Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
việt lee
Xem chi tiết
Keiko Hashitou
1 tháng 3 2022 lúc 9:40

●    Xi-mông là cậu bé độ 7-8 tuổi, có hoàn cảnh đáng thương và thường bị lũ bạn trêu chọc vì không có bố.

●    Xi-mông định ra bờ sông tự tử nhưng trước cảnh đẹp của bầu trời, nỗi nhớ mẹ khiến em khóc và không thực hiện được ý định.

●    Khi gặp bác Phi- líp em đã trút hết nỗi lòng, mắt đẫm lên, cảm giác buồn tủi. Đó là sự bất lực, tuyệt vọng của đứa trẻ.

●    Khi gặp mẹ, em òa khóc, đau đớn.

●    Khi bác Phi- líp đồng ý làm bố, em vui mừng phấn khích.

●    Hôm sau gặp bạn bè, em đã không còn sợ chúng trêu vì em biết bây giờ mình đã có bố.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 6 2017 lúc 7:04

●    Đoạn trích gợi ra cách nhìn cuộc đời, phải quan sát và khám phá bản chất bên trong tường tận về con người không thể chỉ nhìn bề ngoài.

●    Từ đó cần có thái độ trân trọng yêu thương, bao dung đối với mọi con người ở quanh ta.

Đặng Ngọc Quỳnh
Xem chi tiết
Linh Linh
10 tháng 2 2019 lúc 16:25

Tình bạn là thứ đáng quý nhất trong cuộc đời học sinh. Ai cũng có một người bạn, một người bạn thân. Chúng ta cần phải giúp đỡ, yêu quý bạn mình, không vì lợi ích hay thú vui cá nhân mà làm mất đi tình bạn trong sáng.

K MÌNH NHA BẠN

Phạm Trang
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 1 2021 lúc 12:54

Em tham khảo :

Từ chớm hoa niên đến tuổi bạc đầu, nếu đã được đọc qua, dễ có mấy ai quên được nhân vật “Dế Mèn” trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Yêu thích nhân vật Dế Mèn vì mỗi người có thể soi rọi mình trong hình ảnh ấy: nỗi khát vọng ước mơ và hành động. Dù chỉ được nhân hóa, hình ảnh ấy cứ lồng lộng trong tâm trí người đọc bởi vẻ đẹp trong, ngoài riêng biệt rất thật tính người mà chỉ Dế Mèn mới có, qua bút pháp tuyệt vời của nhà văn Tô Hoài, bậc kỳ tài trong làng văn Việt Nam.Dế Mèn dù dưới hình thức loài vật, sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng đã được nhà văn sử dụng nguyên mẫu thực tế mà ta thường bắt gặp đó đây trong cuộc sống. Mọi người yêu Dế Mèn vì đây là anh chàng dế thanh niên, cường tráng, cả thân hình một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Không chỉ vậy, chàng còn có đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng cáp và nhọn hoắt. Tính ương bướng còn thể hiện bởi cái đầu to và nổi cứng từng tảng cùng cặp râu dài uốn cong, hùng dũng. Dế Mèn thật đẹp dáng so với các nhân vật khác trong truyện hay cùng loài như : Dế Choắt gầy gò, lêu nghêu, Dế Trũi mình dài thườn thượt, anh Dế Cả bệ vệ hay anh Dế Hai gầy khoeo, ốm yếu, ho hen cùng mẹ với Dế Mèn.Vì hoàn cảnh sống độc lập từ bé, theo tục lệ lâu đời của họ nhà Dế, Dế Mèn chỉ ở với mẹ được hai hôm đã phải ra riêng. Thiếu sự chăm bẵm dạy dỗ của gia đình, Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng, hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó, khinh thường Dế Choắt – từ chối không cho thông ngách nhà và còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thương của người bạn láng giềng. Ân hận đấy, nhưng nào sửa đổi được ngay. Dế Mèn trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xiến tóc đã “dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau “trọc trơn lông lốc”.Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.Nhưng thật sự, người đọc nhớ mãi đến “Dế Mèn” bởi sự phát triển về tính cách. Thuyết phục được độc giả, bởi sự thay đổi về tính cách hoàn thiện dần dần và cũng có khi lập lại cái tính nết nghịch ngợm, kiêu căng, hợm hĩnh, coi trời bằng vung để phải đôi lần ân hận không nguôi về cái chết của Dế Choắt và gây thương tật cho bọn dế khác trong những lần tỉ thí trên võ đài bạn trẻ. Nhưng rồi, chúng ta lại cười tán thưởng bởi cái tâm hồn thuần hậu, “giữa đường dẫu thấy bất bình chẳng tha” trước tình cảnh của chị Nhà Trò yếu ớt khi bị bọn Nhện kéo bè ức hiếp, đòi nợ cũ.Với tính cách đó, dường như ai cũng thích đi du lịch, chẳng phải riêng chỉ Dế Mèn. Cái thú giang hồ xê dịch mãi: đi để nhìn, để ngắm, để nghe, để tích lũy vốn sống, thỏa chí tang bồng. Chẳng thể ở yên một chỗ, dù cậu ta yêu biết mấy cái bờ ruộng, góc đầm nước quê hương; đôi lần trở về thăm thú, chàng vẫn khát khao trước viễn cảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát. Khát khao đất trời, núi non, sông biển, gió mây; lại thèm tiếng nỉ non hay ồn ả của những người bạn chung quanh; thèm cả một bầu trời biêng biếc ráng chiều khi tìm chốn dừng chân lãng tử đôi ngày trên chuyến đường viễn du xa ngát. Nỗi khát khao cứ kéo dài vô tận khi chàng về thăm quê nhà ít lâu, nằm duỗi chân qua khe cỏ ấu, trông thấy mảnh trời xanh như ước vọng đời mình, cứ muốn tiếp tục bay xa, xa mãi.Qua các chuyến lữ hành, tính cách con người trong Dế Mèn tốt đẹp hơn lên, biết ân hận khi dại dột, biết mưu trí để tìm đường thoát hiểm, biết hiếu cùng mẹ, anh, biết thủy chung cùng bè bạn, không ngại nguy khó giúp người cô thế hay trên đường tìm bạn. Cứ lên đường! Lên đường! Mỗi bước chân giúp chàng đổi thay tính cách. Mỗi sớm, mỗi chiều lại được gặp một cảnh vật mới. Lúc nào cũng mong đi tới một nơi xa lạ, nao nức, bồi hồi được thấy trời xanh, ánh sáng vàng những nắng.Ôi, người đọc gần với Dế Mèn là thế, yêu thích Dế Mèn vì được gởi gắm tâm trạng hoài bão của mình qua gót chân phiêu lãng. Theo bước chân chàng, tâm hồn ta rộng mở. Sau mọi trải nghiệm buồn vui, thành bại ở đời, qua các chuyến phiêu du, ta lại cùng Dế Mèn hăm hở bày cuộc chơi khác. Chính cái say sưa đó, với cách nhìn lạc quan về thế giới đã đem lại cho người đọc đôi nét bâng khuâng, mềm mại cõi lòng.Những sinh hoạt đời thường, cách đấu tranh sinh tồn của Dế Mèn bình dị mà ấm áp bời lòng nhân hậu và ý chí dấn thân, cái xấu trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Qua hình ảnh Dế Mèn, người đọc như được thấy chính mình, nỗi ước vọng khát khao trong cuộc sống; yêu thích, muốn mong được tìm hiểu nhiều điều mới mẻ. Và đó cũng là niềm tha thiết được đi, được bơi, được thỏa chí tang bồng thoát khỏi cái vỏ bọc an nhiên, làm kiềm hãm sự phát triển, đa dạng của vẻ đẹp muôn màu cuộc sống. Đi cũng là học – Hỡi các bạn học sinh của tôi ơi, mình cũng sẽ đồng hành cùng Dế Mèn tìm đến chân trời bao la của trí tuệ để được đổi thay tính cách và số phận. Chỉ thay đổi được hoàn cảnh khi biết ước mơ và hành động. Chắc chắn Dế Mèn mãi mãi là người bạn định hướng thủy chung của thế hệ tuổi thơ Việt Nam và thế giới.

Tgl2011
26 tháng 1 2021 lúc 12:46

Tình bạn là thứ đáng quý nhất trong cuộc đời học sinh. Ai cũng có một người bạn, một người bạn thân. Chúng ta cần phải giúp đỡ, yêu quý bạn mình, không vì lợi ích hay thú vui cá nhân mà làm mất đi tình bạn trong sáng.

Tình bạn thời còn ngồi trên ghế nhà trường là một tình cảm rất hồn nhiên,trong sáng.Lòng nhân ái trong học đường sẽ giúp chúng ta biết cảm nhận và thấu hiểu người khác,hai yếu tố này rất quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của mỗi con người,nếu trong cuộc sống thiếu đi hai yếu tố này thì cuộc sống sẽ chở nên nhạt nhẽo,con người sẽ không biết quan tâm và cảm thông cho nhau.Cứ như vậy sau dần sẽ biến thành sự ích kỉ,chở thành một con người cứng đầu,không biết nghe những lời góp ý chân thành của người khác để vẫn dụng vào cuộc sống.Mong sự nhân ái,tình cảm bạn bè nơi giảng đường sẽ cho chúng ta thêm kiến thức,tư trang để vững vàng hơn trên con đường chiếm lĩnh chi thức đang đợi ta chinh phục.

Nguyen Duc Binh
Xem chi tiết

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.

- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Thân bài

1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:

    + Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.

    + Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại

2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.

a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:

- Nền văn hiến lâu đời

- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể

- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.

→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc

→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”

b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.

Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:

- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..

- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất

- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...

- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..

- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...

→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc

→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng

c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội

- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:

    + Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù

    + Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.

→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu

d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.

- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa

    + Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.

    + Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.

- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức

→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt

→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.

III. Kết bài

- Khái quát, đánh giá lại vấn đề

- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.

Chúc bn hok tốt!!

Khách vãng lai đã xóa
Thiên Lê
Xem chi tiết
9- Thành Danh.9a8
11 tháng 3 2022 lúc 21:30

viết để tham khảo hay để chép?

tagimaha
Xem chi tiết
Duyên
Xem chi tiết
sdfsdf
Xem chi tiết
Nguyễn Tất Đạt
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
14 tháng 4 2019 lúc 19:37

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phân con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố”  với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em - chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu... Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.

Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc”  nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ "'xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố".

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “giương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu, con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố".

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều quăn... nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã "lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “ Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em - chị Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố". Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “ Có chứ, chú có muốn"  thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sống, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

“Không có bố thì đau khổ” “Có bố thì hạnh phúc”.  Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!



 

Khánh Ngọc
14 tháng 4 2019 lúc 19:38

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phân con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố”  với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em - chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu... Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.

Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc”  nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ "'xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố".

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “giương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu, con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố".

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều quăn... nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã "lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “ Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em - chị Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố". Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “ Có chứ, chú có muốn"  thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sống, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

“Không có bố thì đau khổ” “Có bố thì hạnh phúc”.  Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!

Nguồn : internet