Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kaity
Xem chi tiết
Nguyễn thị xuân mai
Xem chi tiết
MIGHFHF
30 tháng 11 2016 lúc 20:21

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “ Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh”. Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

 

thuyet minh ve danh lam thang canh vinh ha long

Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

 

Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến

Nguyễn thị xuân mai
19 tháng 4 2016 lúc 20:10

Làm ơn đi chứ mai ko có bài là mình tiêu đời mất !!!oaoa

nguyen thanh thao
19 tháng 4 2016 lúc 20:16
  

Cứ mỗi khi nhắc tới những địa điểm du lịch ở nước ta, người ta lại nghĩ đến Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Phan Thiết,… nhưng một trong những địa danh nổi tiếng ấy không thể thiếu động Phong Nha – di sản văn hóa thế giới. Sự kì ảo của động Phong Nha đã đem lại cho du khách cảm giác thích thú như được lạc vào thế giới thần tiên. Động Phong Nha là một quà tặng của thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Động Phong Nha nằm trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam. Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000ha. Vườn quốc gia bao gồm 300 hang động lớn nhỏ khác nhau. Điểm đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động và các sông ngầm, hệ thống động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ Thế giới. Các hang động ở đây với tổng chiều dài là khoảng hơn 80km nhưng các nhà thám hiểm Anh và Việt Nam mới chỉ tìm hiểu được 20km. Vào tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hoàng gia Anh đã phát hiện ra một hang động khác lớn hơn rất nhiều động Phong Nha nhưng động Phong Nha vẫn là hang động giữ nhiều kỉ luật về cái “nhất”: hang nước dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; hang khô rộng và đẹp nhất thế giới.

Trước đó, khi Phong Nha – Kẻ Bàng chưa phải là vườn quốc gia, khu vực này là khu vực bảo tồn thiên nhiên, từ ngày 9 tháng 8 năm 1986 được mở rộng thêm diện tích là 41132ha. Mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 2001, thủ trướng chính phủ đã ra nghị quyết chuyển khu bảo tồn thiên nhiên này thành vườn đa quốc gia và có tên gọi như hiện nay.

Quá trình hình thành hang động là một quá trình khá lâu dài. Từ những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng vào thời kì Đại cổ sinh đã làm thay đổi hoàn toàn về địa chất nơi đây. Sự tác động của nội lực bên trong lòng trái đất và ngoại lực đã tạo ra vẻ đẹp kì bí rất riêng của động Phong Nha. Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm vào các khối đá vôi. Sự xâm thực đã gặm mòn, hòa tan, rửa trôi đá vôi trong hàng triệu năm. Qua đó nó đã tạo nên một hang động ăn sâu trong núi đá vôi.

Động Phong Nha bao gồm động khô và động nước, nổi bật nhất trong các động khô là động Tiên Sơn. Động Tiên Sơn có chiều dài 980m. Từ cửa động đi vào khoảng 400m có một vực sâu khoảng 10m và sau đó là động đá ngầm dài gần 500m khá nguy hiểm. Du khách đến tham quan, để đảm bảo an toàn chỉ được đi sâu vào 400m tính từ cửa động. Động Thiên Sơn là nơi có cảnh thạnh nhũ và những phiến đá kì vĩ huyền ảo. Các âm thanh phát ra từ các phiến đá, khi được gõ vào vọng như tiếng cồng chiêng.Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động này được kiến tạo cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do địa chất thay đổi, khối đá vôi đổ sụp, chặn dòng chảy và làm nên động khô Tiên Sơn. Còn hệ thống động nước nổi bật nhất là động Phong Nha. Tạo hóa đã dựng nên những khối thạch nhũ đủ màu sắc với những hình dạng khác nhau. Vẻ kì ảo ấy khiến ai đến tham qua cũng trầm trồ khen ngợi. Động Phong Nha dài 7729m. Hang có chiều dài dài nhất của động là 145m. Động Phong Nha còn được mệnh danh là Thủy Tề Tiên vì nơi đây những cột đá, thạch nhũ như mang một phong thái rất khác nhau. Tiếng nước vỗ vào đá vang vọng thật xa. Động Phong Nha đẹp như một bức tranh thủy mạc mà nhiều hang động khác phải ngưỡng mộ.

Động Phong Nha ngoài có giá trị về du lịch nó còn là một di chỉ khảo cổ. Những nhà thám hiểm và người dân nơi đây đã phát hiện ra nhiều chữ khắc trên đá của người xưa, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị tại đây. Ở động Phong Nha người ta đã phát hiện nhiều mảnh than và miệng bình gốm có tráng men của Chàm và các đồ gốm thô sơ khác. Động Phong Nha còn là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kì thực hiện chiếu Cần Vương kháng chiến chống Pháp.

Động Phong Nha – hang động tạo nên niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam. Nó là bằng chứng cho sự ưu đãi của thiên nhiên nước ta. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ai đã từng đến động đều nhớ mãi sự kì diệu mà động mang lại từ vẻ đẹp thuần túy thiên nhiên

Nguyễn Lan Anh
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
22 tháng 4 2021 lúc 16:09

A, Việc làm của Minh là Sai, Vì Vịnh Hạ Long là kì quan thiên nhiên của Việt Nam và thế giới. Việc làm của Minh đã làm ảnh hưởng đến giá trị tự nhiên, tác động không tốt vào cảnh quan tự nhiên của Vịnh, đó là hành động phá hoại di sản thiên nhiên. 

B. Hành động của Minh là đáng bị lên án. Nếu là em, em sẽ can ngăn bạn trước khi bạn khắc tên mình. Nếu bạn vẫn tiếp tục làm thì em sẽ báo cáo việc làm của Minh đến người có trách nhiệm bảo vệ cảnh quan ở nơi đó.

otome chibi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Hân
3 tháng 3 2018 lúc 19:45

1. Vịnh Hạ Long

2. Chùa Thiên Mụ

3. Hồ Hoàn Kiếm

4. Hội An

5. Phú Quốc

6. Ruộng bậc thang Sa Pa

7. Mũi Né

8. Đồng bằng sông Cửu Long

9. Địa đạo Củ Chi

10. Nha Trang

Doãn Thanh Phương
3 tháng 3 2018 lúc 19:26

10 thắng cảnh du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam

14:09 01/07/2014   51

 Chùa Thiên Mụ, Nha Trang, Phú Quốc ... tại Việt Nam là những điểm đến được khách du lịch quốc tế yêu thích nhất theo bình chọn của trang Touropia.

1. Vịnh Hạ Long. Nằm ở bờ Tây của Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120km, diện tích khoảng 1.553km vuông bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 335km vuông quần tụ dày đặc 775 hòn đảo lớn nhỏ.

1. Vịnh Hạ Long nằm ở bờ Tây của Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120km, diện tích khoảng 1.553km vuông bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335km vuông quần tụ dày đặc 775 hòn đảo lớn nhỏ.

Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc “mây trời sóng nước”, vẻ đẹp nên thơ hay vô số những đảo đá vôi nổi trên mặt nước mà Hạ Long còn đem lại cho du khách cảm giác bình yên khi hòa mình vào cảnh vật nơi đây. Được đánh giá là một trong 29 Vịnh đẹp nhất thế giới, cuối tháng 3/2012, tổ chức New Open World cũng đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc “mây trời sóng nước”, vẻ đẹp nên thơ hay vô số những đảo đá vôi nổi trên mặt nước mà Hạ Long còn đem lại cho du khách cảm giác bình yên khi hòa mình vào cảnh vật nơi đây. Được đánh giá là một trong 29 Vịnh đẹp nhất thế giới, cuối tháng 3/2012, tổ chức New Open World cũng đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

2. Chùa Thiên Mụ. Còn gọi là chùa Linh Mụ là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức được xây dựng vào năm Tân Sửu (năm 1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

2. Chùa Thiên Mụ. Còn gọi là chùa Linh Mụ, là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức được xây dựng vào năm Tân Sửu (năm 1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô rộng lớn, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất thời bấy giờ. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn. Ngày nay chùa vẫn được tiếp tục chỉnh trang ngày càng huy hoàng, tráng lệ và luôn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa.

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô rộng lớn, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất thời bấy giờ. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn. Ngày nay chùa vẫn được tiếp tục chỉnh trang ngày càng huy hoàng, tráng lệ và luôn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa.

3. Hồ Hoàn Kiếm. Còn được gọi là Hồ Gươm, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội, hồ có diện tích khoảng 12 hecta. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là: hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng, tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ XV gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần.

3. Hồ Hoàn Kiếm: Còn được gọi là Hồ Gươm, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội, hồ có diện tích khoảng 12 hecta. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là: hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng, tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ XV gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần.

Hồ Hoàn Kiếm được gắn liền với truyền thuyết huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình, đức văn tài võ trị của dân tộc Việt Nam. Do vậy, đã có rất nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

Hồ Hoàn Kiếm được gắn liền với truyền thuyết huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình, đức văn tài võ trị của dân tộc Việt Nam. Do vậy, đã có rất nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

4. Hội An. Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Từ thế kỷ XVI, XVII nơi đây đã nổi tiếng với tên gọi Faifoo, là nơi giao thương và là trung tâm buôn bán lớn của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia… ở Đông Nam Á.

4. Hội An. Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đông Bắc. Từ thế kỷ XVI, XVII nơi đây đã nổi tiếng với tên gọi Faifoo, là nơi giao thương và là trung tâm buôn bán lớn của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia… ở Đông Nam Á.

Hội An ngày nay gần như bảo tồn nguyên trạng các quần thể di tích kiến trúc cổ và nền tảng văn hoá phi vật thể trong những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá, các làng nghề truyền thống… Ngoài ra nét văn hóa ẩm thực ở Hội An cũng là một trong những điều đặc biệt mà du khách thường hay nhắc đến, nếu đã đến đây mà chưa thưởng thức các món ăn truyền thống như: Cao lầu, mì Quảng, bánh “hoa hồng trắng”… thì xem như chưa từng đến Hội An.

Hội An ngày nay gần như bảo tồn nguyên trạng các quần thể di tích kiến trúc cổ và nền tảng văn hoá phi vật thể trong những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá, các làng nghề truyền thống… Ngoài ra nét văn hóa ẩm thực ở Hội An cũng là một trong những điều đặc biệt mà du khách thường hay nhắc đến, nếu đã đến đây mà chưa thưởng thức các món ăn truyền thống như: Cao lầu, mì Quảng, bánh “hoa hồng trắng”… thì xem như chưa từng đến Hội An.

a href=

5. Phú Quốc. Hòn đảo này còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại vùng vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km vuông.

Năm 2008, trang web Concierge.com (chuyên về du lịch tại Úc) đã công bố Bãi Dài Phú Quốc là 1 trong 13 bãi biển “hoang sơ và đẹp nhất” thế giới. Ngoài ra Phú Quốc còn là nơi sản xuất ra một loại nước mắm không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được khắp thế giới biết đến.

Năm 2008, trang web Concierge.com (chuyên về du lịch tại Úc) đã công bố Bãi Dài Phú Quốc là 1 trong 13 bãi biển “hoang sơ và đẹp nhất” thế giới. Ngoài ra Phú Quốc còn là nơi sản xuất ra một loại nước mắm không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được khắp thế giới biết đến.

6. Ruộng bậc thang Sa Pa. Là một thị trấn vùng cao ở phía Tây Bắc Việt Nam, nơi có các thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, trải dài như là những nấc thang vươn lên tận lưng trời. Với cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, những phiên chợ tình bí ẩn và ẩm thực phong phú, đặc sắc, Sa Pa đã “mê hoặc” hầu hết những du khách khi đặt chân đến đây.

6. Ruộng bậc thang Sa Pa. Sa Pa là một thị trấn vùng cao ở phía Tây Bắc Việt Nam, nơi có các thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, trải dài như là những nấc thang vươn lên tận lưng trời. Với cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, những phiên chợ tình bí ẩn và ẩm thực phong phú, đặc sắc, Sa Pa đã “mê hoặc” hầu hết những du khách khi đặt chân đến đây.

Năm 2009, Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) cũng đã bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới. Tháng 12/2011 tạp chí du lịch Lonely Planet (Anh) đã giới thiệu vùng đất “Sa Pa là một trong 10 điểm tuyệt vời trên thế giới cho môn đi bộ” và đầu tháng 11/2013, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng đã quyết định xếp hạng ruộng bậc thang Sa Pa là Di sản danh thắng Quốc gia.

Năm 2009, Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) cũng đã bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vỹ nhất châu Á và thế giới. Tháng 12/2011 tạp chí du lịch Lonely Planet (Anh) đã giới thiệu vùng đất “Sa Pa là một trong 10 điểm tuyệt vời trên thế giới cho môn đi bộ” và đầu tháng 11/2013, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng đã quyết định xếp hạng ruộng bậc thang Sa Pa là Di sản danh thắng Quốc gia.

7. Mũi Né. Là một trung tâm du lịch nổi tiếng vùng Nam Trung Bộ, cách trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) 22km về hướng Đông Bắc, nơi đây là một dải bờ biển xanh hoang vu với các đồi cát đỏ trải dài như sa mạc và những làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.

7. Mũi Né. Là một trung tâm du lịch nổi tiếng vùng Nam Trung Bộ, cách trung tâm thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) 22km về hướng Đông Bắc, nơi đây là một dải bờ biển xanh hoang vu với các đồi cát đỏ trải dài như sa mạc và những làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.

Mũi Né còn hấp dẫn du khách bởi nhiều di tích lịch sử - văn hóa của một nền văn hóa đa dạng, đa dân tộc như Kinh, Chăm, Hoa, tiêu biểu có các tháp Chăm, tháp Nước, chùa Ông, chùa bà Thiên Hậu, Vạn Thủy Tú và nhiều di tích khác có giá trị về văn hóa, lịch sử, du lịch.

Mũi Né còn hấp dẫn du khách bởi nhiều di tích lịch sử - văn hóa của một nền văn hóa đa dạng, đa dân tộc như Kinh, Chăm, Hoa, tiêu biểu có các tháp Chăm, tháp Nước, chùa Ông, chùa bà Thiên Hậu, Vạn Thủy Tú và nhiều di tích khác có giá trị về văn hóa, lịch sử, du lịch.

8. Đồng bằng sông Cửu Long. Là một bộ phận của châu thổ sông MeKong, còn được gọi là đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ, tổng diện tích là 40.548,2 km vuông. Do có bờ biển dài và sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông, kênh rạch, cù lao, đảo và quần đảo lớn nhỏ thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá.

8. Đồng bằng sông Cửu Long. Là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, còn được gọi là đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ, tổng diện tích là 40.548,2km vuông. Do có bờ biển dài và sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông, kênh rạch, cù lao, đảo và quần đảo lớn nhỏ, nơi đây thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá.

Đến đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc thăm thú những vườn trái cây bạt ngàn, đi trên một trong 9 nhánh sông đổ ra biển của dòng sông Mekong, nghe đờn ca tài tử và thưởng thức những món đặc sản vùng Nam Bộ, du khách cũng khó lòng bỏ qua việc tham quan các khu chợ nổi, một đặc trưng chỉ có ở miền Tây sông nước.

Đến đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc thăm thú những vườn trái cây bạt ngàn, đi trên một trong 9 nhánh sông đổ ra biển của dòng sông Mê kông, nghe đờn ca tài tử và thưởng thức những món đặc sản vùng Nam Bộ, du khách cũng khó lòng bỏ qua việc tham quan các khu chợ nổi, một đặc trưng chỉ có ở miền Tây sông nước.

9. Địa đạo Củ Chi. Là hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, vùng đất được mệnh danh là

9. Địa đạo Củ Chi. Là hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, vùng đất được mệnh danh là "đất thép", cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Tây - Bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam xây dựng trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện dài trên 200km, là nơi ăn, ở, hội họp và chiến đấu của quân dân ta. Với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6m và tầng dưới cùng sâu hơn 12m. Đến nay Địa đạo Bến Dược và Bến Đình đã được Nhà Nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện dài trên 200km, là nơi ăn, ở, hội họp và chiến đấu của quân dân ta. Với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6m và tầng dưới cùng sâu hơn 12m. Đến nay Địa đạo Bến Dược và Bến Đình đã được Nhà Nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

10. Nha Trang. Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Vùng đất biển còn nổi tiếng bởi món yến sào, một trong những loại thực phẩm cao lương mỹ vị bổ dưỡng được các vua chúa sử dụng cách đây 400 năm.

10. Nha Trang. Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Vùng đất biển còn nổi tiếng bởi món yến sào, một trong những loại thực phẩm cao lương mỹ vị bổ dưỡng được các vua chúa sử dụng cách đây 400 năm.

Được mệnh danh là Phóng to

Được mệnh danh là "Hòn ngọc viễn Đông", Nha Trang không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên trong lành, mát mẻ với những bãi cát trắng trải dài, những hòn đảo ngoài khơi có hệ sinh thái san hô kỳ ảo, mà còn nổi tiếng bởi có nhiều ngôi đền Chăm cổ kính rêu phong, những bảo tàng tĩnh lặng giữa lòng thành phố.
Khánh Hạ
3 tháng 3 2018 lúc 19:28

Link tham khảo :vvvv :
10 thắng cảnh du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam - Du lịch - Zing.vn

Chúc bạn học tốt!

6/4.12 Phạm Minh Hiếu
Xem chi tiết
NgPhA
25 tháng 10 2021 lúc 21:27
Ta đi ta nhớ quê nhà
Nhớ rượu Mã Kích, nhớ gà đồi quê ta.Quảng Ninh là một vùng đất mỏ, những đặc điểm nhắc đến vùng đất này là mỏ than. Tuy nhiên ở câu ca dao này nhắc đến Rượu Mã Kích một loại rượu nổi tiếng của Quảng Ninh.Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.Những địa danh được nhắc ở trên là địa danh của tỉnh Quảng Ninh. Những địa danh ấy mang đến cho tỉnh Quảng Ninh một nét đặc trưng và riêng biệt khác nhau.
NgPhA
25 tháng 10 2021 lúc 21:33

bạn tách ra nhé

Mình làm trong Word r copy ra nên nó bị liền vậy đó

( cứ 1 chấm là hết câu ca dao )

Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
22 tháng 3 2022 lúc 19:43

REFER

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều di sản bậc nhất nước ta. Toàn tỉnh hiện có 632 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 5 khu di tích quốc gia đặc biệt (Vịnh Hạ Long, Bạch Đằng, Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều và Đền Cửa Ông – Cặp Tiên). Trong đó, Vịnh Hạ Long là di sản nổi bậc nhất trong quần thể các di sản tỉnh QUảng Ninh.

 

Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc và Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).

Theo các nhà khoa học, vùng Hạ Long và vùng rìa bờ, đảo phụ cận của vịnh, bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh đến Tân sinh. Nhiều hệ tầng trầm tích ở khu vực này chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hoá thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã tuyệt diệt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trên trái đất.

Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, như hiện biết, được mở ra từ khoảng gần 500 triệu năm trước đây, với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau và khá phức tạp. Sự hiện diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst, hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.

Thạch nhũ trong hang động trong khu Vịnh có tuổi trẻ hơn các hang động. Nước mưa theo các khe nứt trên trần hang động và vách chảy xuống, trên đường đi chúng hoà tan, bào mòn đá vôi và lắng đọng thành nhũ đá ở trần, măng đá ở nền…

Với bàn tay kiến tạo tài tình của thiên nhiên, Vịnh Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, kì bí bậc nhất nước ta. Hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kỳ lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ, với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước, cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long,… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú.

 

Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy, như các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá.

Những kết quả nghiên cứu, khảo cổ học và văn hóa học cho thấy, sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập được những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau, bao gồm văn hóa Soi Nhụ (trong khoảng 18.000 – 7.000 năm trước Công nguyên), văn hóa Cái Bèo (7.000 – 5.000 năm trước Công nguyên) và văn hóa Hạ Long (cách ngày nay khoảng từ 3.500 – 5.000 năm). Phương thức sống chủ yếu của chủ nhân Soi Nhụ là “bắt sò ốc, có cả hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây”, biết bắt cá mà chưa có nghề đánh cá.

Hiện nay, vịnh Hạ Long còn là một khu vực phát triển năng động, có tiềm năng lớn về du lịch, nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có ở khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.

Từ hơn 500 năm về trước, trong bài thơ “Lộ nhập Vân Đồn”, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị nổi bật toàn cầu, tiêu biểu nhất là các giá trị về thẩm mỹ, khoa học, lịch sử, khảo cổ… Năm 1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất – địa mạo vào năm 2000 đã biến Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.

NGUYỄN♥️LINH.._.
22 tháng 3 2022 lúc 19:44

refer

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều di sản bậc nhất nước ta. Toàn tỉnh hiện có 632 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 5 khu di tích quốc gia đặc biệt (Vịnh Hạ Long, Bạch Đằng, Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều và Đền Cửa Ông – Cặp Tiên). Trong đó, Vịnh Hạ Long là di sản nổi bậc nhất trong quần thể các di sản tỉnh QUảng Ninh.

 

Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc và Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).

Theo các nhà khoa học, vùng Hạ Long và vùng rìa bờ, đảo phụ cận của vịnh, bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh đến Tân sinh. Nhiều hệ tầng trầm tích ở khu vực này chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hoá thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã tuyệt diệt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trên trái đất.

Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, như hiện biết, được mở ra từ khoảng gần 500 triệu năm trước đây, với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau và khá phức tạp. Sự hiện diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst, hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.

Thạch nhũ trong hang động trong khu Vịnh có tuổi trẻ hơn các hang động. Nước mưa theo các khe nứt trên trần hang động và vách chảy xuống, trên đường đi chúng hoà tan, bào mòn đá vôi và lắng đọng thành nhũ đá ở trần, măng đá ở nền…

Với bàn tay kiến tạo tài tình của thiên nhiên, Vịnh Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, kì bí bậc nhất nước ta. Hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kỳ lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ, với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước, cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long,… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú.

 

Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy, như các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá.

Những kết quả nghiên cứu, khảo cổ học và văn hóa học cho thấy, sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập được những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau, bao gồm văn hóa Soi Nhụ (trong khoảng 18.000 – 7.000 năm trước Công nguyên), văn hóa Cái Bèo (7.000 – 5.000 năm trước Công nguyên) và văn hóa Hạ Long (cách ngày nay khoảng từ 3.500 – 5.000 năm). Phương thức sống chủ yếu của chủ nhân Soi Nhụ là “bắt sò ốc, có cả hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây”, biết bắt cá mà chưa có nghề đánh cá.

Hiện nay, vịnh Hạ Long còn là một khu vực phát triển năng động, có tiềm năng lớn về du lịch, nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có ở khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.

Từ hơn 500 năm về trước, trong bài thơ “Lộ nhập Vân Đồn”, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị nổi bật toàn cầu, tiêu biểu nhất là các giá trị về thẩm mỹ, khoa học, lịch sử, khảo cổ… Năm 1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất – địa mạo vào năm 2000 đã biến Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.

laala solami
22 tháng 3 2022 lúc 19:45

Tham Khảo

Sáu mươi tư tỉnh thành, mỗi tỉnh thành đều mang một nét đặc trưng riêng, một bản sắc riêng và tất nhiên sẽ có những danh lam thắng cảnh riêng. Tôi may mắn được sinh ra trên vùng đất Quảng Ninh xinh đẹp nơi có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhưng giờ đây, Quảng Ninh lại sở hữu một địa danh có lẽ khi nhắc tới bạn bè quốc tế thì họ đều biết đó là địa danh của Việt Nam: vịnh Hạ Long.

Theo truyền thuyết xa xưa, khi thấy đất nước bị giặc ngoại xâm lăng thì Ngọc Hoàng đã sai nhà rồng xuống trần gian giúp dân đánh giặc. Tuy nhiên sau khi đánh tan giặc thì nhà rồng không trở về trời mà ở lại trần thế. Vị trí nhà rồng đáp xuống nơi đây, phun ra hàng ngàn châu ngọc và tạo thành Vịnh Hạ Long bây giờ.

Về mặt địa lý, vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, nằm ở vũng Sõng Bắc Việt Nam. Phía Tây Nam giáp với quần đảo Cát Bà, phần giáp giáp biển dài 120 km. Tổng diện tích của vịnh khoảng 1.500 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có gần 1.000 đảo đã được đặt tên. Tử bến cảng Hạ Long, tàu hoặc thuyền buồm của công ty du lịch sỗ đưa du khách vào cuộc hành trình ngao du sơn thuỷ.

Các đảo trong vịnh có hai loại chính là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở hai vùng chính là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì khoảng nửa tỷ năm về trước, một phần rìa lục địa châu Á bị sụp xuống, nước biển tràn vào thành vịnh. Những núi đá vôi bị nước biển nhấn chìm biến thành đảo đá. Thời gian, nước biển cùng với mưa gió đã bào mòn núi đá, tạo ra nhiều hang động.

Cách thành phố Hạ Long khoảng 8km là đảo Vạn Cảnh hay còn gọi là đảo Canh Độc. Đảo Vạn cảnh cao 189 mét, hình dáng giống như một chiếc ngai vua. Đảo có hai hang động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung kì bí cách nhau khoảng 100m và ăn thông với nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Du khách vào thăm động Thiên Cung sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lộng lẫy và đa dạng của những kiệt tác chỉ có thể được làm ra từ bàn tay Tạo hoá.

Từ trên vòm động, vô vàn nhũ đá rủ xuống và trên vách động có nhiều hình thù kỳ lạ. Có những nhũ đá trông giống như hai vị thần Nam Tào, Bắc Đẩu hoặc Tiên nữ đang múa hát. Có khối mang hình người, hình chim, hoa, muông thú rất sống động... Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước sang hang Đầu Gỗ hay còn gọi là hang Dấu Gỗ. Đây là chứng tích ghi lại chiến công năm xưa của vị tướng tài ba Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân sĩ chôn cọc gỗ lim dưới lòng sông Bạch Đằng, đảm thùng đoàn thuyền tiếp viện lương thực của quân Mông - Nguyên. Cửa hang ở lưng chừng núi, bên trong hang có nhiều trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng, lòng hang tối mờ, sâu thẳm, bất chợt có khoảng sáng hiếm hoi rọi qua giếng trời trên, trần động, cảnh vật hiện ra mờ mờ ảo ảo. Đứng trước cửa hang Đầu Gỗ, du khách phóng tầm mắt nhìn xuống bến thuyền, tha hổ ngắm nhìn trời mây, non nước. Những con thuyền dập dềnh soi bóng trên mặt biển trong xanh. Tất cả tạo thành bản tình ca bất tuyệt của thiên nhiên với đủ cung bậc bâng khuâng, trữ tình. Ngoài hai hang động trèn, du khách còn được tham quan các hang động khác cũng đẹp và quyến rũ không kém như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Mê Cung, Hoa Cương...

 

Thú vị vô cùng là lúc con thuyền lướt sóng đưa du khách thăm rừng đảo đá. Gió từ biển Đông thổi vào hoà quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá đưa mùi hương thơm ngát của các loài hoa đang nở rộ. Không khí thật trong lành và dễ chịu. Thoạt nhìn, tưởng chừng rừng đảo đá âm u, đơn điệu sẽ làm cho khách tham quan e ngại, nhưng càng đến gần, vẻ đẹp của từng hòn đảo càng hiện ra rõ nét. Một thế giới của các loài vật hoá đá với những tên gọi: hòn Đại Bàng, hòn Rồng, hòn Con Chó Gác Biển, hòn Yên Ngựa, hòn Con Cóc, hòn Con Mối... Rời đảo Đầu Người, đảo ông Lã Vọng... Có đảo chạy dài nhấp nhô như bức tường thành chắn sông.

Bàn tay điêu khắc kỳ tài của tạo hoá đã làm cho cảnh sắc Hạ Long không chỉ đẹp đẽ mà còn phong phú và đa dạng. Sự kì vĩ của núi đá nối liền với sự dịu dàng, mát mẻ của sóng nước tạo ra vẻ đẹp sâu lắng, trầm mặc, cuốn hút hồn người.

Vịnh Hạ Long còn làm say mê các nhà nghiên cứu sinh vật học, vì nơi đây tập trung nhiều hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới với hàng ngàn loài động vật trên rừng, dưới biển. Đến thăm Hạ Long, du khách Không chỉ ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng, của biển mà còn suy ngẫm về một truyền thống lịch sử rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Trên vùng biển Đông Bắc nước ta, vịnh Hạ Long như một viên ngọc bích khổng lồ phản ánh vẻ đẹp kì diệu và vĩnh hằng của thiên nhiên.

Và vào ngày 17-12-1994, tại Thái Lan, Hội đồng Di sản Thiên nhiên Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên của toàn nhân loại.

Kaity
Xem chi tiết
Hoàng Bảo Ngọc
Xem chi tiết
nhibaota
Xem chi tiết
Fudo
15 tháng 7 2018 lúc 11:51

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...

Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.

Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

๖ۣۜŤїηαηøɾүツ
15 tháng 7 2018 lúc 11:46

                                                                                                                                                   Việt Nam, 15/7/2018

                                                                                                                                       Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.

Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.

Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.

Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.

                                                                                             Chị nhớ em

                                                                                                   Eunice

Fudo
15 tháng 7 2018 lúc 11:49

Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm, bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm, Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mực nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.

Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài là danh lam thắng cảnh đẹp Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta, truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên thường bị thua, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân xâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh, một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và gọi là Chùa Ngọc Sơn, không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ Phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn, năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn.

Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xung quanh cũng rất đẹp, rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghĩ ngơi, tiếng chim hót líu lo, mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp, không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.

Đến Hồ Gươm ta thấy còn thấy những bà lão đứa trẻ ngồi ghế đá nghỉ ngơi, những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, những cô bật nhạc tập thể dục... họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở lên tấp nập sinh động hơn.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta, trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước