viết đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 dòng ) nếu em là Vũ Nương , em sẽ xử sự ntn khi bị Trương Sinh nghi oan?
Đề 1: viết đoạn văn 8-10 dòng kể lại tâm trạng của Vũ Nương khi bị Trương Sinh nghi oan là thất tiết,cósử dụng yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật.
Đề 2 :viết đoạn văn 8-10 dòng kể lại tâm trạng của Thúy Kiều ở 8 câu thơ cuối trích kiều ở lầu ngưng bích có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật. LƯU Ý: HAI ĐOẠN VĂN KO PHẢI LÀ VĂN PHÂN TÍCH NHÉ MỌI NGƯỜI TRÁNH NHẦM LẪN Ạ.THANKS
1. Khi chồng về Vũ Nương bị rơi vào tình huống như thế nào ? TẠi sao câu nói của bé Đản lại gây nghi ngờ sâu sắc đến vậy ?
2. Hoàn cảnh xuất thân của Vũ Nương và Trương Sinh có giống nhau không ? Nếu Trương Sinh không đi lính thì Vũ Nương có bị nghi oan hay không ? Tại sao Trương Sinh có quyền đối xử tệ bạc với Vũ Nương ?
3. Cho biết điểm thắt và mở nút của câu chuyện ?
Cho đoạn văn tóm tắt sau:
Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.
Đoạn văn tóm tắt trên đã đủ các ý chính trong bài Chuyện người con gái Nam Xương. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Từ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy viết bài văn, dùng ngôi kể mới, kể lại một cách sáng tạo việc Trương Sinh đi lính trở về, nghe lời con nhỏ nghi vợ thất tiết, đánh đuổi Vũ Nương đi, khi hiểu ra nỗi oan của Vũ Nương thì đã muộn.(Yêu cầu kết hợp tự sự với miêu tả, miêu tả nội tâm)
đóng vai Trương Sinh trong chuyện người con gái Nam Xương, em hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu ghi lại tâm trạng sau khi hiểu ra nỗi oan của Vũ Nương.
bạn tham khảo nhé:
Sau khi vợ chết ,tôi với con lại ngồi bên ánh đèn ban đêm ,giờ đây con tôi chỉ lên bóng tường và bảo cha Dản lại đến .Lúc này tôi đã nhận ra được nỗi oan của vợ mình.Nhưng tôi biết đã quá muộn màng ,giờ tôi ận hận lắm .Nếu lúc đấy tôi nghe lời biện minh của cô ấy thì đâu đến nỗi này .Chắc cả đời tôi sẽ luôn dằn vặt bản thân mình ,tôi không thể tha thứ cho chính mình .Tôi mong rằng cô ấy sẽ sống hạnh phúc hơn ở bên kia con đường
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu đóng vai Trương Sinh kể lại nỗi oan khuất của Vũ Nương trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp và yếu tố miêu tả nội tâm
sos ae ơi vội lắm
Câu 1: hãy viết một bài văn đầy đủ các ý trên - tự giới thiệu mình là trương sinh chồng của vũ nương lý do kể chuyện - lý do kết hôn với vũ nương - vũ nương ở nhà chăm sóc mẹ... Ntn - khi trở về đầu lang ghi oan cho vợ - vũ nương tự vẫn -vô tình ghe câu nói của con trong đêm... Ân hận như thế nào - đó là câu chuyện đâu lòng nhất mà xuất đời không bao giờ chuộc lại tôi muốn gửi tới các bạn một lời khuyên -
Bằng một đoạn văn khoảng 8 - 10 dòng, em hãy ghi lại tâm trạng của nhân vật Vũ Nương khi bị chồng nghi oan dựa vào đoạn trích "Chuyện người con gái Nam Xương"
Hình tượng nhân vật Vũ Nương chính là hiện thân của tấm lòng vị tha, của vẻ đẹp của người phụ nữ. Song cuộc đời nàng lại có quá nhiều nỗi đớn đau, bất hạnh. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã hướng đến thể hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ấy và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ và ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp cho những con người bình thường, có phẩm chất tốt đẹp. Thiên truyện còn là lời tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến hà khắc, cửa quyền, nhẫn tâm đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát.
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương?
1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện
3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:
Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)
4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:
Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:
Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.