Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khánh Vy
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
2 tháng 9 2021 lúc 21:47

Tự sự và miêu tả

•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
2 tháng 9 2021 lúc 21:48

Tự sự và miêu tả ,mik cũng mới học

Vân Vui Vẻ
2 tháng 9 2021 lúc 21:58

PTBĐ: tự sự và miêu tả

huấn rose
Xem chi tiết
Khinh Yên
21 tháng 7 2021 lúc 21:49

tham khảo

Tác phẩm dế mèn phiêu lưu kí có những ý nghĩa được rút ra:

Bài học về thái độ sống

Bài học về lòng tốt với những người xung quanh

Bài học về cách đánh giá người khác

Bài học về tình bạn chân thành

Bài học về ý thức kỷ luật và sự đoàn kết

Dân Chơi Đất Bắc=))))
21 tháng 7 2021 lúc 21:50

link:

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/neu-y-nghia-cua-truyen-de-men-phieu-luu-ki-faq223451.html

nguyễn quang anh
Xem chi tiết
AVĐ md roblox
6 tháng 1 2023 lúc 20:48

Tham Khảo  

     Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Nếu nhắc tới dế Mèn thì ắt hẳn phải nhắc tới dế Choắt - một chú dế quả vừa gầy lại ốm yếu, chậm phát triển, lại thêm vẻ xấu xí của đôi càng “bè bè, nặng nề”, râu ria ngắn cũn, cụt còn có một mẩu, dưới con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.Đọc "Dế Mèn phiêu lưu ký" ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 1 2023 lúc 21:19

Bạn tham khảo nha: 

Em ấn tượng với Dế Mèn phiêu lưu ký bởi nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong em nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là “hôi như chuột” rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. 

_tẮt Nụ cuỜi ♣ LuỜi yÊu...
Xem chi tiết

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới) 

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

✨cầu vồng ✨
Xem chi tiết
Mai Anh{BLINK} love BLAC...
21 tháng 2 2021 lúc 10:45

Yêu trẻ em, gần gũi với thiên nhiên và thế giới loài vật, nhà văn Tô Hoài đã đem đến một món quà hết sức thú vị: Truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí. Truyện hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt là trẻ em ngay từ khi mới ra đời. Cho đến nay sau gần 70 năm, truyện vẫn được trẻ em đón nhận, yêu thích. Trong đó Dế Mèn, nhân vật chính của tác phẩm đã đem đến những cảm nhận thú vị. Đoạn trích bài học đường đời đầu tiên là phần đầu của truyện, là những nét phác thảo khái quát về nhân vật chính là bài học đầu tiên mà cậu ta nhận được trên đường đời.

Đọc đoạn trích này, người đọc bị hấp dẫn bởi cách miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn của nhà văn Tô Hoài. Trước hết, ta bắt gặp một | chàng dế thanh niên đẹp trai “cả thân mình là một màu nâu bóng mỡ rồi

cánh, râu, vuốt…của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Đúng là một “thanh niên” như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên. Người đọc không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt “ điều độ, chừng mực”, cái sự biết lo xa của một chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khở mạnh…

Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mến ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu. Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái ưu điểm lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoe sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi để khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhảy cho ra vẻ…Ở đây ta bắt gặp nét đặc trưng của một chàng dế “thanh niên” ở tuổi mới lớn. Tuy nhiên, thói xấu ấy chưa gây hậu quả, chưa làm hại ai, bởi thế ở chừng mực nào đấy, chúng ta có thể thông cảm với cậu. Nhưng đến khi, sự kiêu ngạo, coi thường người khác ngày càng lớn và bị đẩy đến đỉnh điểm thì nó đã gây hậu quả ghê gớm mà chính Dế Mèn cũng không hề lường trước. Coi thường Dế Choắt, không thèm giúp Choắt đào hang rồi hơn nữa, trêu chọc chị Cốc, gây hiểu lầm và Dế Choắt là người chịu hậu quả. Cái chết thương tâm và lời trăng trổi của Dế Choắt làm Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngông cuồng và hậu quả vô cùng tai hại mà mình gây ra.

Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn. Nếu như ở trên, người đọc thấy giận Màn vì việc làm nông nổi, ngông cuồng gây hoạ cho người khác thì ở đây, ta thấy cảm thông cho Dế Mèn. Dù sao, cậu cũng đã nhận ra lỗi lầm, ăn năn, ân hận vì những lỗi lầm đó và hơn hết cậu nhận ra “bài học đường đời đầu tiên” dù không phải là sớm, dù phải trả giá bằng mạng sống của Dế Choắt. | Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn kể trong đoạn trích thật hay và ý nghĩa. Qua câu chuyện về Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người. Chính xác hơn là hình ảnh những chàng trai mới lớn, chập chững bước vào đời. Nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn, chính là lời nhắc nhở phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mình mắc phải.

 

Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài và đoạn trích bài học đường đời đầu tiên thật hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Nó mãi mãi là một cuốn sách hay cho chúng ta, là bài học đường đời cho mỗi con người, nhất là những người sắp bước vào đời như chúng ta.

Do Khac Dinh
Xem chi tiết
Mahakali Mantra (Kali)
14 tháng 2 2019 lúc 22:20

Sau khi kết nghĩa anh em, Mèn và Trũi cứ ngày đi đêm nghỉ và say sưa ngắm cảnh dọc đường. Gặp con sông lớn hai anh em lấy cánh sen ghép lại thành bè.

Đang chu du trên mặt sông thì bỗng có cơn gió lớn đẩy bè ra giữa vùng nước trắng mênh mông. Suốt mười ngày ròng rã, mèn và Trũi ko có gì để ăn cho đến lúc tưởng chừng như ko còn sống nổi thì sóng đánh bè trôi dạt vào bờ. Hai anh em được gặp những đại diện của xóm Đầm Lầy là thầy đồ Cóc và Ếch Cốm Đại vương. Nhưng kẻ này vừa khoe khoang, khoác loác lại còn tự đắc đến dở hơi nên Mèn và Trũi bèn tính kế tẩu thoát khỏi xóm này.

Người
14 tháng 2 2019 lúc 22:15

cho cái link này :

https://www.youtube.com/watch?v=TBTZtPL4kv4

tóm tắt cả bài luôn

Khang Lê Nguyên
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Tâm Như
22 tháng 5 2022 lúc 16:55

TK

Không chỉ đẹp về ngoại hìnhDế Mèn còn có phong thái, điệu bộ rất chững chạc, oai vệ, “trịnh trọng và khoan thai” vuốt râu, mỗi bước đi đều dún dẩy khoeo chân, rung lên rung xuống chiếc râu như muốn khoe với tất cả mọi người thấy vẻ đẹp của mình.

Online1000
22 tháng 5 2022 lúc 16:56

Mèn là em út trong một gia đình có ba an hem. Ở với mẹ được hai hôm, ba an hem liền bắt đầu một cuộc sống tự lập. Ban đầu, do sự non trẻ, Mèn đã kiêu căng, hống hách treey chị Cốc và gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt. Mèn vô tình trở thành thứ đồ chơi của hai đứa trẻ và được anh Xén Tóc cho một bài học mới. Sau đó, Mèn bắt đầu chán với cuộc sống thực tại nên tiếp tuc ra đi: chú kết bạn với Dế Trũi, tranh hùng với Bọ Ngựa rồi cùng với Trũi trở thành chánh, phó tổng Châu Chấu. Trong suốt hành trình đó, mèn đã giao lưu, kết bạn với nhiều người và cùng với những người bạn của mình chống lại những điều ngang trái, bất công trong xã hội. Mèn đã đọc lời hịch cổ đông “muôn loài cùng nhau kết nghĩa” và được nhiều loài hưởng ứng.

https://vfo.vn/r/tom-tat-truyen-de-men-phieu-luu-ki-ngan-gon-nhat-10-dong-20-dong.134171/

dế mèm là nhân vật ảo, hình tượng hóa.
 

Phạm Ngọc Lam
22 tháng 5 2022 lúc 18:04

 dế mèn  có phong thái, điệu bộ chững chạc, oai vệ,'' trịnh trọng và khoan thai '' 

Khang Lê Nguyên
Xem chi tiết
Smile
22 tháng 5 2022 lúc 20:36

Bài học:  Ở đời không nên có thói hung hăng bậy bạ.  Nhà văn đã mượn lời của Dế Choắt trước khi chết để nhắc nhở các bạn đọc nhỏ tuổi không nên kiêu căng, tự mãn. Chúng ta phải rèn luyện nhân cách để trở thành người công dân tốt. 

hà mai
24 tháng 5 2022 lúc 10:39

là thi sĩ

tick đi má !^ _ ^!

 

Vũ Anh Phương
26 tháng 5 2022 lúc 15:37

Bài học:  Ở đời không nên có thói hung hăng bậy bạ.  Nhà văn đã mượn lời của Dế Choắt trước khi chết để nhắc nhở các bạn đọc nhỏ tuổi không nên kiêu căng, tự mãn. Chúng ta phải rèn luyện nhân cách để trở thành người công dân tốt.

huynh thi quynh phuong
Xem chi tiết
Ngô Thị Thảo May
16 tháng 2 2016 lúc 18:30

Anh chàng dế mèn tron truyện dế mèn phiêu lưu ký là: Cho thấy anh dũng cảm, dám cả gan đấu với bọn nhện tung tướng.

Liên Hồng Phúc
16 tháng 2 2016 lúc 18:32

Dế Mèn phiêu lưu ki là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn

- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thế làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa.

Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theọ quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hon nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm.

Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên.

Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.

Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyên đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã rút ra được nhiều bài học thấm thìa qua bao nhiêu “ngày đàng”. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hoà bình”.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn.

 

Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

song ngu
16 tháng 2 2016 lúc 19:13

dung cam gan da va minh nghi con ga lang