ví dụ về hòa nhập
lấy ví dụ về hơi khô và hơi bão hòa
hơi trong tủ lạnh là hơi khô
hơi bão hòa là hơi trong không khí đã chứa đủ lương nước bốc hơi
em hãy cho ví dụ về quãng giai điệu, quãng hòa âm
Quãng giai điệu là hai nốt ngân lên kế tiếp nhau.
Quãng hòa âm là cả hai nốt đều vang lên một lúc.
Chia sẻ về các khoản chi tiêu của gia đình em.
Gợi ý:
- Tổng thu nhập.
- Các khoản chi: Chi thiết yếu (ví dụ: ăn uống, học tập,...); chi phát sinh (ví dụ: hiếu, hỉ, ...).
- Khoản tiết kiệm.
Hướng dẫn:
Các khoản chi tiêu của gia đình em:
- Tổng thu nhập trung bình mỗi người: ... (tuỳ vào từng gia đình)
- Các khoản chi: ăn uống, học tập, điện, hiếu, hỉ,...
Cho 2 ví dụ về bảo vệ hòa bình
GDCD 9
Giusp với nghen
lên án ,tố cáo những hành động mang tính cực đoan gây chiến tranh
Có khá nhiều VD đấy!
viết thư , thăm hỏi vùng chiến tranh , cùng phản đối , mít tinh về chiến tranh , làm đơn gửi lên chính phủ , đóng góp ý kiến vào việc bảo vệ hòa bình , góp tiền giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh phá hủy vũ khí , bom nguyên tử cho chiến tranh
Vẽ tranh , ca hát , văn nghệ , viết thư thăm hỏi , diễn đàn ý kiến cho nhau để giúp cho những người lãnh đạo đất nước thấy được tác hại của chiến tranh là vừa chết bao nhiêu mạng người vừa tổn hại đến nền kinh tế đất nước . Chiến tranh chẳng có lợi lọc gì cả
viết thư , thăm hỏi vùng chiến tranh , cùng phản đối , mít tinh về chiến tranh , làm đơn gửi lên chính phủ , đóng góp ý kiến vào việc bảo vệ hòa bình , góp tiền giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh phá hủy vũ khí , bom nguyên tử cho chiến tranh Vẽ tranh , ca hát , văn nghệ , viết thư thăm hỏi , diễn đàn ý kiến cho nhau để giúp cho những người lãnh đạo đất nước thấy được tác hại của chiến tranh là vừa chết bao nhiêu mạng người vừa tổn hại đến nền kinh tế đất nước . Chiến tranh chẳng có lợi lọc gì cả
lấy ví dụ về hơi khô và hơi bão hòa? dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
giúp mình với ạ
Lấy ví dụ về cơ chế điều hòa cân bằng nội mô và phân tích rõ cơ quan tham gia vào đó
Thận và gan tham gia cân bằng áp suất thẩm thấu
*Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… →thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước vào → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải nước → duy trì áp suất thẩm thấu.
*Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu như glucôzơ…
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định
Nội môi là môi trường bên trong cơ thể, là môi trường mà tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất .
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì môi trường bên trong bao gồm máu bạch huyết và nước mô . Sự biến động của môi trường bên trong thường gắn liền với ba thành phần máu , bạch huyết , nước mô.
Cân bằng nội môi là sự duy trì sự ổn định các điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể
Ý nghĩa của việc cân bằng nội môi :
Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.→đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Khi điều kiện lí hoá của môi trường bị biến động →không duy trì được sự ổn định →rối loạn hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan →bệnh lí hoặc tử vong .
Để duy trì được sự ổn định của cơ thể cần các cơ chế duy trì cân bằng nội môi
Bộ phận | Cơ quan | Chức năng |
Bộ phận tiếp nhận kích thích | Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. | Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) Hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển |
Bộ phận điều khiển | Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết | Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phân kích thích truyền tới Xử lí thông tin Gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện |
Bộ phân thực hiện | Thận, gan, phổi, tim, mạch máu | Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển →tăng hoặc giảm hoạt động →biến đổi các điều kiện lí hoá của môi trường → đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định. Tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích ( liên hệ ngược) |
help me . Mai mk đi hk r , mong mn giúp mk vs ạ
Lấy ví dụ về ứng dụng của các chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất nông, lâm nghiệp mà em biết.
Tham khảo!
Ví dụ về ứng dụng của các chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất nông, lâm nghiệp:
- Sử dụng Auxin ở nồng độ thích hợp trong nhân giống vô tính cây bạch đàn, cây keo, hoa hồng,.. nhằm kích thích tạo rễ.
- Sử dụng Gibberellin ở nồng độ thích hợp làm tăng chiều cao thân cây lấy sợi như cây đay.
- Sử dụng Ethylene thúc đẩy sự chín của quả (cà chua, chuối,…) hoặc thúc đẩy ra hoa trái vụ (dứa), làm rụng lá để tạo thuận lợi cho thu hoạch.
[Vật lí 12]
Nêu các khái niệm và lấy ví dụ về dao động cơ, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa.
* Dao động cơ là chuyển động của vật lặp đi lặp lại quanh một vị trí xác định. Vị trí xác định đó gọi là vị trí cân bằng.
VD: chuyển động của dây đàn guitar sau khi gảy
* Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp đi lặp lại như cũ sao những khoảng thời gian xác định.
VD: chuyển động của con lắc đồng hồ
* Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.
VD:
Ta thấy chuyển động của hình chiếu của chuyển động tròn đều lên trục Ox có đặc điểm lặp đi lặp lại nhiều lần quanh gốc O, mà tọa độ của nó theo quy luật hàm cosin.
Dao động là sự lặp đi lặp lại nhiều lần một trạng thái của một vật nào đó.
2. Dao động tuần hoàn2.1 Thế nào là dao động tuần hoànKhái niệm dao động tuần hoàn là gì: Là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định.
2.2 Dao động tự do (dao động riêng)Là dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực.
Là dao động có tần số (tần số góc, chu kỳ) chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài.
Khi đó:
ω gọi là tần số góc riêng;f gọi là tần số riêng;T gọi là chu kỳ riêng.2.3 Chu kì, tần số của dao độngChu kì T của dao động điều hòa là khoảng thời gian để thực hiện một dao động toàn phần; đơn vị giây (s).
Với N là số dao động toàn phần vật thực hiện được trong thời gian t.
Tần số f của dao động điều hòa là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây; đơn vị héc (Hz).
➤ Xem thêm: Thế nào là dao động cưỡng bức? So sánh dao động cưỡng bức và dao động duy trì
3. Khái niệm dao động điều hòa3.1 Định nghĩa– Là dao động mà trạng thái dao động được mô tả bởi định luật dạng cosin (hay sin) đối với thời gian.
3.2 Phương trình dao độngx = Acos(ωt + φ).
Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa:
Li độ x: là độ lệch của vật khỏi vị trí cân bằng. Biên độ A: là giá trị cực đại của li độ, luôn dương. Pha ban đầu φ: xác định li độ x tại thời điểm ban đầu t = 0. Pha của dao động (ωt + φ): xác định li độ x của dao động tại thời điểm t. Tần số góc ω: là tốc độ biến đổi góc pha. Đơn vị: rad/s.Biên độ và pha ban đầu có những giá trị khác nhau, tùy thuộc vào cách kích thích dao động. Tần số góc có giá trị xác định (không đổi) đối với hệ vật đã cho.3.3 Phương trình vận tốc Véctơ v luôn cùng chiều với chiều chuyển động (vật chuyển động theo chiều dương thì v > 0, theo chiều âm thì v < 0). Vận tốc của vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng sớm pha hơn π/2 so với với li độ. Vị trí biên (x = ± A), v = 0. Vị trí cân bằng (x = 0),
|v| = vmax = ωA.
3.4 Phương trình gia tốca = – ω2Acos(ωt + φ) = ω2Acos(ωt + φ + π) = – ω2x.
Véctơ a luôn hướng về vị trí cân bằng. Gia tốc của vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược pha với li độ (sớm pha π/2 so với vận tốc). Véctơ gia tốc của vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng, có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.3.5 Hệ thức độc lậphãy nêu 5 ví dụ về lá biến thành gai , 5 ví dụ về lá bắt mồi , 5 ví dụ về lá dự trữ chất hữu cơ , 5 ví dụ về lá biến thành vảy , 5 ví dụ về lá biến thành tua cuốn, 5 ví dụ về lá biến thành tay móc . Mình cần gấp ạ
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ đơn, từ phức
khái niệm đặc điểm, ví dụ về ẩn dụ
khái niệm đặc điểm, ví dụ về thành ngữ
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ đa nghĩa
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ đồng âm
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ mượn
khái niệm đặc điểm, ví dụ về mở rộng vị nghữ bằng cụm từ
Bạn tham khảo nha:
1. Từ đơn, từ phức
- Khái niệm, đặc điểm: Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ mượn của nước ngoài như ra-đi-ô, ti-vi,… mặcdù có nhiều hơn 1 tiếng nhưng vẫn là từ đơn.
Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành trở lên.
Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…
Một số ví dụ về từ phức: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…
2. Ẩn dụ
Khái niệm: Ẩn dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng khi các sự vật, hiện tượng được nhắc đến thông qua việc gọi tên một sự vật hiện tượng khác khi cả 2 có những nét tương đồng với nhau. Nhờ đó, việc diễn đạt của người dùng sẽ được tăng thêm phần gợi cảm, gợi hình.
Ví dụ:
Ví dụ 1:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ "
3. Thành ngữ:
- Khái niệm đặc điểm: Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
- Ví dụ: Ăn trắng mặc trơn
4. Từ đa nghĩa:
- Ví dụ: Khái niệm đặc điểm: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
- Ví dụ: Tiếng Việt Nam ta có rất nhiều từ đa nghĩa, điển hình có thể kể đến là từ “ăn”
Ăn cơm: đưa thức ăn vào cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể
Ăn ảnh: nói lên vẻ đẹp toát lên trong các tấm ảnh
Ăn cắp: hành vi lấy đồ của người khác mà ko được sự cho phép của người đó
5. Từ đồng âm
- Khái niệm đặc điểm: Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau (gọi ngắn gọn là đồng âm khác nghĩa hay đồng âm dị nghĩa).
- Ví dụ: Má tôi đi chợ mua rau má. -> Ở đây, từ "má" đầu tiên là từ chỉ người, nghĩa là mẹ, còn từ "má" thứ hai là từ chỉ một loại rau. Hai từ "má" có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.
6. Từ mượn:
- Khái niệm đặc điểm:Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.
- Ví dụ: Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, giả có nghĩa là nghe.
7. Câu mở rộng vị ngữ bằng cụm từ:
- Khái niệm đặc điểm: Mở rộng vị ngữ (mở rộng thành phần) là câu được bổ sung thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.
- Ví dụ:
- Cả ngày chủ nhật, tôi chỉ ăn uống, học bài
Phân tích:
+ Cả ngày chủ nhật: trạng ngữ
+ Tôi: chủ ngữ
+ Chỉ ăn uống: vị ngữ 1
+ Học bài: vị ngữ 2