mục đích tính chất của bài văn nghị luận giải thích
các bước lm bài văn nghị luận giải thích
Viết bài văn nghị luận giải thích :
" Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " .
mình gửi các bước lm đây ạ
Các bước làm bài văn nghị luận
Mở bài:
-Câu dẫn dắt
-Trích dẫn nguyên câu nói của đề bài “câu tục ngữ” Thân bài :
Bước 1: Câu dẫn dắt (câu nói trên /câu tục ngữ trên đem đến cho em cảm xúc , bài học hay….) ?
Bước 2: Giải thích nghĩa - Nghĩa đen: (giải thích từ ngữ trong câu ) - Nghĩa bóng :( nghĩa khai quát /bài học / lời khuyên )
Bước 3 : Trả lời câu hỏi vì sao ? - Vậy vì sao lại có câu tục ngữ này / câu nói này ? sở dĩ là vì ? ( Nêu lí do / đưa ra lí lẽ / dẫn chứng )
Bước 4 : Mở rộng đề bài
- Những người như thế thì sao ?
- Những người không như thế thì sao ?
Bước 5 : Liên hệ thực tế
Bước 6 : Đưa ra phương pháp hành động
Bước 7 : Liên hệ bản thân
- Kể một câu chuyên của bản thân .
- Là mộ học sinh …….?
Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề ( tóm gọn /nội dung )
- Nêu suy nghĩ của bản thân .
Tham khảo :Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.
Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.
1. So sánh lập luận giải thích trong đời sống và lập luận giải thích trong văn nghị luận (về mục đích và phương pháp).
2. Có mấy bước làm một bài văn lập luận giải thích.
3. Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích.
II. Bài tập:
Bài 1: Đọc bài “Lòng nhân đạo” ở SGK, tr.72. cho biết: Vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong bài văn đó.
Bài 2: Hãy thực hiện 4 bước để làm bài văn lập luận giải thích với đề văn sau:
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
làm hộ mình like cho ạ
1
trong đời sống :
-Giải thích giúp ta hiểu những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Trong văn nghị luận :
- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích
-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người
2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:
B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý
B2:lập dàn bài
B3:viết bài
B4:đọc lại và sửa chữa
3. Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích.
MB:-Nêu luận điểm cần giải thích
- Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)
TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :
-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm
-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm
Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt luận điểm
KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân
II bài tập :
bài 1 :
Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo
phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa
+Nêu các biểu hiện
+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác
+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo
Dàn ý chung của bài van nghị luận chứng minh, dàn ý chung của bài văn nghị luận giải thích
*Văn chứng minh-tư tưởng đạo lý
*Mở bài: Nêu vấn đề cần cm
*Thân bài:
+Giải thích: -nghĩa đen
- nghĩa bóng
-khái quát
+Chứng minh: -xét về lý
- xét về thực tế (dẫn chứng)
+Đánh giá, mở rộng
-Đánh giá (đúng/sai)
-Mở rộng: một số biểu hiện trái ngược
+Bài hok
*Kết bài:
-Khẳng định lại gt vấn đề
-Liên hệ vs bản thân
* Văn chứng minh-hiện tượng đời sống
*Mở bài: Nêu vấn đề-hiện tượng
*Thân bài:
+Giải thích (khái niệm)
+Chứng minh: -Thực trạng
-Nguyên nhân
- Hậu quả
-Biện pháp
+Bài học
*Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề
-Liên hệ
* Văn giải thích
-Là gì? (giải thích):
+nghĩa đen
+nghĩa bóng
+khái quát
-Vì sao?
+Lí lẽ
+Dẫn chứng
-Như thế nào?
-Đáng giá mở rộng
+Khẳng định giá trị (đánh giá)
+Mở rộng (Câu tn phên phán điều j?)
*Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề
-Liên hệ
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
1 bố cục bài văn nghị luận.
2 các thao tác lập luận : chứng minh và giải thích
3 cách làm bài văn nghị luận
GIÚP MÌNH VS !!!!!
- Hiểu thế nào là văn nghị luận
- Hiểu vai trò của luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn nghị luận.
- Nắm được bố cục, phương pháp lập luận, cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận giải thích và chứng minh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Biết viếtbài văn giải thích, chứng minh một vấn đề xã hội, văn học đơn giản, gần gũi.
Nghị luận: Chứng minh và giải thích. (Nhận diện các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và vận dụng các yếu tố đó vào làm một bài văn).
Viết bài văn nghị luận giải thích lòng nhân đạo
'Lá lành đùm lá rách' là một câu tục ngữ được nhiều người nhắc đến khi nói về lòng nhân đạo. Câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta: Sống, phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tràn đầy tình thương và tươi đẹp hơn.
Lòng nhân đạo không phải là một thứ gì đó trìu tượng, xa vời mà chỉ đơn giản là những lời nói ấm áp dành cho nhau, một cái ôm thật chặt khi buồn bã hoặc chỉ cần một người chân thành ở bên cạnh khi cuộc sống của mình gặp khó khăn.. Những hành động, tình cảm ấy xuất phát từ trái tim của mỗi con 'Người'. Lòng nhân đạo còn giúp những người sai lầm trở lại con đường đúng đắn; giúp đỡ những người gặp khó khăn khiến tình cảm thiêng liêng giữa người với người càng thêm gắn kết.
Gần gũi nhất là trong gia đình: Đó chính là sự tôn trọng, kính trọng, yêu thương lẫn nhau; con cháu lễ phép với ông bà, cha mẹ; ông bà, cha mẹ lại chỉ dạy, chăm sóc con cháu.. Rộng hơn nữa chính là xã hội: Quyên góp tiền ủng hộ cho những bệnh viện, những người nghèo khó.. yêu thương, bảo vệ lẫn nhau.
Từ những việc làm trên, những người được giúp đỡ sẽ cảm thấy vui vẻ và rất biết ơn mình; còn đối với bản thân mình khi giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy rất là thanh thản, trưởng thành hơn và đặc biệt hơn cả là không chỉ mình mà cả mọi người xung quanh cũng tự hào về mình. Tóm lại, giá trị của lòng nhân đạo rất quan trọng, đó là giá trị của lòng yêu thương, sự kính trọng, sự cảm thông, sẻ chia...
Liệu có phải tất cả mọi người đều có lòng nhân đạo? Không! Không phải vậy! Có rất nhiều người vô cảm với những mảnh đời bất hạnh, ngược đãi họ. Xã hội hiện đại khiến nhiều người chạy theo đồng tiền, vì những đồng tiền ấy mà họ lợi dụng, 'dẫm đạp' lên nhau để có lợi về mình nhiều nhất. Chính vì những kẻ này mà khiếm rất nhiều người không tin vào người khác, tình cảm thiêng liêng giữa người với người ngày càng phai nhạt và biến mất.
Lòng nhân đạo- một đức tính không thể thiếu, một thước đo phẩm chất của mỗi con người. Chúng ta nên mở rộng lòng thương người, chia sẻ, cảm thông cho nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.
TK#
Người Việt Nam ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" hay "Lá lành đùm lá rách", đó là những lời răn dạy của cha ông muốn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương lẫn nhau. Tương thân tương ái hay chính là lòng nhân ái là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay, lòng nhân ái là một trong những biểu hiện tình cảm tốt đẹp. Nó gắn kết con người gần với nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ xã hội bền vững.
Lòng nhân ái, thực ra không phải thứ tình cảm gì đó xa xỉ mà đó chính là những tình cảm được xuất phát từ trái tim một cách chân thành nhất. Lòng nhân ái là sự cho đi mà không cần so đo tính toán thiệt hơn, cũng không mong cầu sẽ được nhận lại, lòng nhân ái đơn giản là những hành động chia sẻ, giúp đỡ và cảm thông lẫn nhau. Lòng nhân ái là biểu hiện của một nhân cách và tâm hồn cao đẹp, đức hạnh của mỗi người, "nhân" là "người", "ái" là "yêu thương", "nhân ái" chính là tình yêu thương giữa những con người với nhau. Lòng nhân ái luôn có sẵn trong tâm hồn mỗi con người, có chăng là chúng ta đã đánh thức nó dậy hay chưa mà thôi, ai cũng có thể có lòng nhân ái và ai cũng có thể trao đi lòng nhân ái đó dành cho mọi người xung quanh. Không cần phải là những việc làm to tát, lòng nhân ái hiện diện xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Từng lời nói, cử chỉ, hành động và biểu hiện của chúng ta đều có thể là công cụ trao đi lòng nhân ái tới mọi người, đơn giản như giúp đỡ người già đi bộ qua đường lúc đèn đỏ, giúp người hỏng xe giữa đường, cho người khác đi nhờ xe,... đó là một số trong vô vàn những sự việc diễn ra hàng ngày. Trên phạm vi rộng hơn, lòng nhân ái là khi giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt, xây dựng trường học cho các em vùng sâu vùng xa... Đó là những chương trình, hành động rất thiết thực mà rất nhiều những cơ quan, tổ chức và Nhà nước ta đã và đang thực thi, tất cả vì mục đích trao đi yêu thương, giúp đỡ và sẻ chia mang niềm vui hạnh phúc đến những số phận kém may mắn. Lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau chính là sức mạnh giúp đất nước ta trải qua biết bao cuộc chiến tranh, là nền tảng vững chắc đưa nước ta hiên ngang tiến bước sánh vai với các cường quốc năm châu. Con người có sự gắn kết và yêu thương lẫn nhau sẽ tạo nên một khối đoàn kết dân tộc vững mạnh và sẽ không có kẻ thù nào có thể xâm phạm tới.
Tuy nhiên, xã hội vẫn tồn tại những người không có lòng nhân ái, họ chỉ sống cho riêng cá nhân mình, mọi việc làm, suy nghĩ và hành động chỉ cốt lấy lợi ích cho bản thân mà không quan tâm đến người khác. Không những không giúp đỡ những người xung quanh mà còn nhẫn tâm đẩy người khó khăn vào hoàn cảnh bi kịch. Ví dụ điển hình nhất là những tổ chức cho vay tín dụng đen, chúng lợi dụng sự kém hiểu biết và hoàn cảnh của người khó khăn để mời vay tiền rồi lừa họ vay với mức lãi suất cao ngất ngưởng, phi pháp khiến cho con nợ đã khó khăn càng thêm chật vật, thậm chí khi không có đủ khả năng chi trả, chúng lại gây áp lực, siết nợ, dồn con nợ tới đường cùng. Đó là một trong những biểu hiện của sự vô nhân đạo, trái ngược hoàn toàn với lòng nhân ái, ngoài ra còn nhiều biểu hiện khác như sự vô tâm, vô cảm và thờ ơ giữa những con người với nhau. Con người không có lòng nhân ái chỉ là người nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm, đi ngược lại với nhân cách con người. Một xã hội chỉ toàn những người không có lòng nhân ái, xã hội đó sẽ luôn xảy ra mâu thuẫn, bất hòa và xung đột, không thể tồn tại lâu dài chứ chưa nói đến việc phát triển. Vì vậy, dù là một hành động nhỏ thôi, chúng ta hãy cùng trao đi lòng nhân ái của mình, đem lòng nhân ái của mình lan tỏa và lay động đến mọi người, cùng nhau sống trong yêu thương, xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững.
Trong xã hội hiện nay, khi người với người có quá nhiều rào cản để bày tỏ tình cảm và trao đi yêu thương lẫn nhau thì lòng nhân ái chính là điều quan trọng và quý giá nhất để gắn kết cộng đồng. Đất nước ta còn đang trong quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn chồng chất, gìn giữ và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc chính là củng cố sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc trước các thế lực thù địch bên ngoài.
Lời hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng một thời đi vào lòng người thật nhẹ nhàng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không/ Để gió cuốn đi”… Lời hát ấy đánh động vào lòng trắc ẩn của chúng ta, khiến ta không khỏi suy nghĩ về lòng nhân ái.
“Nhân ái” là một từ Hán Việt, nếu đem chiết tự ra thì “nhân” là người và “ái” là yêu. Vậy “nhân ái” tức là tình yêu thương con người. Đó là thứ tình cảm chân thành, xuất phát từ chính trái tim dành cho nhau. Nó không bắt nguồn từ sự vị kỉ, hẹp hòi mà nó xuất phát từ lòng bao dung, vị tha trong sáng. Chẳng cần phải là những việc làm to tát, lớn lao, lòng nhân ái hiện diện xung quanh cuộc sống thường ngày xung quanh chúng ta.
Lòng nhân ái là một thứ tình cảm tốt đẹp giữa người với người như tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn, tình thầy trò, tình đồng chí,… thậm chí đối với những người ta không quen biết. Nó hiện diện trong những hành động, những cử chỉ hay lời nói của chúng ta mỗi ngày. Nó đâu cần phải là những việc làm đao to búa lớn như ủng hộ cả chục triệu, trăm triệu cho người khó khăn, như quyên góp cho quỹ hội từ thiện để lên trang báo nhất. Nó đơn giản chỉ là một đồ dùng cũ, một manh áo cũ, một cuốn vở cũ hay thậm chí là một chút tiền tiết kiệm được gửi tới những người khó khăn và lòng chân thành mà ta gửi tới những vùng cao, vùng nạn, tới những nạn nhân chất độc màu da cam. Đó là những chương trình, hành động rất thiết thực mà rất nhiều những cơ quan, tổ chức và Nhà nước ta đã và đang thực thi, tất cả vì mục đích trao đi yêu thương, giúp đỡ và sẻ chia mang niềm vui hạnh phúc đến những số phận kém may mắn. Lòng nhân ái cũng có thể chỉ đơn giản là một ánh nhìn trìu mến, một lời an ủi thân thương, một cái nắm tay thân tình, một cái ôm vỗ về ấm áp.
Rộng hơn ra, lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau còn là nền tảng cho sự đoàn kết, tạo nên sức mạnh giúp cả dân tộc trải qua biết bao cuộc chiến tranh, đưa đất nước ta hiên ngang tiến bước sánh vai với các cường quốc năm châu. Ngay từ thuở xa xưa, cha ông ta đã quan niệm: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”…, nghĩa là lòng nhân ái đã là truyền thống văn hóa ứng xử lâu đời của dân tộc ta, lẽ nào ta lại có thể đi ngược với truyền thống ấy?
Trong một xã hội mà chúng ta sống nương tựa vào nhau, nghề này tựa vào nghề kia mà tồn tại, thì lòng nhân ái không chỉ có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương mà còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.
Tất nhiên, lòng nhân ái, yêu thương không phải bổn phận hay trách nhiệm, chúng ta không bị một pháp luật nào cưỡng chế phải yêu thương nhau mà hoàn toàn là tự nguyện, nó xuất phát từ cái tâm trong sáng không vụ lợi. Khi một người có cái tâm trong sáng, lòng nhân hậu và chan hòa thì trước hết họ trao đi yêu thương để mang lại cho mình niềm vui và hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống âu lo và lắm bộn bề.
Trong thực tế cuộc sống ngày nay, vẫn còn không ít kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Lối sống ích kỉ ấy rất cần phê phán. Lòng nhân ái không chỉ giới hạn trong nước ta mà là trên toàn thế giới, như thời kì các quốc gia cùng nhau đóng góp giúp đỡ Nhật Bản vượt qua động đất, sóng thần.
Tóm lại, lòng nhân ái là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có, dù pháp luật không ép buộc, nhưng lòng trắc ẩn của một con người sai khiến chúng ta yêu thương nhau.
Cho đề văn nghị luận sau đây:
Nêu ý kiến của em về nhận định của nhà văn Giooc- giơ Xăng: "Hãy bảo vệ thật kĩ lưỡng kho báu trong bạn - lòng tốt"
a) Xác định luận điểm lớn (luận đề) của bài văn nghị luận
b) Tìm ít nhất 3 luận điểm nhỏ (ý lớn) giải thích cho luận điểm lớn nêu trên
c) Tìm luận cứ cho các luận điểm đã tìm được ở mục trên
1. Vấn đề nghị luận: Điều quý giá nhất của mỗi con người chính là lòng tốt.
2. Luận điểm:
- Lòng tốt, sự tử tế là một lựa chọn dũng cảm để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Lòng tốt được biểu hiện bằng những hành động cụ thể từ nhỏ bé đến những điều lớn lao.
- Nếu không có lòng tốt, cuộc sống sẽ trở nên đáng sợ thế nào?
Giải thích nguyên nhân của sức hấp dẫn, lôi cuốn của bài văn nghị luận trên.
Những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm:
- Cách làm nghị luận chỉ xác đáng, chặt chẽ, còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc khiến người đọc nhớ mãi
- Kết hợp giữa hiện thực với thơ văn khiến bài viết mạch lạc, dễ hiểu, tác động và tạo ra sức thuyết phục lớn với người đọc
- Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình
→ Bằng cách nhìn, nghĩ sâu rộng, mới mẻ làm sáng tỏ mối quan hệ của tác phẩm văn chương với hiện trạng của đất nước lúc bấy giờ, tác giả ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu một con người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu.