Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bùi Ngọc Duy
Xem chi tiết
Lê Hồng Công
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 8 2020 lúc 20:56

1. ​Hỡi cô tát nước đầu làng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

2. Hỏi xa anh lại hỏi gần

Hỏi em phỏng độ đương xuân thế nào

Thấy em là gái má đào

Lòng anh chỉ muốn ra vào kết duyên

3. Vào vườn hái quả cau xanh

Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu

4. Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

5. Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ trước gió biết vào tay ai

Miinhhoa
Xem chi tiết
quynh nhu phan
Xem chi tiết
đức huy lê
20 tháng 1 2022 lúc 20:08

tham khảo nha bạn :

Đăk Nông thon thả cánh chim trời
Phong cảnh êm đềm cố hữu ơi
Hãy đến bờ sông khi úa mộng
Và say chén rượu lúc khuya trời
Đá mềm chân bước đâu hề nản
Trí vững tay làm chẳng thể rơi
Xuôi ngược lao xao bài nhạc chiến
Cho muôn khát vọng sáng thêm đờiĐi với anh cùng ghé Đắk Nông.
Làm quen sơn nữ tộc Hơ Mông
Trai khôn chẳng thích đi tìm vợ.
Gái lớn lại ưa kiểu cưới chồng.
Pho sử Dam San vang đất nước
Tiếng đàn krong pút vọng non sông.
Nơi đây kinh thượng luôn đoàn kết.
Gắn bó thương yêu cùng một lòng.Ai đem tôi đến chốn này
Bên kia thì núi bên này thì sông
Ai đem tôi đến đồng không
Để tôi vơ vẩn tôi mong tôi chờChim buồn tình chim bay về núi
Cá buồn tình cá lủi xuống sông
Anh buồn tình anh dạo chốn non bồng
Dạo miền sơn cước, xuống chốn ruộng đồng mới gặp emCheo leo núi đá xây thành
Đầu non mây trải, chen cành suối tuôn
Biển khơi, nước chẳng quên nguồn
Gành xa sóng vỗ tiếng luồn trong hoa
Nguyễn Trọng Nhân
20 tháng 1 2022 lúc 20:17

tục ngữ, ca dao về tỉnh đắk:

- gừng càng già càng 
-người cùng 1 mẹ sinh chân đạp nhau
người cùng 1 mẹ sinh ra tay đụng lấy nhau
-củi cong khó đun

người già khó chiều

Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
3 tháng 11 2018 lúc 20:28

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

Lương Đạt
Xem chi tiết
Long Tran
3 tháng 1 2022 lúc 15:33

"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.

le duc minh vuong
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
6 tháng 10 2016 lúc 11:30

-  Hôm qua tát nước đầu đình

 Để quên chiếc áo trên cành hoa sen

 Em được thì cho anh xin

 Hay là em để làm tin trong nhà.

Anh đà có vợ con chưa

Mà anh ăn nói ngọt ngào có duyên

Mẹ già anh ở nơi nao

Để em tìm vào hầu hạ thay anh.

 

Di Lam
6 tháng 10 2016 lúc 11:30

 _        Bây giờ mận mới hỏi đào

      Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?

           Mận hỏi thì đào xin thưa

      Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

_        Cô kia cắt cỏ một mình,

      Cho anh cắt với chung tình làm đôi.

           Cô còn cắt nữa hay thôi,

      Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.

ღAlice Nguyễn ღ
6 tháng 10 2016 lúc 11:31

A - Ă - Â[sửa]

Ai đem con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng nó bay.

Ai làm cho bướm lìa hoa,

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Ai đi muôn dặm non sông,

Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.

Ai xin anh lấy được mình,

Để anh vun xới ruộng tình cho xanh.

Ai xin mình lấy được anh,

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

Anh đi đường ấy xa xa,

Để em ôm bóng trăng tà năm canh.

Nước non một gánh chung tình,

Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng?

Ấy ai dắt mối tơ mành,

Cho thuyền quen bến cho anh quen nàng.

Tơ tằm đã vấn thì vương,

Đã trót dan díu thì thương nhau cùng.

Anh về em nắm cổ tay,

Em dặn câu này anh chớ có quên.

Đôi ta đã trót lời nguyền,

Chớ xa xôi mặt mà quên mảng lòng.

B[sửa]

Bắc thang lên hỏi trăng già,

Phải chăng phận gái mưa sa giữa trời.

May ra gặp được giếng khơi

Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.

Chẳng may số phận gian nan,

Lầm than phải chịu phàn nàn cùng ai

Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Bước xuống ruộng sâu lỡ sầu tấc dạ,

Tay ôm bó mạ nước mắt hai hàng.

Ai làm lỡ chuyến đò ngang,

Cho sông cạn nước hai hàng biệt ly.

Cất tiếng than hai hàng lụy nhỏ,

Anh nói thương em rồi lại bỏ em đây.

Bao giờ cây chuối có cành,

cho sung có nụ, cho hành có hoa.

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

Bao giờ cây cải làm đình,

Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.

Bắc thang lên đến tận trời,

Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay.

Đánh thôi lại trói vào cây,

Hỏi ông Nguyệt lão: "đâu dây tơ hồng?".

C[sửa]

Cô kia cắt cỏ một mình,

Cho anh cắt với chung tình làm đôi.

Cô còn cắt nữa hay thôi,

Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.

Cái cò lặn lội bờ ao

Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay

Em về giục mẹ cùng thầy,

Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong?

Cổ yếm em thõng thòng thòng,

Tay em đeo vòng như bắp chuối non.

Em khoe em đẹp em giòn,

Anh trông nhan sắc em còn kém xuân.

Cổ tay em trắng như ngà,

Con mắt em liếc như là dao cau.

Miệng cười như thể hoa ngâu,

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Cái cò bay bổng bay lơ

Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.

Đem về nàng nấu nàng rang,

Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

D - Đ[sửa]

Đêm đêm khêu ngọn đèn loan,

Nhớ chàng quân tử thở than mấy lời.

Mong chàng chẳng thấy chàng ôi,

Thiếp tôi trằn trọc vội rời chân ra.

Nhác trông lên đã xế tà

Đêm khuya khoắt con gà gáy sang canh.

Mong anh mà chẳng thấy anh,

Thiếp tôi buồn bã khêu quanh ngọn đèn.

Đôi ta bắt gặp nhau đây,

Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.

Đôi ta như tượng mới tô,

Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.

Đôi ta như lửa mới nhen,

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

Đôi ta như rắn liu điu,

Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.

Đôi ta như ruộng năm sào,

Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?

Đôi ta như thể đồng tiền,

Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.

Đôi ta như thể con bài,

Đã quyểt thì đánh, đừng nài thấp cao

Đôi ta như đá với dao,

Năng siếc, năng sắc, năng chào, năng quen.

Đôi ta như ngãi Phan Trần,

Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi.

Đôi ta như rượu với nem,

Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.

Đôi ta như lúa đòng đòng,

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

Đôi ta như chỉ xe ba,

Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.

Đêm nằm lưng chẳng tới giường,

Trông cho mau sáng ra đường gặp em.

Đường dài ngựa chạy biệt tăm,

Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.

Đầu năm ăn quả thanh yên,

Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.

Vì cam cho quýt đèo bòng,

Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:

Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

Đói lòng ăn nửa trái sim,

Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Người thương, ơi hỡi, người thương,

Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.

Đôi ta cùng bạn chăn trâu,

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hang.

Bao giờ cho gạo bén sang,

Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.

Đêm qua trời sáng trăng rằm,

Anh đi qua cửa em nằm không yên.

Mê anh chẳng phải mê tiền,

Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.

Thấy anh em những mơ màng,

Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.

Thấy anh chưa kịp ngỏ lời,

Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.

Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,

Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.

Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,

Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.

Nghĩ rằng duyên nợ từ đây,

Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.

Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!

H[sửa]

Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin,

Hay là em để làm tin trong nhà.

Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Khâu rồi anh sẽ trả công,

Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho.

Giúp em một thúng xôi vò,

Một con lợn béo, một vò rượu tăm.

Giúp em đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo.

Giúp em quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

M[sửa]

Một thương tóc bỏ đuôi gà,

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.

Ba thương má lúm đồng tiền,

Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.

Năm thương cổ yếm đeo bùa,

Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.

Bảy thương nết ở khôn ngoan,

Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.

Chín thương cô ở một mình,

Mười thương con mắt có tình với ai.

T[sửa]

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng, như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Hoàng Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Linh Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:57

Giống nhau:

+ Nói thân phận, phẩm chất nhân cách của con người

+ Đều mang những ý nghĩa sâu sắc

+ Cách trình bày

Khác nhau:

Châm biếm:

+ phê phán, cười chê người đời

+ Những chuyện mê tín dị đoan không có thật

+ Nói về cuộc sống người đời ( phẩm chất............)

Than thân ( gđ,....)

+ Thân phận ngày xưa và hiện tại

+ MAng những ý nghĩa có thực

+ Đem lại suy nghĩa cho người đọc và người nghe.

Chúc bạn hx tốt!

nguyễn gia bảo
Xem chi tiết
MiNe
31 tháng 8 2020 lúc 13:45

bài công cha thuộc chủ đề ca dao nào? =>Tình cảm gia đình

bài rủ nhau xem cảnh kiếm hồ thuộc chủ đề ca dao nào?=>(cái này mình học lâu rồi quên mợ mất)

bài than thân thuộc chủ đề ca dao nào? =>Những câu hát châm biếm

bài số cô chẳng giàu thì nghèo thuộc chủ đề ca dao nào? =>Những câu hát than thân

Khách vãng lai đã xóa