Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm thị ngà
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
20 tháng 2 2023 lúc 20:32

A nhé

Nhật Văn
20 tháng 2 2023 lúc 20:32

A. Ngoại thương

Đức Kiên
20 tháng 2 2023 lúc 20:50

a

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:58

Tham khảo!

Thương mại:

- Nội thương: dân số đông, thị trường lớn , tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

- Ngoại thương: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới.

Giao thông vận tải:

- Các loại hình ngày càng phát triển

Du lịch:

-Nhiều danh lam nổi tiếng, doanh thu cao.

Ng Khánh Linh
Xem chi tiết
Minh Hồng
7 tháng 12 2021 lúc 22:40

D

๖ۣۜHả๖ۣۜI
8 tháng 12 2021 lúc 6:56

D

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:28

Tham khảo!

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Thị trường nội địa là động lực quan trọng cho nền kinh tế đất nước, tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

+ Doanh thu bán lẻ và doanh thu từ cung ứng các dịch vụ tăng nhanh (khoảng 5 400 tỉ USD, năm 2020).

+ Các trung tâm thương mại lớn là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Công, Thâm Quyến,...

- Ngoại thương:

+ Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc có mức tăng hằng năm cao. Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới, chiếm 11,5% toàn thế giới.

+ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những đối tác thương mại quan trọng là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Hàn Quốc....

+ Trung Quốc thường là nước xuất siêu.

b) Giao thông vận tải

- Xây dựng được một mạng lưới giao thông hiện đại, các loại hình giao thông đều rất phát triển.

+ Hệ thống đường sắt dài hơn 130 nghìn km trong đó hơn 40 nghìn km đường sắt cao tốc có tốc độ tàu chạy trên 200 km/h.

+ Đường ô tô có khoảng 5 triệu km, trong đó có 150 nghìn km đường cao tốc (đứng đầu thế giới).

+ Đường biển phát triển mạnh phục vụ việc xuất nhập khẩu với các cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba - Chu Sơn, Thâm Quyến,...

+ Đường hàng không cũng rất phát triển, các sân bay có lượng hành khách và hàng hóa luân chuyển lớn nhất là Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải),...

- Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để mở rộng quy mô và hoàn thiện mạng lưới giao thông.

c) Du lịch

- Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch, do có nền văn minh lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng; cùng với sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng du lịch,.

- Năm 2019, Trung Quốc đứng thứ 4 trong 10 quốc gia trên thế giới có nhiều lượt khách du lịch quốc tế đến nhất và đứng thứ 11 về doanh thu du lịch quốc tế.

- Các điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bến Thượng Hải,...

d) Tài chính ngân hàng

- Hoạt động của ngành tài chính ngân hàng ngày càng phát triển. Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục tăng qua các năm, đạt 1071 tỉ USD năm 2020.

- Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài để gia nhập thị trường vốn của Trung Quốc.

- Có nhiều trung tâm tài chính lớn như: Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến.

Nguyễn Quang Sáng
Xem chi tiết
Đỗ Vũ Hoàng Anh
24 tháng 12 2021 lúc 18:02

D

An Nguyễn Nhật
2 tháng 1 2022 lúc 18:09

d

Dũng Phạm Tiến
Xem chi tiết
Gia Hân
10 tháng 5 2018 lúc 19:40

- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Trong công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

Mục đích: Làm giàu cho nước Pháp, làm cho nước pháp phát triển giàu mạnh



 

Osi
10 tháng 5 2018 lúc 19:39

+ Kinh tế:

- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời.

- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

- Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

- Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa Pháp nhập vào đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hoá nước ngoài nhập vào Việt Nam đánh thuế cao.

* Nhận xét: Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp => Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 3 2017 lúc 7:34

- Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Trong công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

- Tài chính: để ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện...

huỳnh
Xem chi tiết
Leonor
15 tháng 11 2021 lúc 19:22

A

bảo ngọc
15 tháng 11 2021 lúc 19:23

A

Chu Diệu Linh
17 tháng 11 2021 lúc 8:36

A

HoangNgan
Xem chi tiết
tú phạm
24 tháng 4 2023 lúc 21:27

chinh sách :

- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời.

- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

- Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

- Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa Pháp nhập vào đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hoá nước ngoài nhập vào Việt Nam đánh thuế cao.

+mục đích :

- Vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta làm giàu cho Pháp.

- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa, phát canh thu tô kiếm nhiều lời.

- Khai mỏ và mở một số nhà máy chế biến để vơ vét tài nguyên phong phú của Việt Nam, làm giàu cho nước Pháp.

- Tăng thuế cũ và đặt nhiều thứ thuế mới nhằm ăn cướp tiền bạc của nhân dân ta.

- Cưỡng đoạt sức lao động của nhân dân ta bằng cách bắt đi phu mở đường, đào sông, xây cầu, làm đường sắt để phục vụ việc khai thác thuộc địa và bóc lột của chúng.