Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khánh My
Xem chi tiết
Minh Ngọc
Xem chi tiết
Xu 6 xí=))
9 tháng 4 2022 lúc 20:24

tham khảo:

“Mùa xuân…Mùa xuân, một mùa xuân nho nhỏ…Lặng lẽ dâng cho đời…” điệp khúc ấy được ngân lên dạt dào biết bao trái tim của những người đang cảm nhận,những người đang sống và làm việc đâu đó trên mảnh đất này. Và phải chăng đó là nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ Thanh Hải với tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và muốn một lần nữa được dâng hiến cho đời. Tình yêu quê hương đất nước và muốn được dâng hiến cho đời mình của tác giả Thanh Hải được thể hiện rõ nhất trong ba khổ cuối của bài thơ Trong không khí tưng bừng của đất trời mùa xuân, nhà thơ đã cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, của đất trời “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” Điêp từ ta làm diễn tả một cách rõ nét của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, một nhành hoa để dâng tiếng hót của mình cho đời, để tỏa hương thơm ngào ngạt cho sắc xuân. Từ khát vọng được hòa nhập đó nhà thơ đã thể hiện rõ khát vọng cống hiến mình ở những câu thơ tiếp theo : “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” Mùa xuân nho nhỏ là cách nói đầy ẩn dụ và đầy sức sáng tạo của nhà thơ. Mỗi người có thể góp một chút sức mình vào đó , dâng hiến là một hành động cho đi mà không đòi hỏi sự đáp lai. Cho dù là trai trẻ hay tóc đã bạc thì điều này vốn không quan trọng bởi khi đã muốn dâng hiến cho cuộc đời, cho quê hương đất nước thì không quan trọng tuổi tác Giữa một mùa thu của cuộc đời mình, tác giả đã liên tưởng đến một mùa xuân tươi đẹp để tô điểm cho cuộc đời với những lời thơ bình dị,trong sáng không hề có một chút u ám của cuộc đời. Không chỉ hay về ý thơ mà còn hay ca ngôn từ, cả nhịp điệu trong bài. Cảm ơn nhà thơ đã mang đến cho người đọc về một bài học,về một lí tưởng sống thực sự cao đẹp biết bao.”sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc một cảm xúc khó tả khó phai mờ và mãi trường tồn cùng đất nước, gợi nhắc cho thế hệ trẻ một cách sống đẹp, góp mùa xuân nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Hà Đức Thụ
Xem chi tiết
Gái Les
Xem chi tiết
Gái Les
Xem chi tiết
Linh Linh
14 tháng 3 2021 lúc 22:02

a. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

b. - Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

- cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”

c. - “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.

 

Anh Nguyen Ngoc
Xem chi tiết
Trà My
8 tháng 3 2021 lúc 16:51

Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho bạn đọc thì nổi bật nhất có lẽ là "Mùa xuân nho nhỏ". Thi phẩm đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời của xứ Huế mộng mơ qua đó làm nổi bật nên hình ảnh của mùa xuân đất nước. Nhận xét về bài thơ, có nhận định cho rằng: "Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải".

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt trước khi nhà thơ sắp vĩnh biệt cuộc đời. Vậy mà bài thơ vẫn rất trẻ trung và đầy khát vọng cống hiến. Bài thơ được cấu tạo theo mạch cảm xúc dạt dào của tác giả. Bằng sự quan sát tinh tế các giác quan nhạy cảm nhưng hơn thế là cả một tấm lòng yêu quê hương Thanh Hải đã vẽ bức tranh xuân thật nhẹ nhàng đằm thắm giản dị nhưng hết sức thơ mộng.

Trước hết, "Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng thể hiện tình yêu thiên nhiên xứ Huế và bức tranh mùa xuân của đất nước của Thanh Hải:

"Mọc giữa dòng sông xanh............................... . . .Hót chi mà vang trời"

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:

Ơi! Con chim chiền chiênHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng!

Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:

Ồ! tiếng hát vui sayCon chim chiền chiệnTrên đồng lúa chiêmXuân chao mình bay liệng...

(Tố Hữu)

Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống: "Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng!".

"Từng giọt long lanh"... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và "trông thấy" được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyển đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái "lộc" của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.

Nếu khổ thơ thứ nhất của bài thơ đã mở ra khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên thì khổ thơ thứ hai đã mở ra khung cảnh mùa xuân của đất nước.

Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy quanh lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao..

Có thể thấy, nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa xuân của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là "người cầm súng" và "người ra đồng". Người đọc dễ dàng nhận thấy, "người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời đó chính là cùng lúc vừa chiến đấu ở tiền tuyến vừa lao động, sản xuất để xây dựng hậu phương vững chắc. Đặc biệt, hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận như đang nảy lên những chồi non xanh mơn mởn cùng các anh ra trận, mùa xuân như đang về trên khắp mọi nơi, mọi nẻo đường. Còn hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ được những bàn tay khéo léo, chăm chỉ, cần mẫn của những người lao động chăm bón và tạo nên. Tất cả những hình ảnh và sự kết hợp độc đáo ấy đã gợi lên một bức tranh mùa xuân tràn đầy sắc xanh, tươi mới và tuyệt diệu. Thêm vào đó, khổ thơ còn sử dụng điệp từ "mùa xuân" và điệp từ "lộc" đã gợi lên quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn ra những chồi lộc non và đồng thời cũng gợi lên thành quả của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khổ thơ khép lại với những dòng thơ sử dụng điệp từ "tất cả" đi liền với những từ láy "hối hả", "xôn xao" làm cho nhịp thơ trở nên gấp gáp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Hơn thế nữa, bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"  còn là khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

"Con chim hót" để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. "Một cành hoa" để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên sông núi. "Một nốt trầm" của bản "hòa ca” êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân. "Con chim hót", "một cành hoa ", "một nốt trầm...” là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, cho tài trí của đất nước và con người Việt Nam.

Thật vậy, nhận định trên là hoàn toàn đúng. Bên cạnh đó, càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc "Mùa xuân nho nhỏ", ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều.

Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen Tuan Anh
Xem chi tiết
mangthihang
Xem chi tiết
Phương Thảo
30 tháng 5 2020 lúc 20:31

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1980, khi đất nước vừa mới thống nhất, đang trong quá trình đổi mới đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tác phẩm còn ra đời trong hoàn cảnh tác giả đang nằm trên gường bệnh, không bao lâu sau khi tác giả qua đời.

- Mạch cảm xúc : Từ mùa xuân của thiên nhiên -> Mùa xuân của đất nước, con người -> Suy ngẫm và ước nguyện cống hiến của nhà thơ -> Lời ca ngợi quê hương, đất nước.

Khách vãng lai đã xóa