Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
︵✰Ah
3 tháng 2 2021 lúc 21:51

Công nghiệp CNTT - TT của Việt Nam có thể phát triển vượt bậc như là do một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, nhân lực của Việt Nam cần cù, chịu khó, có trình độ đào tạo cơ bản (trung học phổ thông) tốt. Xếp hạng đánh giá học sinh trung học cơ sở của Việt Nam do quốc tế thực hiện năm 2012 và 2018 ở ba lĩnh vực: đọc hiểu, khoa học và toán, học sinh ở Việt Nam luôn nằm trong tốp 10 nước cao nhất thế giới (Ðánh giá PISA). Ðào tạo đại học của Việt Nam cũng có nền tảng cơ bản tốt, còn hạn chế về thực hành. Qua thực tế và huấn luyện bổ sung, đội ngũ kỹ sư Việt Nam làm ở các doanh nghiệp đều nhanh chóng làm chủ các công nghệ tiên tiến.

Thứ hai, năng lực toán học của học sinh và sinh viên Việt Nam nhìn chung thuộc nhóm trên trung bình. Các cuộc thi toán quốc tế, đội tuyển Việt Nam thường nằm trong 10 nước có kết quả cao nhất thế giới. Qua 10 năm thực hiện "Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 - 2020", Toán học Việt Nam có số công trình khoa học được công bố năm 2019 gấp 2,5 lần năm 2010, xếp hạng từ thứ 55 trên thế giới năm 2010 đã tăng lên thứ 35 - 40 năm 2019, đứng đầu ASEAN từ năm 2014.

Thứ ba, do GDP đầu người của Việt Nam thấp nên chi phí lao động ở Việt Nam thấp so với các nước có thu nhập cao (trên 15.000 USD/người/năm) thường là từ sáu đến 10 lần. Ðây là điều rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

 

Quỳnh Anh
3 tháng 2 2021 lúc 21:40

ミ★ღ๖ۣۜPhoenixღ ★彡, Moon Nguyễn

︵✰Ah
3 tháng 2 2021 lúc 21:51

 

Những mặt Hạn chế của Công nghệ thông tin

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà công nghệ thông tin mang lại, công nghệ thông tin cũng có mặt trái của nó:

Ngày nay với công nghệ tiên tiến, bất kì cái gì có thể được tự động hoá sẽ được tự động hoá, điều đó nghĩa là nhiều việc làm sẽ tiếp tục biến mất. Nhiều người không tin điều đó, cũng như họ đã không thấy robots có thể làm việc làm tốt hơn con người trong chế tạo, xây dựng và văn phòng. Chẳng hạn, hệ thống trả lời điện thoại đã thay thế cho nhiều nhân viên điện thoại và người tiếp tân. Hệ thống tổ chức hồ sơ đã thay thế cho nhiều thư kí hồ sơ và phần mềm xử lí văn bản đã thay thế nhiều thư kí đánh máy. Vài năm trước, không ai nghĩ robots có thể thay thế các phóng viên, người viết bài cho báo chí nhưng ngày nay 35% tin tức được robot viết. Nhiều tờ báo đang dùng phần mềm viết tự động để lấy tin tức nhanh hơn, đặc biệt với những báo trực tuyến và giảm số người viết và phóng viên. Người ta dự đoán rằng trong vòng 5 năm, 75% tin tin sẽ được viết bởi robots điều đã tạo ra hoảng sợ trong các sinh viên học làm phóng viên. Ngay cả một số việc làm giám sát cũng đang được thực hiện bởi robots dùng công nghệ videos và lasers để giám sát và đo công việc được thực hiện trong nhà kho và cơ xưởng. Xu hướng tự động hoá đã bắt đầu ở Mĩ rồi chuyển sang châu Âu và châu Á vì các công ti nhắm tới hiệu quả cao hơn và dịch vụ nhanh hơn. Tất nhiên kết quả là thảm hoạ với nhiều công nhân.

Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Toàn
25 tháng 2 2016 lúc 16:24

a) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta

* Thuận lợi : 

- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 4 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000-8.000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.

- Dầu khí : là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt.

   + Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ mét khối khí

   + Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trự lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn

- Thủy năng : Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng 260-270 tỉ KWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng  Nai ( 19%)

- Các nguồn năng lượng khác như : sức gió, năng lượng mặt trời, thủy điện, địa nhiệt,.. ở nước ta rất dồi dào

* Khó khăn :

- Thiếu nước vào mùa khô cho các nhà máy thủy điện

- Một số tài nguyên là cơ sở để phát triển sản xuất điện đang bị suy giảm( than, dầu khí)

b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện

- Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội : cung cấp điện cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân

- Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 1 2020 lúc 8:39

Gợi ý làm bài

a) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực nước ta

* Thuận lợi

- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.

- Dầu khí: là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt.

+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.

+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

- Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).

- Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt… ở nước ta rất dồi dào.

* Khó khăn

- Thiếu nước trong mùa khô cho các nhà máy thuỷ điện.

- Một số tài nguyên là cơ sở để phát triển sản xuất điện đang bị suy giảm (than, dầu khí).

b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện

- Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội: cung cấp điện cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.

- Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 3 2018 lúc 10:02

a) Khai thác nhiên liệu, điện, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm

b) Dệt may, chế biến thực phẩm

c) Khai thác nhiên liệu (dầu khí), điện, cơ khí – điện tử, hóa chất.

d) Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước về giá trị sản lượng công nghiệp. Đã hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại như dầu khí, điện tử, công nghệ cao. Một số sản phẩm của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao so với cả nước: dầu thô (100%), điện (47,3%) cơ khí – điện tử (77,8%), hóa chất (78,1%), quần áo (47,5%). Vì vậy , vùng Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của cả nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 11 2017 lúc 13:11

HƯỚNG DẪN

- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và Đồng Nai.

- Hàng loạt nhà máy thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động (Hoà Bình, Yaly...).

- Nhiều nhà máy đang được xây dựng...

v Phân tích tác động đến tài nguyên, môi trường

- Tích cực: tăng giá trị của tài nguyên, tạo ra cảnh quan văn hoá mới.

- Tiêu cực:

+ Làm suy giảm tài nguyên rừng, đất rừng, đa dạng sinh học...

+ Làm thay đổi môi trường sinh thái: ô nhiễm lòng hồ thuỷ điện, thay đổi cân bằng sinh thái sông (dòng chảy, lượng phù sa bồi lắng trong lòng sông và ở của sông, lưu lượng nước ở phần dưới đập thuỷ điện...).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 6 2017 lúc 14:51

Gợi ý làm bài

- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử,...

- Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, bởi vì:

+ Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn thấp, có nguồn lao động dồi dào (dư thừa lao động).

+ Các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động, trình độ công nghệ không quá khắt khe, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển từ đó tạo dà cho sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của đất nước.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 6 2019 lúc 2:24

Gợi ý làm bài

Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hà An
1 tháng 4 2017 lúc 20:38

a/ Các ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng là: khai thác nhiên liệu, điện, vật liệu xây dựng.

b/ Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động là: dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm
c/ Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao là: cơ khí — điện tử, hóa chất
d/ Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước:
+ Hiện nay, trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất (năm 2005 chiếm 55,5 %)
+ Hầu hết các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng đều chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về các sản phẩm: đầu thô, động cơ điêden, sơn hóa học, sản lượng điện, quần áo may sẵn, bia
+ Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Sự phát triển công nghiệp của vùng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển công nghiệp của cả nước