thay đổi nội dung trong tấm biển, ông đã xóa từ tươi đi, bây giờ trên tâm biển chỉ còn đề 3 chữ ở đây có bán cá. Người thứ 2 lại đưa ra lý do là người ta lại ra hang hoa mua cá hay sao mà lại phải đề ra chữ ở đây, ông chủ vội vàng xóa bỏ chữ ở đây, và trên tấm biển chỉ còn chữ có bán cá. Khi người khách thứ 3 đến mua cá thấy hàng cá được bày ra bán, họ lại nhận xét cá được bày ra như thế này không phải để bán thì để làm gì mà phải đề ra chữ có bán, ông chủ bán cá liền xóa chữ có bán và trên tấm biển lúc này chỉ còn chữ Cá. Đến người thứ 4 khi đi qua đây cũng nhận xét chưa đi tới gần đã ngửi thấy mùi cá có cần thiết gì mà phải đề biển cá ở đây làm gì, do vậy ông chủ đã cất tấm biển đi và không cần sử dụng đến tấm biển đó nữa.
Qua 4 lời nhận xét khách quan của những người khách mua cá ta thấy ai cũng đều có những nhận xét về tấm biển được ông chủ treo để mang mục đích bán cá nhưng họ chưa thực sự được nội dung và mục đích của tấm biển đó là gù, từng lời nhận xét 1 ông chủ chưa cần xem xét đó là đúng hay là sai đã theo luôn những lời nhận xét đó, ban đầu tưởng chừng như những lời nhận xét đó là đúng nhưng sau ta mới nhận ra những lời nhận xét đó thật là phi lí, người đọc phải bật cười về hành động của ông chủ của hàng khi ông ta tiếp thu những ý kiến khách quan từ bên ngoài vào mà không có sự chọn lọc kĩ lưỡng, ông ta đã tiếp thu tất cả mà không chịu suy nghĩ về những lời nhận xét đó. Qua câu chuyện ta cần phê phán lối sống và hành động của ông chủ của hàng ông là 1 người thiếu kiên định, không có những suy nghĩ chín chắn về hành động của mình.
Truyện Treo Biển đã tạo ra cho con người tiếng cười sảng khoải và qua đây cũng để lại cho ta những bài học bổ ích cho cuộc sống ta cần tiếp thu những yếu tố từ bên ngoài nhưng tiếp thu với thái độ có sự chọn lọc kĩ lưỡng chứ không nen tiếp thu 1 cách đồng loạt các ý kiến khách quan từ bên ngoài vào.
Từ truyện lợn cưới áo mới , suy nghĩ của em về thói khoe của trong xã hội hiện nay
Câu chuyện Lợn cưới, áo mới nói về hai anh chàng có tính thích khoe khoang. Tính khoe khoang (khoe của, khoe danh, khoe tài, khoe chức tước,...) là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người khác biết là mình giàu, mình tài giỏi, mình danh giá. Đó là một thói xấu. Thói xấu này thường lộ ra ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp,.... Truyện Lợn cưới, áo mới kể về hai anh chàng thích trưng diện, khoe khoang, ra điều mình có... của.
Một anh đi tìm con lợn bị xổng khi nhà anh đang chuẩn bị đám cưới. Trong tình huống gia đình bận bịu, bối rối, anh ta không tập trung tư tưởng để tìm lợn cho nhanh, cho mau mà lại nghĩ đến viộc khoe khoang. Khi gặp người bạn, đáng lẽ anh chỉ cần hỏi "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không". Hoặc có thể tả vài nét về con lợn để người nghe dễ "nhận diện", chẳng hạn : lợn to hay nhỏ, lông trắng hay đen... Nhưng anh chàng lại nói kèm theo cụm từ "lợn cưới của tôi". Như vậy từ "cưới" (lợn cưới) là thừa, không cần thiết, khiến người nghe dễ bật cười. Chúng ta chứng kiến sự việc, thấy rõ anh chàng lợn cưới ấy thật là... hợm của, khoe khoang, đáng cười. Câu chuyện tiếp diễn và còn buồn cười hơn nữa là người nghe câu hỏi của anh lợn cưới lại không cười mà bình thản đáp bằng một câu làm nổ ra tiếng cười vang to. Đó là anh chàng sắm được chiếc áo mới. Có áo mới, anh không đợi ngày lễ, ngày tết, hay đi đâu đó, đem ra mặc. Anh mặc áo ngay, rồi ra đứng hóng ở cửa, đợi khách qua người ta khen. Tính thích khoe đã biến anh thành trẻ con. Trẻ con có áo mới thích được khen là tâm lí ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu mà tục ngữ đã đúc kết : "Già được bát canh, trẻ được manh áo mới". Anh áo mới trong câu chuyện tuy chưa già nhưng cũng không còn trẻ. Vậy mà anh mang tâm lí rất... trẻ con. Mặc áo rồi, anh "đứng hóng ngoài cửa, đứng mãi từ sáng đến chiều, chả thấy ai hỏi, anh ta tức lắm". Tính kiên trì và sự bực tức của anh ta thật không đúng chỗ, đáng buồn cười. Đáng cười hơn nữa là khi nghe anh "lợn cưới" hỏi, chỉ cần trả lời ngắn gọi : "Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua", hoặc "Tôi đứng đây từ sáng..." anh lại dài dòng, mở đầu lời đáp bằng cụm từ : "Từ lúc tồi mặc cái áo mới này...", thế là thành ra... thừa lời, vô duyên, đáng cười. Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần. Tiếng cười vang lên xung quanh con lợn cưới và chiếc áo mới. Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang. Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch. Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập. Hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi. Nhưng rồi điều trái ngược đã xảy ra. Chả ai được khen cả, mà chỉ khiến người chứng kiến cuộc gặp gỡ và nghe những lời nói của họ, phải bật cười. Tiếng cười nổ ra ở cuối truyện vừa vang to vừa có ý nghĩa chế giễu sâu sắc. Tính hay khoe là một tính xấu nhưng lại thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống chúng ta. Đọc và suy ngẫm về truyện này, chúng ta giật mình vì đôi khi chính bản thân ta cũng vướng tính xấu này. Cười anh chàng trong truyện, ta tự cười mình và nhắc mình phải sửa ngay tính thích khoe khoang, đồng thời rèn lấy tính khiêm tốn, nhún mình trong ứng xử hằng ngày ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. Nhìn chung, ý nghĩa, tác dụng của truyện cười là như thế. Vừa chế giễu, phê phán, mỗi truyện cười vừa nhắc nhở chúng ta tránh thói xấu, rèn luyện tính tốt. Vì thế, các nhà nghiên cứu đánh giá : truyện cười mang tính chiến đấu cao. Đó là những viên thuốc đắng, hoặc... ngọt thơm giúp con người giã tật.
Nhớ cho mình
Các bạn có thể cho mk 1 câu chuyện cười về thói khoe khoang ngoài truyện lợn cưới áo mới ra nha. Cảm ơn các bn
Mik ko biết kiểu như thế bởi vì nó rất ít nhg nếu bn tìm truyện cười thì mik có . http://www.truyencuoihay.vn/truyen-cuoi-dan-gian . bn vào trang này nhé , có rất nhìu
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Nam quốc sơn hà.
Cho mik dàn ý và bài văn luôn nha! Mik cần rất gấp.
Mik cảm ơn mọi người rất nhiều ạ!!!
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) nêu cảm nghĩ về câu chuyện lợn cưới áo mới
không copy trên mạng
câu chuyện lợn cưới áo mới kể về hai anh có tính khoe của thái quá . bằng những chi tiết tỏ rõ sự khoe khoang xen kẽ với các yếu tố gây cười , tác giả có ý đả kích những người hay khoe , luôn tỏ ra rằng mình hơn người khác . cái tính xấu này biến con người thành những kẻ lố bịch , hợm hĩnh , là đối tượng để mọi người cười chê . câu chuyện đã chứng minh : 'càng khoe khoang càng chứng tỏ mình không có gì' . các bạn ạ , từ câu chuyện này , hãy đừng bao giờ biến mình thành một kẻ hợm hĩnh vì cái tính đáng xấu hổ ấy.
Hãy nêu ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới.
- Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe của, khoe khoang của con người.
- Sự khoe khoang quá đà khiến nhân vật trở thành những kẻ lố bịch, kì quặc trong đời sống.