Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngọc Quỳnh Phương
Xem chi tiết
BEBH
18 tháng 4 2022 lúc 20:12

Giống nhau:

- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

* Khác nhau:

Nội dung so sánh

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc

Cư dân Lâm Ấp - Cham-pa

Cư dân Phù Nam

Đời sống kinh tế

Nghề đúc đồng, dệt, làm gốm phát triển mạnh

Phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, đóng gạch và xây dựng đền tháp

Nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển rất phát triển.

Văn hóa, tín ngưỡng

Phổ biến là sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hinđu giáo và Phật giáo.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hinđu giáo và Phật giáo

Bình luận (0)
Hà Lam Quá
Xem chi tiết
Nguyễn An Ninh
1 tháng 5 2023 lúc 6:40

Giống nhau :

+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

-  Khác nhau :

+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

Bình luận (0)
Linh Bùi
Xem chi tiết
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:54

Câu 1:

* Giống nhau:

     - Đều có sự tự nhân đôi của NST.

     - Đều trải qua các kì phân bào tương tự.

     - Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.

     - NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

     - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau:

Nguyên phân                                                          Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Chỉ 1 lần phân bào.

- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

- Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

- Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

- Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

- Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

- Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

- Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Ý nghĩa:

- Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

Bình luận (0)
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:55

Câu 2:

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

 

Bình luận (0)
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:59

Câu 3:

Đặc điểm cấu tạo của ADN:

- ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.

- Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:

+ 1 phân tử đường (C5H10O4).

+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).

+ Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).

- Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù vì:

 ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN có thể tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau.

ADN được tạo ra từ nhân đôi có cấu trúc giống hệt mẹ vì:

Nhân đôi ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc bổ sung: các Nu tự do liên kết bổ sung với mạch ADN gốc (A liên kết với T, G liên kết với X)

+ Nguyên tắc bán bảo toàn: trên mỗi phân tử ADN con, có 1 mạch là của ADN mẹ, còn 1 mạch mới tổng hợp.

=> Vì vậy 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
11 tháng 7 2019 lúc 7:17

Những tính chất chung: Đều có tính axit

   + Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

   + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

   3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   + Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2

Những tính chất khác nhau:

HNO3 H3PO4

- Axit HNO3 là axit mạnh

HNO3 → H+ + NO3-

- Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Axit H3PO4 là một triaxit trung bình

H3PO4 ⇆ H+ + H2PO4-

H2PO4- ⇆ H+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

- Axit H3PO4 không có tính oxi hoá.

3Fe + 2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2

S + H3PO4 → không phản ứng

3FeO +2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2O

Bình luận (0)
huy tạ
Xem chi tiết
Điệp Hoàng
1 tháng 5 2022 lúc 11:49

Câu 3:

a) Giống nhau:

- Đều là sinh vật sống thành quần thể.

- Đều có các đặc trưng cơ bản cho từng quần thế như tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuồi, mật độ, tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, sự phân bố, khả năng thích nghi với môi trường...

- Đều bị biến động số lượng theo chiều hướng giảm do sự cố bất ngờ như bão lụt, động đất.

- Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh sản và tử vong.

b) Khác nhau:

- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như: văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, pháp luật, kinh tế, hôn nhân....

- Do luật kết hôn và dân số, ở quần thể người chỉ được một vợ, một chồng và nhiều nhất là hai con. Nhờ vậy, con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh không gay gắt so với các quần thố sinh vật khác.

 

- Nhờ vào lao động và tư duy, con người cái tạo thiên nhiên (ngăn sông, trồng rừng, làm mưa....) tự tạo ra môi trường sống thích nghi mà các quần thể sinh vật khác không làm được.


Vì : Quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thế sinh vật khác không có.

Câu 4:

- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 

- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. 

- Ô nhiễm do các chất phóng xạ. 

- Ô nhiễm do chất thải rắn. 

- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Như Mai
Xem chi tiết
Hiếu
16 tháng 4 2018 lúc 20:39

-    Giống nhau :

+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

-  Khác nhau :

+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

Giải toán luôn nè : 1 + 1 = 2  và 2 + 2 = 4 :D

Bình luận (0)
Minsu Gaming
16 tháng 4 2018 lúc 20:38

1+1=2

2+2=4

hihi

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Anh Kiệt
16 tháng 4 2018 lúc 20:39

-    Giống nhau :

+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

-  Khác nhau :

+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

Toán tự giải

Bình luận (0)
Hà Mai Chi
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 9:23

* Giống nhau:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.

* Khác nhau:

Nội dung

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Kinh đô

Bạch Hạc (Phú Thọ).

Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Quân đội

Chưa có.

Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ.

Thành quách

Chưa có.

Thành Cổ Loa.

Quyền lực của vua

Chưa cao.

Cao hơn, tập trung hơn.

Phân hóa xã hội

Chưa có sự phân hóa sâu sắc.

Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

⟹ Nhà nước Âu Lạc có sự tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang về nhiều mặt. Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

Bình luận (0)
ha nguyen thi
Xem chi tiết
Kim Kim
8 tháng 5 2021 lúc 9:15

- Giống nhau:

+)Có tập quán ở nhà sàn, đời sống văn hóa phong phú gắn với sản suất nông nghiệp 

- Khác nhau:

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

 
Bình luận (0)
Kamado Nezuko
8 tháng 5 2021 lúc 13:06

sorry,mik chưa học mà mik thi rồi

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 9 2023 lúc 6:51

Tham khảo!

- Giống nhau: Các hội thi đều có chung một tiêu chuẩn để đánh giá người thắng cuộc đó là cơm chín, dẻo, ngon.

- Khác nhau: Mỗi địa phương có những luật lệ và cách thực thực hiện khác nhau.

Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

 

Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.

 Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.

Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.

Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.

Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.

Bước 3, nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần.

Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Tây)

Cuộc thi của nữ:Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5m. Quy ước là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ chừng 7 - 8 tháng tuổi (không phải là con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẻ không được khóc và con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.

Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi nấu và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo ngon, xong trước là người thắng cuộc.

Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoàng Hóa - Thanh Hóa)

Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm trí có lần bị mưa phùn gió bắc. Kết thúc cuộc thi ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một nguời buộc cành tre dài, dẻo dọc theo sống lưng ngọn cao hơn đầu, niêu đất có sẵn gạo và nước để nấu cơm treo trên ngọn cần về phía trước, người kia lo củi lửa và đun nấu.

Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh nứa già, sau đó châm lửa vào cây đuốc hơ dưới đáy niêu cơm. Cả hai người đều cùng phải bước đi quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào có cơm chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

Bình luận (0)