Phân tích 12 câu đầu của đoạn trích Trao Duyên, từ việc phân tích em hãy liên hệ đến chữ " hiếu " thời hiện đại.
Phân tích 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du.
Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông sinh năm 1766 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như. Quê ông ở Hà Tĩnh, ông được sinh ra trông một gia đình phong kiến quý tộc. Sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công, cũng như sự thối nát của xã hội bấy giờ. Và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ bất hạnh. Nguyễn Du đã viết ra nhiều tác phẩm văn học để nói thay cho tấm lòng đầy ai oán, cho số phận bạc mệnh đáng thương của người phụ nữ. Trong đó có bài "Trao Duyên", là một bài thơ trong tuyệt tác "Truyện Kiều", một bài thơ bi cảm được thể hiện qua từng câu, từng chữ, nó mang đến một nỗi xúc động khôn nguôi cho người đọc.
"Trao Duyên" nói về một bi kịch dang dở trong tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Bài thơ đã khắc họa một nỗi đau mà khó ai có thể thấu hiểu cua Thúy Kiều, qua bài thơ chúng ta cũng thấy được một giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện một niệm khát khao có được hạnh phúc của con người. Nổi bật nhất trong bài thơ Trao Duyên chính là đoạn thơ:
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Đọc nhan đề bài thơ là Trao Duyên nhưng tại sao mở đầu bài thơ lại khiến khó hiểu như vậy. "Cậy em, em có chịu lời", đây giống như một lời nhờ cậy, một lời gửi duyên phận của mình cho người khác, nhờ họ thay mình tiếp tục một mỗi duyên dang dở. Nguyễn Du đã sử dụng từ "cậy" để cho chúng ta thấy rằng, Thúy Kiều đã nhờ bằng tất cả niềm hi vọng và tin tưởng, đồng thời dùng tự "chịu" để thể hiện cho việc phải đồng ý, phải bắt buộc nhận lời, không thể từ chối.Qua đó có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Và càng thấy cái nghĩa cái tình của của Thúy Kiều và Kim Trọng nó lớn biết nhường nào. Em ơi, ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Câu thơ như xé tâm can người con gái. Vừa cảm thấy có lỗi với người em gái, vừa cảm thấy xót xa cho số phận của mình. Kiều đã dùng lễ nghi lạy trước thưa sau, thay đổi ngôi của hai người để ràng buộc Thúy Vân. Để cái tình của mình trao lại cho em.
Sau đó, Thúy Kiều bắt đầu giải bày lí do cho những hành động trước đó. "Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chấp nối tơ thừa mặc em". Câu thơ là sự giải bày cho em biết là cuộc tình của chị bây giờ đành dang dở "đứt gánh tương tư". Cuộc tình của Kiều vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái bởi sóng gió đang ập đến. Kiều đau khổ, xót xa nhưng không thể làm khác được, đành trao lại mối duyên này cho em. Nàng đã mượn điển tích "keo loan" để nói lên ý định muốn Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng cảm thấy có lỗi, cảm thấy ray rứt vô cùng đối với em, vì cảm thấy như mình ép duyên, buộc em phải nhận, nhưng vẫn giao phó "tơ thừa" để "mặc" Thúy Vân quyết định.
Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em.
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề."
Câu thơ đã liệt kê ra những kỉ niệm của Thúy Kiều và Kim Trọng, kỉ niệm cùng quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng sống động đang diễn ra của đôi uyên ương. Đẹp biết mấy. Từ "khi" được lập lại ba lần gợi cho ta cảm nhận một tình cảm sâu nặng, nhưng xót xa và dày xé tâm can nàng cũng như người đọc. Nguyên nhân tại đâu mà dẫn đến cơ sự này.
"Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."
Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng, từ khi chàng Kim về chịu tang, bao sóng gió ập đến, đứng giữa chữ hiếu và tình nàng phải làm sao đây. Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan bị bắt, nàng phải bán thân mình mới cứu được họ, nhưng người nàng yêu, một lòng vì nàng, lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội. Cả một con tim đang chảy máu, đau đớn, day dứt, quằn quại. Nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng đành hi sinh tình yêu để làm trọn phận con, để báo đáp công ơn. Nàng nói cho em hiểu nỗi đau của mình, mong em hiểu và chấp nhận lời yêu cầu ngang trái đó. Nàng sợ em mình không đồng ý, đã cố gắng dùng mọi lí lẻ để thuyết phục em.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Nàng dùng tình máu mủ, nàng dùng đến cái chết để thuyết phục. Nguyễn Du đã dùng các thành ngữ để giúp nàng Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Tình nghĩa của chàng Kim rất quan trọng, dù nàng có phải thịt nát xương mòn thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù xuống suối vàng nàng vẫn ngậm cười, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện. Chính cách viện dẫn đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến Vân không thể chối từ. Có thể nói đây là cách duy nhất để vẹn lý, vẹn tình. Đây cũng có thể là một lời trăn trối của nàng, mà ắt hẳn cả chúng ta cũng không thể nào nhẫn tâm từ chối yêu cầu đó. Nghe những lời xót xa đó, hẳn sẽ khiến nàng Vân càng thêm yêu quý chị mình.
Thể thơ lục bát đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc họa tâm trạng dằn vặt, sự đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thúy Kiều. Nàng đã được ông tô vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái quá mong manh nhưng rất mạnh mẽ.
Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nỗi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.
Bài làm
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Và đặc sắc nhất có lẽ là 12 câu thơ đầu. Chỉ 12 câu nhưng sao như tiếng nấc uất nghẹn ngào.
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như "thưa, lạy". Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:
"Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai"
Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất "đắt". Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ "đơm hoa kết trái", mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:
"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
"Gánh tương tư" là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại "đứt gánh" còn đâu. Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là "tơ thừa". Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải "chắp mối tơ thừa" của mình. Từ "mặc" sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiệm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề"
Từ "khi" được lặp lại ba lần như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng nào đâu phải tình cảm một sớm một chiều. Những kỉ niệm đẹp giữa nàng và Kim Trọng như sống lại trong những câu thơ "ngày hẹn ước, đêm chén thề". Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.
"Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"
"Sóng gió bất kì" là khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, cha và em Kiều bị bắt, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Những biến cố xảy ra liên tục, đẩy Kiều vào chỗ bế tắc, là người chị cả, Kiều phải hi sinh bản thân mình để gia đình được đoàn tụ, êm ấm, bởi lẽ: "Có ba trăm lạng việc này mới xuôi".
Chữ Hiếu là một phạm trù đạo đức trong đạo Nho, vì hiếu con người ta phải dẹp bỏ tình riêng, là một quan niệm đạo đức phổ biến của người xưa. Và Kiều cũng thế, nàng không bao giờ cho phép mình trở thành người con bất hiếu. Nàng đã chôn vùi tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha mẹ:
"Nỗi riêng riêng những bàng hoàng
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn"
Khi đã quyết định bán thân chuộc cha và em, Kiều lại nhớ đến Kim Trọng, nàng tự thấy mình là người phản bội, không xứng đáng với chàng:
"Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa"
Ở đời, phàm, người ta thường hi sinh tất cả mọi thứ vì tình yêu. Là người ai chẳng khát khao được gắn bó với người mình yêu. Và ở người con gái đa sầu đa cảm như Kiều thì khát vọng ấy lại càng mạnh mẽ gấp bội, vì tình yêu nàng đã từng vượt qua cả lễ giáo phong kiến khắc khe nhất để "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình". Vậy mà giờ Kiều lại đành lòng vứt bỏ, thật đau đớn xiết bao! Nhưng vì:
"Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?"
Có lẽ chỉ có những người con gái mang trong mình trái tim bao dung như Thuý Kiều mới đủ sức mạnh để làm những việc tưởng chừng khó khăn nhất như thế!
Sợ chưa thuyết phục được em, Kiều đã dùng hết lý lẽ, sự tỉnh táo nhất của lí trí để trải lòng cùng em:
"Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non"
Đúng vậy, Thúy Vân còn trẻ, còn nhiều thời gian vun đắp cho tình cảm riêng tư nên xin hãy nhận lời chị kết duyên cùng chàng Kim. Để thêm thuyết phục và Vân không thể chối từ, Kiều đã đem "tình máu mủ" ra để cầu xin Vân. "Máu chảy ruột mềm" còn gì thiêng liêng hơn tình chị em gắn bó, ruột thịt. Em hãy giúp chị thay "lời nước non" cùng chàng. Kiều cũng đã đặt mình vào địa vị của Vân, phải kết duyên cùng người mình không quen biết, mà còn là người yêu của chị mình, ta có thể cảm nhận ở đây Thúy Vân là người thiệt thòi nhất...
Tuổi của Kiều và Vân xấp xỉ nhau "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" thế nhưng đối với Kiều giờ đây, tuổi xuân của nàng đã kết thúc. Khoảng thời gian xuân xanh đẹp đẽ giữa nàng và Kim Trọng nay chỉ còn là những kỉ niệm mà không có tương lai. "Trao duyên" cho em, nghe thật kì lạ nhưng trong hoàn cảnh của Kim, Vân, Kiều thì đây là một việc không khó hiểu trong xã hội phong kiến ngày xưa. Những dòng nước mắt không thể chảy ra nhưng cứ âm ỉ, phảng phất trong từng câu, từng chữ... Nỗi đau đớn đến xé lòng nhưng vẫn phải dằn xuống, kìm nén để nói những lời trao duyên cho em. Thật đau xót thay! Chữ "Tình" đối với Kiều vô cùng quan trọng, thế nhưng nàng lại từ bỏ nó để làm tròn chữ Hiếu. Mất đi tình yêu đối với nàng là mất đi tất cả. Nói đến đây Kiều tưởng như cuộc đời mình đã kết thúc, không còn gì để luyến tiếc, níu giữ:
"Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Bản thân phải hi sinh, Kiều không đắn đo thiệt hơn, nhưng khi nhờ cậy đến em gái thì đó là một cái ơn lớn đối với nàng. Cho nên lời nhờ cậy của Kiều thật thiết tha, lời cảm tạ của Kiều thật sâu sắc, cảm động. Xét về ngôn từ thì lời nói của Kiều khẩn thiết mà vẫn đúng mực, kêu nài mà vẫn chí nghĩa chí tình. Nhờ cậy thì vịn đến tình máu mủ ruột thịt. Cảm tạ thì đề cao ơn nghĩa của Thúy Vân và nói đến sự bạc mệnh của mình. Kiều quả thật là người "sắc sảo mặn mà".
Kiều đã hi sinh tất cả, kể cả cuộc đời nàng đang độ xuân xanh vì gia đình. Thuý Vân dù có vô tư đến đâu cũng có thể hiểu nỗi đau và sự hi sinh quá lớn của chị nên chắc chắn rằng nàng không thể khước từ và chỉ ngậm ngùi đồng ý nhận duyên từ chị. Có lẽ vì thế nên ngay từ đầu chúng ta không nghe một lời đối thoại nào của Vân mà chỉ nghe những lời thuyết phục, van nài và bộc bạch nơi Kiều. Vân đã chấp thuận.
Khi trao duyên cho em xong, Kiều đã nghĩ đến cái chết: "thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối". Cuộc đời nàng sau khi báo đáp ơn nghĩa sinh thành thì coi như chấm dứt, bởi lẽ mất đi tình yêu là nàng đã mất tất cả, mất hi vọng, mất định hướng, linh hồn nàng như tê dại và đông cứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời đầy tăm tối ở ngày mai.
Xã hội phong kiến thối nát đã chia rẽ tình yêu đôi lứa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chà đạp lên số phận của người phụ nữ, những con người xinh đẹp, tài hoa.
"Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!"
kiếp số của họ:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"
Qua đoạn trích "Trao duyên", ta nhận thấy Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, đã khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc than cho số phận nàng Kiều:
"Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày"
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
Hay như Mộng Liên Đường cũng đã từng nhận xét: "Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy", quả thật không ngoa chút nào!
# Chúc bạn học tốt #
Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông sinh năm 1766 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như. Quê ông ở Hà Tĩnh, ông được sinh ra trông một gia đình phong kiến quý tộc. Sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công, cũng như sự thối nát của xã hội bấy giờ. Và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ bất hạnh. Nguyễn Du đã viết ra nhiều tác phẩm văn học để nói thay cho tấm lòng đầy ai oán, cho số phận bạc mệnh đáng thương của người phụ nữ. Trong đó có bài "Trao Duyên", là một bài thơ trong tuyệt tác "Truyện Kiều", một bài thơ bi cảm được thể hiện qua từng câu, từng chữ, nó mang đến một nỗi xúc động khôn nguôi cho người đọc.
"Trao Duyên" nói về một bi kịch dang dở trong tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Bài thơ đã khắc họa một nỗi đau mà khó ai có thể thấu hiểu cua Thúy Kiều, qua bài thơ chúng ta cũng thấy được một giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện một niệm khát khao có được hạnh phúc của con người. Nổi bật nhất trong bài thơ Trao Duyên chính là đoạn thơ:
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Đọc nhan đề bài thơ là Trao Duyên nhưng tại sao mở đầu bài thơ lại khiến khó hiểu như vậy. "Cậy em, em có chịu lời", đây giống như một lời nhờ cậy, một lời gửi duyên phận của mình cho người khác, nhờ họ thay mình tiếp tục một mỗi duyên dang dở. Nguyễn Du đã sử dụng từ "cậy" để cho chúng ta thấy rằng, Thúy Kiều đã nhờ bằng tất cả niềm hi vọng và tin tưởng, đồng thời dùng tự "chịu" để thể hiện cho việc phải đồng ý, phải bắt buộc nhận lời, không thể từ chối.Qua đó có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Và càng thấy cái nghĩa cái tình của của Thúy Kiều và Kim Trọng nó lớn biết nhường nào. Em ơi, ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Câu thơ như xé tâm can người con gái. Vừa cảm thấy có lỗi với người em gái, vừa cảm thấy xót xa cho số phận của mình. Kiều đã dùng lễ nghi lạy trước thưa sau, thay đổi ngôi của hai người để ràng buộc Thúy Vân. Để cái tình của mình trao lại cho em.
Sau đó, Thúy Kiều bắt đầu giải bày lí do cho những hành động trước đó. "Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chấp nối tơ thừa mặc em". Câu thơ là sự giải bày cho em biết là cuộc tình của chị bây giờ đành dang dở "đứt gánh tương tư". Cuộc tình của Kiều vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái bởi sóng gió đang ập đến. Kiều đau khổ, xót xa nhưng không thể làm khác được, đành trao lại mối duyên này cho em. Nàng đã mượn điển tích "keo loan" để nói lên ý định muốn Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng cảm thấy có lỗi, cảm thấy ray rứt vô cùng đối với em, vì cảm thấy như mình ép duyên, buộc em phải nhận, nhưng vẫn giao phó "tơ thừa" để "mặc" Thúy Vân quyết định.
Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em.
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề."
Câu thơ đã liệt kê ra những kỉ niệm của Thúy Kiều và Kim Trọng, kỉ niệm cùng quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng sống động đang diễn ra của đôi uyên ương. Đẹp biết mấy. Từ "khi" được lập lại ba lần gợi cho ta cảm nhận một tình cảm sâu nặng, nhưng xót xa và dày xé tâm can nàng cũng như người đọc. Nguyên nhân tại đâu mà dẫn đến cơ sự này.
"Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."
Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng, từ khi chàng Kim về chịu tang, bao sóng gió ập đến, đứng giữa chữ hiếu và tình nàng phải làm sao đây. Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan bị bắt, nàng phải bán thân mình mới cứu được họ, nhưng người nàng yêu, một lòng vì nàng, lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội. Cả một con tim đang chảy máu, đau đớn, day dứt, quằn quại. Nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng đành hi sinh tình yêu để làm trọn phận con, để báo đáp công ơn. Nàng nói cho em hiểu nỗi đau của mình, mong em hiểu và chấp nhận lời yêu cầu ngang trái đó. Nàng sợ em mình không đồng ý, đã cố gắng dùng mọi lí lẻ để thuyết phục em.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Nàng dùng tình máu mủ, nàng dùng đến cái chết để thuyết phục. Nguyễn Du đã dùng các thành ngữ để giúp nàng Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Tình nghĩa của chàng Kim rất quan trọng, dù nàng có phải thịt nát xương mòn thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù xuống suối vàng nàng vẫn ngậm cười, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện. Chính cách viện dẫn đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến Vân không thể chối từ. Có thể nói đây là cách duy nhất để vẹn lý, vẹn tình. Đây cũng có thể là một lời trăn trối của nàng, mà ắt hẳn cả chúng ta cũng không thể nào nhẫn tâm từ chối yêu cầu đó. Nghe những lời xót xa đó, hẳn sẽ khiến nàng Vân càng thêm yêu quý chị mình.
Thể thơ lục bát đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc họa tâm trạng dằn vặt, sự đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thúy Kiều. Nàng đã được ông tô vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái quá mong manh nhưng rất mạnh mẽ.
Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nỗi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.
Phân tích nhân vật Thúy Kiều qua 18 câu thơ đầu "Trao Duyên" (trích "Trao Duyên") Nguyễn Du
Từ trước đến nay “trao duyên” thường mang sắc thái tình cảm; là dấu hiệu của niềm vui mừng; hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có cái “trao duyên” đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt.
Đoạn trích “Trao duyên” trải dài từ câu 723-756 của bài thơ kể về cuộc đời gian truân; kiếm đoạn trường; gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. 18 câu thơ đầu của đoạn trích như tiếng nấc lòng nghẹn ngào đầy u sầu của Thúy Kiều khi gửi lại tấm chân tình của mình nhờ em là Thúy Vân nối tiếp cùng Kim Trọng:
Giữa hàng vạn người trong cõi nhân gian, con người ta có cơ duyên may mắn mới tìm được đến với nhau, đồng điệu cùng nhau. Duyên phận là mối keo tơ giữa đôi nam nữ đã được ấn định rõ ràng, ràng buộc về quan hệ tình cảm chẳng thể dễ dàng chuyển giao. Bởi lẽ đó Thúy Kiều đã tỏ ra thận trọng, ngần ngại khi gửi gắm lại cho cô em gái Thúy Vân:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”
Thúy Kiều là bậc bề trên thế nhưng khi mở lời muốn gửi gắm chuyện tình cảm cho cô em gái nàng lại dùng những từ ngữ có sức biểu đạt đầy trân trọng. “cậy” thể hiện độ tin tưởng, trông mong nhất nhất rằng chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp được mình; từ “chịu” xuất hiện cuối câu vừa mang ý nghĩa nghi vấn lại vừa thể hiện sự ràng buộc, bắt buộc. Cả câu thơ ngắt nghỉ nhấn nhá với những câu từ trang nghiêm đã thu hút sự chú ý của Thúy Vân về câu chuyện của chị. Khi em đã thấu hiểu nỗi lòng chị, Thúy Kiều lại tha thiết:
“Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”
Thúy Kiều bảo rằng Thúy Vân hãy ngồi lên cho mình “lạy” rồi “thưa”. Ở đây dường như ta thấy có sự mâu thuẫn. Thúy Kiều là chị Thúy Vân, xét về vai vế Thúy Kiều ở đằng trên cớ sao lại phải hành lễ và kính cẩn với Thúy Vân. Điều đặc biệt trong ngụ ý của tác giả có lẽ phải chăng ở chính chỗ này. Đặt trong ngữ cảnh ấy hành động của nàng Kiều không hề phi lí mà hoàn toàn phù hợp. Bởi nàng chẳng còn sự lựa chọn nào khác là nhờ chính em gái ruột của mình, chịu ơn huệ lớn từ em đồng thời hành động ấy cũng lột tả sự khó xử, đầy éo le của cả chị và em Thúy Kiều. Thúy Kiều thì khó mở lời còn Thúy Vân lại chẳng thể khước từ trước lời nhờ cậy thiết tha của chị. Và Thúy Vân từ đây có lẽ rằng đã ngờ ngợ hiểu ra câu chuyện hệ trọng mà chị mình sắp đề cập đến.
Khi đã được Thúy Vân thấu hiểu, Thúy kiều bắt đầu bày tỏ:
“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Thì ra câu chuyện Kiều nhờ cậy em là mong em sẽ thay mình nối duyên với Kim Trọng. Há sao nó lại là chuyện hệ trọng đến như thế. Bởi nó là chuyện tình cảm đời đời kiếp kiếp; là “gánh tương tư”- ám chỉ nghĩa vụ; bổn phận; trách nhiệm trong tình yêu của Thúy Kiều đối với Kim trọng nhưng giờ đây nàng lại chẳng thể thực hiện được mà phải nhờ đến em, cậy đến em, mong rằng em sẽ thay mình trả đủ nghĩa đủ tình cho chàng Kim. Và rằng Thúy Kiều buông câu “mặc” như vừa để em tùy lòng quyết định, chữ “mặc” ở đây lại vừa là sự phó mặc. Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào sự lựa chọn không thể chối từ.
Biết rằng trao đi nghĩa tình này cho em là làm khó em và trong lòng em cũng dấy lên nhiều đắn đo, suy nghĩ nên Thúy Kiều đã đưa ra những lý do để thuyết phục em:
“Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sòng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”
phân tích nhân vật thúy kiều trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích trao duyên
Tham khảo
Dù chỉ là một trích đoạn ngắn từ “Truyện Kiều” nhưng “Trao duyên” đã góp phần thể hiện thành công những vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều và tài năng sáng tác của thiên tài Nguyễn Du. Đoạn trích là tiếng lòng tha thiết của Kiều về hoàn cảnh bi đát của gia đình, của phận mình và của tình yêu đầu đời đẹp đẽ. Đặc biệt, khi thể hiện nỗi xót xa của nàng Kiều cho duyên phận với chàng Kim, Nguyễn Du đã gây được ấn tượng trong tám câu thơ cuối đoạn trích:
“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Trong việc cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên nói riêng hay toàn bộ đoạn trích nói chung, người đọc cần nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm.
Nguyễn Du (sinh năm 1765 – mất năm 1820) còn được người đời biết đến với tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Thể hiện sự tự hào về Nguyễn Du, độc giả từ bao đời vẫn không ngớt lời ca ngợi vì đại thi hào đã có rất nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà.
Là người con của vùng đất Hà Tĩnh – vùng đất sản sinh biết bao nhân kiệt cho đất nước, Nguyễn Du nổi danh với các tác phẩm được sáng tác ở cả chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Hán, ông có những tập thơ nổi tiếng như: “Thanh Hiên tiền hậu tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”. Còn về chữ Nôm, có thể kể đến một số tác phẩm như: “Truyện Kiều”, “Văn tế thập loại chúng sinh”, “Thác lời trai phường nón”…
Sở dĩ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác là do Nguyễn Du đã dùng vốn sống của mình để phản ánh trong tác phẩm hiện thực cuộc đời, không chỉ vậy nhà thơ còn bộc lộ tấm lòng nhân đạo rất vĩ đại của ông. Thực chất những tác phẩm chữ Hán của ông là những dòng tự sự về cuộc đời đầy sóng gió, bi kịch của chính ông: những biến động dữ dội của một thời đại lịch sử trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX đã khiến gia đình sống đời lưu lạc, tan tác.
Sống trong xã hội đó, Nguyễn Du được tận mắt chứng kiến những ái ố của cuộc đời thông qua hình ảnh của những thân phận nhỏ bé phải chịu cảnh chèn ép tàn nhẫn, độc ác của các thế lực đen tối trong xã hội. Một cách tổng thể, người đọc có thể cảm nhận được không chỉ ở những tác phẩm chữ Hán mà trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du đều hiển hiện rõ rệt tấm lòng chân thành của Nguyễn Du với cuộc đời.
Ông phản ánh hiện thực nhưng cốt là để bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những kiếp người sống trong đau khổ triền miên. Trong những phận người mà Nguyễn Du thường viết về họ, ông rất quan tâm đến những người phụ nữ sống kiếp cầm ca, phải đem tài sắc làm thú vui cho người đời. Và một thành công lớn mà Nguyễn Du đã làm được ở những sáng tác của mình mà chúng ta không thể không nhắc tới là ông đã vượt lên một cách ngoạn mục những định kiến của xã hội phong kiến để nỗ lực khẳng định giá trị cao đẹp của con người.
Là một đoạn được trích từ “Truyện Kiều”, “Trao duyên” gồm 34 câu thơ. Đây là những câu thơ nằm ở vị trí từ câu 723 đến câu 756 trong kiệt tác tác phẩm. Đoạn trích hướng người đọc đến nhân vật trung tâm là Thúy Kiều trong một hoàn cảnh rất đỗi đặc biệt: Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha sau khi gia đình bị vu oan.
Trong đêm trước ngày phải xa gia đình để theo phường buôn phấn bán hương, Kiều đã nhờ em gái của mình là Thúy Vân thay Kiều trả nghĩa cho Kim Trọng; phần còn lại của đoạn trích là những dòng viết về tâm tư nỗi niềm của Thúy Kiều khi nghĩ về cuộc đời mình và khi nhớ đến Kim Trọng.
Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy đây là những dòng tâm trạng đau khổ cùng cực của nàng Kiều sau khi Trao duyên
Sau khi đã nói hết nỗi lòng của mình với em gái, Kiều đã nhìn lại cuộc đời mình rồi đau đớn nhận ra sự thật phũ phàng là so với quá khứ thì hiện tại có một sự đối lập đến xót xa:
“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”
Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy trong câu thơ trên, việc Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh ước lệ “trâm gãy gương tan” đã mang lại sự biểu đạt rất hiệu quả. Thông qua hình ảnh ấy, tác giả đã cho thấy sự nhận thức sâu sắc của nàng Kiều về bi kịch hiện tại. Kiều bàng hoàng chua xót khi so với thời quá khứ – những năm tháng Kiều đã thật hạnh phúc với mối tình đầu đời như hoa như mộng, bây giờ còn lại chỉ là những đau đớn tủi phận khi biết bao nhiêu hẹn ước tươi đẹp trở thành hư vô.
“Trâm” và “gương” vốn tượng trưng cho những hình ảnh đẹp đẽ của người con gái đến tuổi để ý đến dung nhan của bản thân khi tình yêu gõ cửa trái tim. Nhưng những gì Kiều trân trọng, nâng niu để mong đến một ngày có thể cùng Trọng mãi mãi kề bên (để có thể hiện thực hóa những gì mà nàng và người yêu đã từng thề nguyền hẹn ước từ thời khắc “Kể từ khi gặp chàng Kim” – “Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”) bỗng chốc chỉ trong phút giây, tai ương ập đến, tất cả những mong ước vỡ tan thành mây thành khói.
“Muôn vàn ái ân” không thể cân đo đong đếm ở miền ký ức thơ mộng có sự hiện diện của Thúy Kiều và Kim Trọng mà nàng nhắc đến ở câu thơ tiếp theo như càng làm tăng thêm sự đối lập so với những đau khổ mà nàng vừa nhắc đến ở câu thơ trước đó. Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy nhìn vào tình cảnh của Kiều để thấy những gì mà nàng phải chịu đựng ở độ tuổi xuân sắc lẽ ra vốn vẫn còn được sống trong vòng tay yêu thương, bảo bọc của mẹ cha mới thấy thương, thấy xót hơn cho nàng.
Không chỉ bản thân Kiều mà ngay cả người đọc cũng không khỏi lo lắng, hoang mang cho những tháng ngày sắp tới mà Kiều phải vượt qua. Đối chiếu giữa thực tại và một thời đã xa, đau khổ có dâng trào thành từng dòng nước mắt thì Kiều cũng không thể làm nó trở về trạng thái bình yên xưa cũ, thế nên nàng chỉ còn có thể ngậm ngùi để tìm cách an ủi, động viên chính mình và người yêu:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!”
Nói ra những lời ấy, Kiều thật mong Trọng cũng chấp nhận cho duyên tình giữa chàng và Kiều chỉ là những ký ức ngắn ngủi dù tươi đẹp biết bao. Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy rằng khi cậy nhờ em “xót tình máu mủ thay lời nước non” mà giúp nàng giữ duyên, Kiều cũng đã rất thành khẩn khi bảo em “ngồi lên” để mình “lạy”, giờ đây, lại thêm một lần thành khẩn, nhưng Kiều gửi cái “lạy” tạ lỗi đến một người rất quan trọng với nàng là chàng Kim. Từng lời nói, từng hành động của Kiều được thể hiện trong thơ đã giúp hiện hữu ở trang viết của Nguyễn Du hình ảnh người con gái mang nặng nghĩa tình với mối tình dang dở nhưng không có cách nào cứu vãn nó.
Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên trong hai câu thơ tiếp theo, dường như Nguyễn Du đã tạo cơ hội đã Kiều có thể trút hết nỗi lòng mà khóc nức nở cho thân phận của mình:
“Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”
Có lẽ từ đầu buổi “trao duyên” đến thời điểm thổn thức trong tiếng khóc nàng, Kiều đã rất cố gắng để kìm giữ hết sức có thể để bình tĩnh nói cho trọn vẹn điều nàng mong muốn. Đến khi nhận mong muốn em gái thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng có lẽ đã được chấp thuận, rồi nàng cẩn thận dặn dò Thúy Vân, Thúy Kiều mới cho phép bản thân mình có thể thương xót cho nàng một cách thành thật nhất, tự nhiên nhất.
Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy Kiều tự ý thức được một điều là số phận của nàng không khác gì màu vôi bạc. Trước đây, khi Kiều được sống êm đềm trong mái ấm gia đình, Kiều có thể chưa bao giờ tưởng tượng ra được viễn cảnh ê chề giống như ngày hôm nay Kiều chứng kiến. Nhưng thật lòng mà nói, chắc ngay cả tưởng tượng, Kiều cũng không hẳn tưởng ra những đau khổ phũ phàng lại ập đến cuộc đời mình nhanh vội như vậy, nhanh đến mức Kiều còn chưa kịp trải đời để có thể ứng phó.
Thế nên Kiều phải đối diện với nó trong bàng hoàng và sự hoang mang tột độ. Rồi nỗi đau cứ thế mà tăng lên thêm mãi khi Kiều còn nhận thấy một tương lai mù mịt, tăm tối không biết sẽ như thế nào. Cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy rằng Kiều cảm nhận được đó là một tương lai “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tháng ngày sắp tới mờ mịt và có lẽ với Kiều, những gì còn lại sau những đau thương đầu đời có lẽ chỉ là những hình ảnh thân thương, quý giá về gia đình, người yêu mà Kiều lưu lại trong trí.
Cuối cùng, nỗi đau khổ, tuyệt vọng cứ tuôn trào mạnh mẽ thành tiếng gọi người yêu đầy tha thiết nhưng lại đau đến xé lòng:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Mỗi một thanh âm về tiếng gọi người yêu mà Kiều thốt lên chắc hẳn cũng là ngần ấy lần nàng quặn thắt tâm can mà đau đớn xót xa. Những từ diễn tả sự xót xa tủi phận cứ liên tiếp xuất hiện và được xâu lại thành chuỗi: “ngắn ngủi”, “lỡ làng”, “thôi thôi”, “Kim lang”, “phận sao phận” đã tạo thành những cơn sóng của đau thương ồ ạt bủa vây lấy người con gái đáng thương mà nàng đã gắng hết sức không để cho nó quật ngã.
Thế nhưng, có lẽ sức người có hạn, gắng gượng bao nhiêu nàng cũng không thể che giấu đi những tổn thương mà nàng đang gánh chịu. Vậy nên cố gắng cuối cùng của sự gắng gượng chính là tiếng gọi Kim Trọng để rồi sau đó, nàng nhận lỗi và nói lời tạ từ với Trọng, đó cũng là lời tự trách bản thân mình trong day dứt, dằn vặt.
Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, người đọc cũng thấy tiếng kêu thốt lên ấy đã hòa trong tiếng nấc thể hiện Kiều thương mình nhưng nhiều hơn cả là sự xót xa dành cho chàng Kim. Trong sự tan vỡ của tình yêu của hai người, Kiều nhận hết trách nhiệm, lỗi lầm về mình và tự gán cho mình là kẻ phụ bạc. Việc Kiều lấy hết can đảm để thốt lên lời thú nhận đó đã làm hiện lên ở nàng những vẻ đẹp đáng trân trọng.
Đó là vẻ đẹp của người con gái rất đỗi cao thượng trong tình yêu, dẫu bị hoàn cảnh xô đẩy, dồn đuổi đến cùng đường để đưa ra quyết định tưởng chừng không thể đau xót hơn nữa – quyết định bán mình. Khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy Kiều vẫn xem mình là người đáng phê phán vì đã phụ bạc một tình yêu tuy mới chớm nở nhưng đã rất đậm sâu. Đó chính là phẩm chất đáng quý nơi Kiều khiến ta mỗi lúc mỗi yêu quý nàng hơn.
Nhìn tổng thể khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta thấy Nguyễn Du đã nêu bật lên sự tha thiết, trân trọng của Thúy Kiều đối với tình yêu thông qua hành động “trao duyên”. Cũng bằng cách thể hiện đó, Nguyễn Du đã bộc lộ rõ những vẻ đẹp ở phẩm chất của người con gái đầu lòng họ Vương: vừa là một mẫu người nêu gương đạo đức khi lấy chữ hiếu làm đầu, vừa là một hình ảnh nữ nhân lý tưởng khi có ý thức và nỗ lực hết mình để thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu dành cho tình yêu đích thực của mình.
Bên cạnh những nội dung đã điểm qua ở trên, điều làm nên sự thành công trong việc chuyển tải những thông điệp mà tác giả gửi gắm còn nằm ở nghệ thuật của đoạn trích. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã vận dụng thật hiệu quả nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật để làm nổi bật ở nhân vật những phẩm chất đáng trọng. Bên cạnh đó, khi cảm nhận 8 câu cuối bài Trao duyên, ta cũng thấy tài năng của đại thi hào Nguyễn Du trong việc lựa chọn hình thức độc thoại nội tâm để bộc bạch những tâm tư cùng với nỗi niềm chất chứa trong lòng của nàng Kiều.
Như vậy, với những ý nghĩa về nội dung và giá trị về nghệ thuật nói trên, đoạn trích “Trao duyên” nói chung và tám câu thơ cuối đoạn trích nói riêng đã giúp cho người đọc có thể phần nào đồng cảm và thấu hiểu cho nỗi lòng của nhân vật Thúy Kiều. Đó cũng là tình cảm dành cho những kiếp nữ nhân tài hoa nhưng bị sự cay nghiệt của số phận dồn ép đến tận cùng. Tuy nhiên, phải thừa nhận một điều rằng dù cho tình cảnh có ngang trái, éo le đến nhường nào, ở họ vẫn toát lên những vẻ đẹp đáng quý.
Bn tham khảo nha:
https://123docz.net/document/5501292-phan-tich-tam-trang-cua-thuy-kieu-qua-8-cau-tho-cuoi-doan-trich-kieu-o-lau-ngung-bich.htm
Phân tích hình ảnh nhân vật Từ Hải trong đoạn trích " Chí khí anh hùng" (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Từ đó, hãy liên hệ với lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du,giấc mơ anh hùng,giấc mơ tự do và công lý.Cho nên Từ Hải là một người chí khí,một người siêu phàm.Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại.Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi,Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất,hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”.Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.
Kiều bị lừa vào lầu xanh lầnthứ 2, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc nàng thoát khỏi lầu xanh. Cả 2 đều là những con người thuộc tầng lớp thấp kém (một gái lầuxanh, một tướng giặc) bị xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ ruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với nhau trong 1 tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận ra ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng.Nhưng dù yêu thương,trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế.Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng.Tính cách và chí khí của Từ Hải được biểu hiện qua cách sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt,ngôn ngữ bình dân,dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố,điển tích.Đặc biệt nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa.Mọi ngôn từ,hình ảnh và cách miêu tả Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.
“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng,cái thuyền quyên”.Vậy nhưng,Từ Hải vội dứt áo ra đi,Từ không quên mình là một tráng sĩ.Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng.Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải.”Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất ngờ.Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải.Nếu là người không có chí khí,không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc khác.Nhưng Từ Hải thì khác,ngay khi đang hạnh phúc,chàng “thoắt” nhờ đến mục đích,chí hướng của đời mình .Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải,hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình .Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì thế,chàng hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.
Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hai.Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiểu nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt.Ta có thể hình dung,Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều.Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ rính cách nhân vật.Thứ nhất,Từ Hải là người có chí khí phi thường,khi chia tay thấy Kiểu nói:
Nàng rằng : “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ Hải đã đáp lại rằng:
Từ rằng : ”Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.
Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự :
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.
Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.
Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống :
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !
Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ,phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”là một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia li,hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ,cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn,đau buồn.Có lẽ vì thế mà thơ ca viết về chia li nhiều hơn,thấm thía hơn?Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần khắc họa những cuộc chia biệt.Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú,ở đó có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm.Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẻ,hi vọng gặp lại mong manh.Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển.Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau.Vậy nhưng,bằng tài hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy,Nguyễn du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật Từ Hải với những dấu ấn riêng biệt.
Dưới hình thức một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do,công lí của Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời.Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thể giới “Truyện Kiều”.
I. Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật Từ Hải.
II. Thân bài:
* Bối cảnh cuộc gặp gỡ của Từ Hải - Thúy Kiều: (Tự tìm hiểu)
* Chí khí anh hùng của Từ Hải:
- "Nửa năm hương lửa đương nồng/Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương": Không cam chịu cuộc sống ấm êm, giản dị mà quyết tâm để lại sau lưng tình riêng ra đi làm nghiệp lớn.
- Hành động ra đi mạnh mẽ, quyết liệt của Từ Hải lại được thể hiện rất rõ ở những câu thơ "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" và "Quyết lời dứt áo ra đi". Tác giả lựa chọn sử dụng một loạt những từ ngữ "thẳng rong" tức là đi liền một mạch, "quyết lời", "dứt áo" thể hiện hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, dứt khoát, không chút lưu luyến, bịn rịn. Từ đó thấy được khí phách mạnh mẽ của bậc đại trượng phu.
- "Từ rằng: Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình": Lời trách, nhưng đồng thời cũng là lời động viên Thúy Kiều rằng hãy cố gắng vượt ra khỏi cái suy nghĩ của bậc nữ nhi thường tình để trở thành phu nhân của một bậc anh hùng cái thế, có công danh sự nghiệp hiển hách, thể hiện ý thức của Từ Hải về sự hơn đời, hơn người của bản thân mình.
- "Bao giờ... nghi gia": Lời động viên ngầm của Từ Hải là lời ước hẹn của Từ Hải với Thúy Kiều.
- "Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu": An ủi, lo lắng, giải thích cho Thúy Kiều để nàng an lòng ở lại. Đồng thời ở hai câu thơ này ta còn lờ mờ nhận ra đằng sau nó là sự cô đơn, lạc lõng của Từ Hải trong giây phút bắt đầu gây dựng công danh sự nghiệp.
- Các hình ảnh "bốn phương", "trời bể mênh mang", "bốn bể", "gió mây", "dặm khơi", hình ảnh cánh chim "bằng". Đây đều là những hình ảnh gợi ra bối cảnh không gian khoáng đạt rộng lớn, góp phần nâng tầm vóc của người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải lên sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ. Bên cạnh đó còn thể hiện chí lớn của người anh hùng khao khát được vẫy vùng, tùng hoành trong bốn bể.
III. Kết bài:
- Nêu tổng kết nội dung và nghệ thuật.
Ngòi bút Nguyễn Du tài tình khi khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật, sống động, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lý, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã làm lộ ngay thần thái của nhân vật. Đoạn Chí khí anh hùng- Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều - đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du.
Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chỉ là mục đích cao để hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích. Ở con người Từ Hải, nỗi khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi. Từ Hải đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường. Động lòng bốn phương là "động bụng nghĩ đến bốn phương" (Tản Đà). Nói cụ thể hơn là thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi. Chỉ hai câu đầu, ta thấy Từ Hải không phải là con người tầm thường, mà có tâm chí của bậc hào kiệt Không gian trong câu 3, 4 (trời bể mênh mang, lên đường thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!
Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt thể hiện rõ tính cách của nhân vật anh hùng này. Từ Hải là con người của sự nghiệp phi thường, không thể đắm mình mãi chốn khuê phòng. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, Từ Hải thoắt đã động lòng bốn phương, tiếng gọi của sự nghiệp đã thức tỉnh chàng. Giờ đây sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, sự nghiệp chẳng những là ý nghĩa của sự sống, mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỷ gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậy nên không chút bịn rịn, không có những lời than vãn lúc chia biệt. Thêm nữa, trong lời trách người tri kỷ chưa thoát khỏi thường tình nhi nữ, còn bao hàm cái ý khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Kiều (Cánh hồng bay bổng tuyệt vời - Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm) không chỉ có sự mong chờ người yêu xa cách, mà còn mong chờ cả sự nghiệp của Từ Hải.
Con người rất tự chủ và tự tin. Trước đây, ngay trong cảnh trần ai, Từ Hải ngang nhiên xem mình là anh hùng, tất cả sự nghiệp sau này như đã nắm chắc trong tay. Giờ đây xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, Từ Hải đã khẳng định, muộn thì cũng không quá một năm, sẽ nhất định trở về với cả một cơ đồ to lớn.
Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Trong đoạn trích này, qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật miêu tả của tác giả, Từ Hải hiện ra với tính cách của con người phi thường.
Trượng phu là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt nói những quyết định dứt khoát của Từ Hải. Bốn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Chữ dứt áo trong câu Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách con người phi thường lúc chia biệt: người ở nắm áo, nhưng người đi cứ dứt áo ra đi.
Mặt khác, Từ Hải là con người phi thường, nên lúc ra đi cũng không thể ra đi như mọi người. Hơn nữa, hình ảnh Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi cho thấy chí lớn của một bậc hào kiệt. Từ Hải ra đi chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng vẫn cả quyết ngày trở về sẽ có mười vạn tinh binh. Làm thế nào mà có được như thế, Từ Hải không nói, nhưng Kiều thì tin và người đọc cũng không thấy phải băn khoăn.
Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng lý tưởng, phi thường với những nét thật cụ thể, sinh động.
bằng đoạn văn quy nạp , em hãy phân tích khổ thơ thứ 3 trong bài ông đồ của tác giả vũ đình liên . đoạn văn có sử dụng câu nghi vẫn dạng câu hỏi tu từ ( đoạn văn có sử dụng trích đoạn )
Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm sáng tỏ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Qúa trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
- Giai đoạn đầu ( từ đầu TK XX đến khoảng 1920) chủ yếu thơ ca của chí sĩ cách mạng (Phan Bội Châu), mặt nghệ thuật vẫn ảnh hưởng từ văn học trung đại.
+ Bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu vẫn mang hình thức văn học trung đại nhưng nội dung được đổi mới khi nói về lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai
- Giai đoạn thứ hai ( 1920 -1930) công cuộc hiện đại hóa văn học đạt thành tựu đáng nghi nhận. Văn học giai đoạn này đổi mới, có tính hiện đại, yếu tố thi pháp trung đại vẫn tồn tại, phổ biến
+ Hầu trời thể hiện cái tôi cá nhân tự do, phóng túng, phảng phất cái ngông của nhà Nho tài tử.
- Giai đoạn 3 (khoảng 1930- 1945) văn học hoàn tất quá trình hiện đại hóa, với nhiều cuộc cách trên sâu sắc trên mọi thể loại. Đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...thể hiện cái tôi cá nhân được giải phóng khỏi hệ thống ước lệ thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát thế giới, lòng mình bằng con mắt của cá nhân.
1 Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả loi câu hỏi :
- Hãy tìm và phân tích cái hay của những tù tả màu sắc , hương vị,trong đoạn văn thứ nhất
- Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng ( hương vị, nét duyên của gánh cốm ) ?
2 Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi :
- Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn
3 Theo em , văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?
4 Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?
1.
- Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết: • Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè. • Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh => Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết.
- Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:
• Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.
• Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: "Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…".
• Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.
2.
Điều làm nên sự hấp dẫn của cốm Vòng là :
+ Hương thơm : hương sen, hương lúa, hương sữa
3.
Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.
Đây là đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của món quà cốm. • Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước. • Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh. • Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. => Đoạn văn ngắn nhưng ý nghĩa khái quát cao.
Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.
Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng – phân – hợp từ 10 đến 12 câu nêu s uy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
Qua văn bản có đoạn trích trên, em hãy phân tích làm sáng tỏ sức mạnh của nghệ thuật hội họa qua văn bản có đoạn trích trên bằng một đoạn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng 1 câu có tình thái từ cảm thán. Gạch chân dưới câu đó và chú thích rõ.