Hãy kể về 1 câu chuyện nói lên tấm gương Chí Công Vô Tư trong đời sống mà em bt
hãy kể một tấm gương trí công vô tư mà em biết và trí công đó thể hiện như thế nào
Câu 10. Em hãy một câu chuyện về một tấm gương thật thà, trung thực trong đời sống.
Câu 10. Em hãy một câu chuyện về một tấm gương thật thà, trung thực trong đời sống. Không copy mạng
em tham khảo
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kỹ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
cần gấp:
thầy kêu làm bài văn kể lại câu chuyện mà em đã được học ở năm lớp 4 nói về lòng trung thực hoặc ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Ở một làng quê nọ có một cậu bé tên là Nguyễn Ngọc Kí, vì nhà nghèo lại khuyết tật về thân thể nên cậu bé không được đi học. Nhưng hơn bất cứ bạn bè cùng trang lứa nào, Nguyễn Ngọc kí vô cùng đam mê, mong muốn được đi học. Một ngày nọ, Nguyễn Ngọc Kí đến lớp học của cô giáo Cương, thấy ở cửa có một cậu bé đang thập thò, cô giáo đã dừng giảng và đi lại bên Kí, cô ân cần hỏi em “Em tìm cô muốn hỏi gì đúng không?”, được cô giáo mở lời, Nguyễn Ngọc Kí đã mạnh dạn nói ra mong muốn của mình “Em muốn được đi học, nhưng em không thể cầm bút”.
Nghe thấy vậy, cô Cương đã sờ vào cánh tay của Kí, thấy hai cánh tay của em buông thong mà vô cùng xót xa. Cô lưỡng lự không biết phải làm sao nhưng đành phải từ chối em “Cô biết em thích học, nhưng hiện tại sức khỏe của em khó có thể theo kịp các bạn được. Nên bây giờ em hãy về nhà rèn luyện thêm, để đến sang năm lại đi học nhé”. Nhìn vào khuôn mặt buồn rầu, đôi mắt sáng long lanh nước của Kí cô Cương vô cùng khó xử. Vài ngày sau đó, cô Cương quyết định đến nhà của Kí thì thấy được những hình ảnh thật cảm động
Nhà của kí rất nghèo, em cũng không có bút nên em kẹp viên gạch vào hai ngón chân và tập viết những nét nguệch ngoạc trên nền đất, hình ảnh ấy khiến cho cô Cương thấy cay khóe mắt. Cô thấy được ở Nguyễn Ngọc Kí sự kiên cường, nỗ lực vô cùng phi thường. Vậy là cô đã lấy giấy bút mang theo bên người tặng cho Kí và giúp Kí tập viết. Khi mới bắt đầu tập viết, những nét bút nghệch ra làm rách tờ giấy, rồi khi làm nhoen mực ra khắp tờ giấy. Kí tuy có buồn nhưng không hề bỏ cuộc mà vẫn miệt mài, kiên trì tập viết. Dù Kí không thích hợp đến lớp nhưng hàng ngày cô Cương vẫn đến nhà và giúp Kí giúp em học
Nhà của kí rất nghèo, em cũng không có bút nên em kẹp viên gạch vào hai ngón chân và tập viết những nét nguệch ngoạc trên nền đất, hình ảnh ấy khiến cho cô Cương thấy cay khóe mắt. Cô thấy được ở Nguyễn Ngọc Kí sự kiên cường, nỗ lực vô cùng phi thường. Vậy là cô đã lấy giấy bút mang theo bên người tặng cho Kí và giúp Kí tập viết. Khi mới bắt đầu tập viết, những nét bút nghệch ra làm rách tờ giấy, rồi khi làm nhoen mực ra khắp tờ giấy. Kí tuy có buồn nhưng không hề bỏ cuộc mà vẫn miệt mài, kiên trì tập viết. Dù Kí không thích hợp đến lớp nhưng hàng ngày cô Cương vẫn đến nhà và giúp Kí giúp em học
Thật là phi thường, dưới sự nỗ lực không ngừng của Kí thì em đã viết vô cùng lưu loát, em có thể dùng chân để viết nên những dòng chữ mà những người bình thường cũng chưa chắc đã làm được. Tuy nhiên, đó không phải là một quá trình dễ dàng với Nguyễn Ngọc Kí, trước khi chạm đến được thành công thì em đã trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn. Chính sự vươn lên không ngừng cùng ý chí kiên cường đã đưa Nguyễn Ngọc Kí chạm tay đến thành công.
Kể một câu chuyện nói về tấm gương hiếu hoc mà em biết
Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một môi trường hòa bình, yên ấm. Chúng ta được học tập, sinh hoạt trong những điều kiện tốt nhất, nhưng trong cuộc sống này vẫn còn bao hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn, đó là những bạn học mồ côi cha mẹ, hay gia đình khó khăn. Nhưng điều đáng quý nhất ở các bạn học này chính là sự nỗ lực không ngừng trong cuộc sống, đó chính là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo. Em có biết một tấm gương về tinh thần hiếu học, đó là một tấm gương thực mà em trực tiếp quan sát được trong lớp học của mình.
Bạn Hiếu lớp em là một tấm gương như vậy, nhà của bạn Hiếu rất nghèo, bố mất sớm chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Hiếu không làm cho Hiếu nhụt chí mà luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, trong học tập của mình.
Vì gia đình khó khăn nên ngoài giờ lên lớp thì Hiếu thường giúp mẹ làm những công việc nhà như: quét rọn nhà cửa, nấu cơm, chăn trâu…mọi công việc đều được Hiếu làm một cách nhanh nhẹn và tươm tất. Ở trên lớp, Hiếu cũng là một trong những thành viên tham gia tích cực nhất vào các hoạt động lao động, vệ sinh tập thể.
Hiếu là một học sinh xuất sắc của lớp chúng em, tuy phải giúp mẹ làm những công việc nhà nhưng mỗi khi có thời gian rảnh thì Hiếu lại mang sách vở ra học, trên lớp Hiếu cũng rất chú ý vào những bài giảng của thầy cô, hắng hái phát biểu bài, đặc biệt là Hiếu luôn tranh thủ thời gian để học. Bởi vậy mà lực học của Hiếu vô cùng tốt, thời gian đầu khi chúng em còn chưa biết về hoàn cảnh khó khăn của Hiếu thì chúng em vẫn thường xuyên trêu đùa bạn là mọt sách.
Tuy nhiên, khi biết được hoàn cảnh gia đình bạn chúng em lại càng cảm thấy khâm phục và ngưỡng mộ tinh thần vượt khó, hiếu học ở bạn Hiếu. Đối với em và rất nhiều bạn trong lớp, Hiếu chính là tấm gương sáng để chúng em học tập và noi theo.
Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ xưa đến nay có rất nhiều tấm gương hiếu học được lan truyền trong nước, một trong những người biết khắc phục khó khăn để học thành tài đó là Mạc Đĩnh Chi.
Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xỉ. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rùng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.
Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh cửi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm.
Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.
Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng, tài cao, thi đỗ trạng nguyên (khoa thi năm 1304). Nhưng vì nhà vua thấy ông nhà nghèo lại xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông phải làm một bài văn để thử tài.
Mạc Đĩnh Chi làm ngay bài phú lấy tên là "Bông sen trong giếng ngọc" để -tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Bài phú rất hay, hay đến nỗi vua Trần phải phong cho ông một chức quan trong triều. Với lòng yêu nước thương dân, ông đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.
Câu chuyện tôi vừa kể nhằm ca ngợi gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi, danh nhân nểi tiếng nước ta đời Trần, quê ở Nam Sách, Hải Dương, người biết khắc phục mọi khó khăn để học và đã học thành tài.
em hãy kể 1 câu chuyện về giao thông mà em càm thấy ấn tượng và qua câu chuyện đó nói lên những điều em muốn nói về công tác đảm bảo an toàn giao thông hiện nay
(15-20 dòng)
tham khảo
Sau những ngàу nhộn nhịp ᴄhuẩn bị, hôm naу họ nhà Kiến tổ ᴄhứᴄ ᴄuộᴄ thi an toàn giao thông.Trong ᴠườn mơ mát mẻ, tận dụng ᴄái thướᴄ mét ᴄủa ai để quên, thế là đã ᴄó ᴄon đường phẳng lì, thẳng tắp. Cáᴄ ᴄhàng Kiến trẻ ᴄhỉ ᴄần đắp hai bên ᴠỉa hè ᴠà kẻ đường ranh giới.
Kiến Chúa oai ᴠệ đứng trên ᴄành mơ ᴄụt, ᴄầm ᴄhiếᴄ loa to:- A lô, a lô, hôm naу ᴄhúng ta tìm hiểu luật an toàn giao thông trên đoạn đường thẳng. Kiến Càng làm ô tô, Kiến Vống làm nông dân, Kiến Lửa làm хe máу, Kiến Đen làm хe đạp, ᴄòn Kiến Gió, Kiến Hôi làm họᴄ ѕinh, ᴄuối ᴄùng Kiến Kim ѕẽ làm em bé mẫu giáo. Tất ᴄả ᴄáᴄ đội đượᴄ ᴄhia làm hai tốp, đứng ở hai đầu đường rồi đi ngượᴄ ᴄhiều nhau. Ban giám khảo ѕẽ quan ѕát ᴄhấm điểm ᴄho từng đội.Tiếng ᴠỗ taу ᴠang dội ᴄả ᴠườn mơ. Ai nấу ᴠào ᴠị trí. Tiếng hô ᴄủa Kiến Chúa ᴠang lên:- Bắt đầu!Ô tô, ᴄông nông, хe máу, хe đạp, người đi bộ ᴄùng ᴄhuуển động. Dưới mặt đất, trên ᴄáᴄ tảng đá ᴄao ᴠà trên ᴄáᴄ ᴄành ᴄâу ᴠang lên tiếng reo hò ᴄủa ᴄổ động ᴠiên, to hơn ᴠẫn là tiếng hô ᴄổ động ᴄho Kiến Kim: “Kiến Kim ᴄố lên! Kiến Kim ᴄố lên!”Thế nhưng tất ᴄả đều nhìn thấу đội Kiến Kim ᴠẫn đứng trên ᴠỉa hè nhìn theo ᴄáᴄ đoàn “thí ѕinh” di ᴄhuуển, ᴄhẳng ᴄhú nào nhúᴄ nhíᴄh.
Rồi ᴄuộᴄ thi kết thúᴄ. Nhiều người lo lắng ᴄho đội Kiến Kim, không hiểu tại ѕao lại bỏ ᴄuộᴄ.Tiếng loa ᴄủa Kiến Chúa đã ᴠang lên:- Cuộᴄ thi đã kết thúᴄ tốt đẹp! Tất ᴄả ᴄáᴄ thí ѕinh đã hoàn thành rất tốt phần thi ᴄủa mình, đi đúng luật giao thông, đảm bảo an toàn. Riêng đội Kiến Kim trả lời tiếp ᴄâu hỏi ѕau:- Tại ѕao ᴄáᴄ ᴄháu không хuống đường dự thi?Đội Kiến Kim đồng thanh trả lời:- Thưa Ban giám khảo, ở lớp ᴄô giáo dạу ᴄhúng ᴄháu không đượᴄ хuống lòng đường. Muốn qua đường phải ᴄó người lớn đưa qua ạ!Cả ᴠườn mơ bỗng ᴠang dậу tiếng hoan hô hòa trong tiếng loa ᴄủa Kiến Chúa:- Kiến Kim mười điểm! Kiến Kim mười điểm!Ban giám khảo ᴠui mừng ᴄông bố:Điểm thắng tuуệt đối đã thuộᴄ ᴠề đội mẫu giáo Kiến Kim
vào một hôm em đang ngồi ở nhà chơi thì nhớ ra chiếc xe đạp của em thì em quyest định đi xe ra đường chơi thì lúc đó em có lớp 4 hoi thì là vẫn còn trẻ trâu lắm nên thik bốc đâu ( em là con gái mang dòng máu của con trai nên thik thế =)))))) ) thì đúng lúc có cái xe tải mất phanh nên đâm thẳng lên vỉa hè thế là em quẹt đất qqua ngầm xe tải bằng một cách thần kì gì đó mà em làm được =)))) mà ko bị làm sao thế từ hôm đó em chơi ở công viên chuwsko đi xe ở đó nữa =))))
nhà văn nổi tiếng người Nga M.Go-rơ-ki đã từng nói:" Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương"
từ câu nói trên, em hãy viết bài văn kể về 1 câu chuyện cảm động của tình yêu thương trong cuộc sống đời thường mà em biết hoặc trải qua. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân
( giúp tuiii vớiiii )
Em hãy kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc thep pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Một đất nước chỉ có thể phát triển ổn định và hòa bình khi mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật. Tấm gương về tu dưỡng đạo đức, tuân theo nếp sống văn minh của Bác Hồ khiến em vô cùng cảm phục và càng thêm kính yêu Người.
Câu chuyện em đã được đọc trong cuốn “Những mẩu chuyện đạo đức của Bác Hồ” khiến em nhớ mãi về Bác. Hàng ngày, Bac luôn căn dặn những chú cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Một hôm, Bác và các chú có đến thăm một ngôi chùa lớn. Vì là ngãy lên nên các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa đến chùa, các vị sư liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng những nghi thức như mọi người đến lễ chùa.
Trên đường về nhà, chiếc xe vừa đi đến một ngã tư và có đèn đỏ. Đường phố lúc này rất đông đúc người và các phương tiện giao thông. Chiếc xe trở bác và các chú cảnh vệ dừng lại. Các chú lo lắng, nếu mọi người trông thấy Bác thì họ sẽ ùa ra đông kín đường. Vì vậy, mọi người bàn bạc và định cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý và ngăn lại, rồi từ tốn nói: “Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.”
Nghe xong câu nói đó, mọi người đều rất ân hận và xúc động trước tinh thần gương mẫu của Bác. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đó cũng là bài học quý giá cho chúng ta ngày hôm nay, thực hiện trật tự giao thông để an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Em hãy kể lại những mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập mà em biết.
- Nguyễn Quốc Trinh và Nguyễn Đình Trụ là hai anh em ruột đều học giỏi, đến kì thi, Đình Trụ làm được bài còn Quốc Trinh học sách khác nên không làm được, Đình Trụ hứa chỉ cho anh nhưng Quốc Trinh không đồng ý và bỏ về, khoa sau thi đỗ trạng nguyên
Em có một người bạn rất thân tên là Linh Chi. Cậu ấy được mọi người vô cùng yêu mến, bởi tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương, thường xuyên giúp đỡ người khác của mình.
Linh Chi là chị cả trong một gia đình có ba chị em. Hằng ngày, bố mẹ bận bịu với công việc đồng áng. Chi một mình quán xuyến công việc nhà và chăm sóc hai đứa em. Vì thế mà trông cậu ấy luôn rất chín chắn so với bạn bè cùng trang lứa.
Nếu nói về thành tích học tập, thì Linh Chi không phải là một học sinh giỏi. Điểm số của cậu ấy luôn chỉ ở mức khá. Tuy nhiên, điều đó không chút gì ảnh hưởng đến tình cảm mọi người dành cho Chi. Bởi cậu ấy vẫn luôn học tập rất chăm chỉ, nỗ lực hết mình. Bài tập cô giáo giao, Chi luôn làm đầy đủ, câu nào không hiểu thì sẽ hỏi lại các bạn hoặc thầy cô chứ không bỏ qua hay chép sách giải.