Trộn 3 ca nước ở nhiệt độ t1 với 5 ca nước ở nhiệt độ t2 . Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cuối cùng của nước là 500C. Tính nhiệt độ t1 và t2. Biết t1=5t2 và xem rằng nước chỉ truyền nhiệt cho nhau.
Hai bình nước giống nhau, chứa cùng lượng nước. Bình thứ nhất chứa nước ở nhiệt độ t1, bình thức 2 chứa nước ở nhiệt độ t2=3/2t1. Sau khi trộn lẫn với nhau, nhiệt độ cân bằng là 25oC . Tính t1, t2
Vì: Hai bình nước giống nhau, chứa cùng lượng nước, nên
Ta có:Pt cân bằng nhiệt:
Qtỏa=Qthu
<=>m.c.(t2-25)=m.c.(25-t1)
<=>t2-25=25-t1
<=>\(\dfrac{3}{2}t_1\)-25=25-t1
<=>t1=20oC
=>t2=\(\dfrac{3}{2}.20=30^oC\)
Hai bình nước giống nhau chứa hai lượng nước như nhau Bình nước thứ nhất có nhiệt độ t1 . Bình thứ 2 nước có nhiệt t2=2 *t1 sau khi trộn lẫn nước hai bình với nhau nhiết độ khi cân bằng nhiệt là 36°C Tính nhiệt độ ban đầu của nước ở mỗi bình
Ta có: \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)
\(\Rightarrow36-t_1=t_2-36\)
\(\Rightarrow36-t_1=2t_1-36\) \(\Leftrightarrow t_1=24^oC\) \(\Rightarrow t_2=48^oC\)
Câu 3: Đổ 200g nước ở t1= 20'C vào 300g nước ở nhiệt độ t2 thì nhiệt độ cân bằng là 50'C. Tính nhiệt độ t2
Ta có phương trình cân bằng nhiệt
\(Q_{toả}=Q_{thu}\\ \Leftrightarrow0,3.4200\left(t_2-50\right)=0,2.4200\left(50-20\right)\\ \Leftrightarrow t_2=70^o\)
Người ta cho vào nhiệt lượng kế đồng thời một lượng nước có khối lượng m 1 = 1 k g ở nhiệt độ t 1 = 50 0 C và m 2 = 1 k g nước đá ở nhiệt độ t 2 = - 20 0 C . Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh và nhiệt dung của nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt độ cân bằng t của hỗn hợp khi đó? Biết nhiệt dung riêng của nước, của nước đá và nhiệt nóng chảy của nước đá lần lượt là C 1 = 4 , 2 k J / k g . K ; C 2 = 2 , 1 k J / k g . K và λ = 340 k J / K g
A. t = - 0 , 5 0 C
B. t = 0 0 C
C. t = 0 , 5 0 C
D. t = 1 0 C
Đáp án: B
- Nhiệt lượng toả ra của m1 kg nước để hạ nhiệt độ tới 0 0 C là :
- Nhiệt lượng cần cung cấp để 1kg nước đá tăng nhiệt độ tới 0 0 C là:
- So sánh Q t h u và Q t ỏ a ta thấy Q 1 > Q 2 . Vậy nước đá bị nóng chảy.
- Nhiệt lượng cần để nước đá nóng chảy hoàn toàn là :
- So sánh ta thấy Q 1 < Q 2 + Q 3 . Vậy nước đá chưa nóng chảy hoàn toàn.
Vậy nhiệt độ cân bằng là t = 0 0 C .
Có 2 lượng nước bằng nhau ở nhiệt độ T1 và T2 biết T2 - 2 t 1 ,sau khi trộn chung nhiệt độ cuối cùng của chúng là 28°C Tính T1 và T2
Ta có: Qtoả = Qthu
\(\Leftrightarrow\) m.c.\(\Delta\)t1 = m.c.\(\Delta\)t2
\(\Leftrightarrow\) t - t1 = t2 - t
\(\Leftrightarrow\) t - t1 = 2t1 - t
\(\Leftrightarrow\) 28 - t1 = 2t1 - 28
\(\Leftrightarrow\) - t1 - 2t1 = - 28 - 28
\(\Leftrightarrow\) -3t1 = - 56
\(\Leftrightarrow\) t1 \(\approx\) 18,7 oC
Ta có: t2 = 2t1
\(\Leftrightarrow\) t2 = 2 . 18,7 \(\approx\) 37,4 oC
Có ba thùng đựng nước A,B,C có nhiệt độ lần lượt là t1,t2,t3.Nếu múc ở mỗi bình một ca nước pha lẫn với nhau thì hỗn hợp có nhiệt độ 60°C.Nếu pha 3 ca nước ở bình A với 1 ca nước của bình B thì hỗn hợp có nhiêt độ 90°C .Nếu pha 3 ca nước của bình B với 2 ca nước của bình C thì nhiệt độ của hỗn hợp là 44°C.Hỏi cần pha bao nhiêu ca nước ở bình A và bình B để có nước ở nhiệt độ 30°C ? Cho rằng chỉ có trao đổi nhiệt giữa nước với nước.
một thau nhôm có khối lượng 0 5kg đựng 2kg nước ở cùng nhiệt độ t1=20 độ C. Thả vào thau nước trên một thỏi đồng có khối lượng 250g có nhiệt độ t2, khi cân bằng nhiệt nước có nhiệt độ là t=23,2 độ C.
a) Tìm nhiệt độ t2 ban đầu của thỏi đồng? Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước, đồng lần lượt là c1=880J/kg.K, c2=4200J/kg.K, c3=380J/Kg.K. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường ngoài.
b) thực ra trong trường hợp này nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài bằng 10% nhiệt lượng tỏa ra của thỏi đồng. Tìm nhiệt độ t2 của thỏi đồng
Mọi người giúp mình với ,cảm ơn!
Cho một bình nước ở nhiệt độ t1 và một số viên bi giống nhau ở nhiệt độ t2. Bỏ một viên bi vào bình, nhiệt độ nước khi cân bằng là 33,2°C. Lần lượt bỏ thêm viên thứ hai và thứ ba, nhiệt độ nước khi cân bằng lần lượt là 44°C, 53°C. Tìm t1 và t2.
Mình trình bày hơi tắc nên chỗ nào ko hiểu bạn có thể ib hỏi minh nha!
Gọi \(Q_2,Q_3,Q_4\) lần lượt là nhiệt lượng thu vào của nước ở mỗi đợt thả bi
\(Q_1\) lần lượt là nhiệt lượng tỏa ra của viên bi
m và c lần lượt là khối lượng và nhiệt dung của bình nước
\(m_1vàc_1\) lần lượt là khối lượng và nhiệt dung của viên bi
Phương trình cân bằng lần 1:\(Q_1=Q_2\Rightarrow m_1c_1\left(t_2-33,2\right)=mc\left(33.2-t_1\right)\)(1)
Phương trình cân bằng lần 2:\(Q_1=Q_3\Rightarrow m_1c_1\left(t_2-44\right)=mc\left(44-33,2\right)\Leftrightarrow m_1c_1\left(t_2-44\right)=mc\cdot10,8\)(2)
Phương trình cân bằng lần 3:
\(Q_1=Q_4\Rightarrow m_1c_1\left(t_2-53\right)=mc\left(53-44\right)\Leftrightarrow m_1c_1\left(t_2-53\right)=mc\cdot9\)(3)
ta lấy (2) chia(3) được phương trình mới là:
\(\dfrac{t_2-44}{t_2-53}=\dfrac{10,8}{9}\Rightarrow t_2=98^oC\)
ta lấy (1) chia (2) dc phương trình mới là:
\(\dfrac{t_2-33,2}{t_2-44}=\dfrac{33,2-t_1}{10,8}\)
thay t2 =98 vào pt trên ta dc
\(\dfrac{98-33,2}{98-44}=\dfrac{33,2-t_1}{10,8}\Rightarrow t_1=20,24^oC\)
vậy \(t_1=20,24^oC;t_2=98^oC\)
Một bình thuỷ tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ t 1 . Một thỏi đồng được nung nóng tới nhiệt độ t 2 > t 1 . Thỏi đồng sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và thỏi đồng bằng nhau và bằng t 3 . Chọn câu trả lời đúng.
A. Nhiệt lượng được truyền từ thỏi đồng sang nước.
B. Thỏi đồng nhận được một công từ nước.
C. Bình và nước nhận một công từ đồng.
D. t 3 > t 2
Một bình thuỷ tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ t 1 . Một đồng xu được nung nóng tới nhiệt độ t 2 > t 1 . Đồng xu sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và đồng xu bằng nhau và bằng t 3 . Chọn câu trả lời đúng.
A. Nhiệt lượng được truyền từ nước sang đồng xu.
B. Đồng xu nhận được một công từ nước.
C. Bình và nước nhận một công từ đồng.
D. t 3 > t 1