Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Đỗ Duy Gia Bảo
Xem chi tiết

Trả lời

Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bắt nạt trong học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.

$$HT$$

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Ngọc Diệp
18 tháng 9 2021 lúc 17:19

Em đã vượt qua bao nhiều người đánh em ,thân em đây vết thưng và đau đơn sao nhưng ngươi trên thế giới lại ác thế .Em đâu muốn như thế,mục đích em sinh ra trên đời để lớn lên trở thành người .

Khách vãng lai đã xóa
trung
Xem chi tiết
phùng bích ngọc
Xem chi tiết
Mạnh=_=
10 tháng 3 2022 lúc 20:02

tham khảo

Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam – một dân tộc anh hùng. Lòng dũng cảm là tinh thần sẵn sàng dấn thân, dù trong bất kì tình huống nào cũng kiên cường, không ngại khó khăn, nguy hiểm. Biểu hiện của lòng dũng cảm là khí thế mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà không hề run sợ, luôn đấu tranh cho lẽ phải. Trong cuộc sống, lòng dũng cảm có ý nghĩa vô cùng lớn bởi đó chính là một trong những yếu tố để ta có thể vượt qua khó khăn và đạt được thành công. Minh chứng rõ nhất cho ý nghĩa của lòng dũng cảm đó là tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh hàng ngàn con người chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng dũng cảm chiến đấu với mọi kẻ thù xâm lược, gan dạ trước họng súng của giặc mà hô to khẩu hiệu “Việt Nam muôn năm” đã khiến cả thế giới phải nể phục. Hiện nay, lòng dũng cảm vẫn luôn được phát huy, không chỉ dũng cảm trong chiến trường mà mỗi người dân Việt Nam còn dũng cảm trong công việc, trong đời sống, ví dụ như tấm gương của các nhóm “hiệp sĩ đường phố” ở thành phố Hồ Chí Minh…. Tóm lại, lòng dũng cảm là một trong những truyền thống đáng tự hào của dân tộc, cần được những thế hệ đi sau giữ gìn và phát huy mạnh mẽ, có như vậy đất nước mới có thể phát triển, xã hội mới trở nên văn minh, giàu đẹp.

Dao cindy
Xem chi tiết
Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
Trung Lê Đức
18 tháng 9 2019 lúc 13:18

I living in the countryside because of some reasons. Environmentally speaking, it is a peaceful place. The air is fresh. The space is quiet. We can enjoy healthy natural conditions without worrying much about environmental pollution. As for social security, the countryside is a safer place than a city. While urban security situation is always complicated with all kinds of crimes, rural areas are much more secure because most of countrymen are friendly and ready to help one another. Moreover, rural life is also easier that in cities. People in cities are easy to get stressed because of pollution, job pressures, competitions, etc ... On the contrary, those bad things are very rare in the countryside. To sum up, except income matters, the countryside is a better residence than cities.

The village has always been known to be a place of peace and quiet. The scattered houses among hundreds of plants and trees at once indicate the lack of activity in the village. The workers in the village leave their homes early in the morning to work in the plantations or towns nearby. Some have their own plantations, and some make certain arles in their homes to sell them in the towns. A few of the villagers, including women, go out to catch fish in the streams and rivers found in the village. Though the people of the village do not usually earn much, yet they seem to be contented. In the afternoon, most of the villagers are at home. Some of them take a nap after lunch; some work in their small gardens, and some visit the small shops in the village. In various parts of the village children may be seen playing the popular games of the village. Occasionally, a cyclist passes by. Then, in the evening, the villagers meet one another. Some play cards and other types of games peculiar to the village. Some talk about the day's incidents in the village, and those whose minds go beyond the village discuss world events. In almost every village there is a headman whose duty is to settle quarrels among the villagers and maintain peace in the village. Whenever there is a dispute, the villagers go to the headman who is held in such esteem that his word has the force or law. In this way the villagers have developed their own simple laws, and the crimes of cities are almost unknown to the people of the village. During a festival, the whole village is alive with activities. Everyone is in a happy mood and plays his part to make the festival a success. This is the time for the men, women and children of the village to wear their best clothes and the village is full of colour. These simple ways of life in the village, however, must soon change. Progress in science and education has already begun to affect the outlook of the people in the village, and hundreds are leaving the village to seek their fortunes in the towns and cities.

✰✰ βєsէ ℱƐƝƝIƘ ✰✰
18 tháng 9 2019 lúc 15:20

I living in the countryside because of some reasons. Environmentally speaking, it is a peaceful place. The air is fresh. The space is quiet. We can enjoy healthy natural conditions without worrying much about environmental pollution.

As for social security, the countryside is a safer place than a city. While urban security situation is always complicated with all kinds of crimes, rural areas are much more secure because most of countrymen are friendly and ready to help one another.

Moreover, rural life is also easier that in cities. People in cities are easy to get stressed because of pollution, job pressures, competitions, etc ... On the contrary, those bad things are very rare in the countryside. To sum up, except income matters, the countryside is a better residence than cities.

=> Bài dịch:

Tôi thích sống ở các vùng nông thôn vì một số lý do. Nói với môi trường, đó là một nơi yên bình. Không khí trong lành. Không gian yên tĩnh. Chúng tôi có thể thưởng thức các điều kiện tự nhiên lành mạnh mà không cần lo lắng nhiều về ô nhiễm môi trường.

 Đối với an ninh xã hội, nông thôn là một nơi an toàn hơn so với một thành phố. Trong khi tình hình an ninh đô thị luôn luôn phức tạp với tất cả các loại tội phạm, các khu vực nông thôn là an toàn hơn nhiều vì hầu hết những người đồng hương thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

Hơn nữa, cuộc sống nông thôn cũng là dễ dàng hơn mà ở các thành phố. Người dân ở các thành phố rất dễ bị căng thẳng vì ô nhiễm, áp lực công việc, cuộc thi, vv ... Ngược lại, những điều xấu là rất hiếm gặp ở các vùng nông thôn. Tóm lại, trừ những vấn đề thu nhập, nông thôn là một nơi cư trú tốt hơn so với các thành phố.

Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Linh Chi Linh
Xem chi tiết
Minh Nhân
4 tháng 8 2021 lúc 8:09

Em tham khảo !

Hồ Chí Minh từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Học mà không hành thì vô ích còn đến “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, giúp chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu Nguyễn Thiếp việc học thực sự quan trọng: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Ông phê phán lối học hình thức, cưỡi ngựa xem hoa gây ra biết bao hệ quả. Ông chỉ ra được phương pháp học đúng đắn mang lại hiêu quả cao nhất. Các quan điểm của ông đều chuẩn xác và đều giải thích cho câu nói học phải đi đôi với hành. Học là quá trình thu nạp, tích luỹ kiến thức cho bản thân trong một thời gian dài. Học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn từ nhỏ như học ăn, học nói, học gói, học mở. Học từ cơ bản đến nâng cao tương tự như xây một ngôi nhà, muốn có ngôi nhà chắc thì móngtrước tiên phải vững. Con người thu nạp kiến thức và phải sử dụng kiến thức đó và cuộc sống mới hiệu quả. Học cung cấp kiến thức, kĩ năng mà còn giúp mỗi cá nhân phát triển tương lai. Học muốn hiệu quả phải học đúng các, có phương pháp. Nếu chỉ học mà không hành thì kiến thức chỉ vô ích, con người không làm được việc. Chẳng hạn như bạn các kiến thức Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng,… các kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Có nhiều người sau khi ra trường lại không theo nghề bởi học đã không vận dụng, thực hành mà chỉ biết có học thuộc lòng. Nếu chỉ học mà không hành chắc chắn sẽ học trước quên sau, kiến thức vô bổ. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử giúp chúng ta hiểu được bản chất của học và hành thật sự quan hệ với nhau chặt chẽ. Học thu nhận kiến thức, hành giúp các kiến thức đó hữu ích cho con người..Ngày nay, bên cạnh những học sinh, sinh viên học hành chăm chỉ còn một vài đối tượng học chỉ lấy hình thức, lấy tiếng chứ không thực sự giá trị. Các bạn trẻ chỉ biết chăm chú vào điện thoại mà quên đi việc tiếp nhận kiến thức và vận dụng vào thực tế. Điều này rất đáng báo động. ... “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, “học” và “hành” đều có tầm quan trọng và gắn bó với nhau. “Học” thu nạp kiến thức và hành áp dụng thực tế vào cuộc sống. Qua trên chúng ta nên thay đổi phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân.

Tham khảo:

Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những con người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu "Bàn luận về phép học" của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính để vua lấy đó mà răn mọi người, còn mỗi người cũng lấy đó làm tiêu chí cho việc học của mình. Trong rất nhiều tiêu chí ấy, Nguyễn Thiếp nhắc tới việc học phải đi đôi với hành.

Con người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu" trong phần cuối của bài tấu, đã bàn về phép học (Luận học pháp): "Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm". Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành. Bác Hồ cũng đã khẳng định: "Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy". Vậy học và hành là gì? Học là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện những kĩ năng. Trên con đường phát triển, con người đã tích lũy được một kho tàng kiến thức khổng lồ và truyền lại cho đời sau. Học là tìm những điều hữu ích từ kho tàng khổng lồ ấy để làm giàu vốn tri thức của mình. Học có thể hiểu rộng ra là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. "Học" còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để thụt lùi, lạc hậu. "Học" là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Còn "hành" nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Học là để hiểu biết còn hành là để quen tay. Chúng ta cần hiểu rõ "hành" vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vô ích. Bởi thế học và hành hết sức quan trọng và có mối quan hệ mật thiết. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau. Có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan... lúng túng không biết phải làm công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là sự hoang mang, chán nản. Nguyên do là "học" mà không "hành", là do học không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn luyện, trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến những sai lầm to lớn nữa. Do vậy việc học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm là nền tảng để mỗi người áp dụng vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống. Một thực tế cho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các trường phổ thông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành học nào trước mùa thi. Đa số các em không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để... thi đỗ đại học. Cho dù những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học tích cực trong và ngoài nước được đưa vào các trường học nhưng việc áp dụng và hiệu quả của phương pháp này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Hậu quả sâu xa hơn của việc "học" không đi đôi với "hành" là có nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa sau khi ra trường, va vấp cuộc sống mới tự hỏi: "Không biết việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng hay chưa?". Nhất là khi xã hội đang cần những người có tay nghề cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc "Học đi đôi với hành" càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

 

Vậy muốn học và hành có hiệu quả mỗi người cần phải học và hành một cách chân chính. Trong bài "Bàn luận về phép học", tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, học để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc về mối quan hệ giữa học và hành. Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người là ta có học thì chỉ uổng phí và mất thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách. Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lí thuyết. Thậm chí hành mà không học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,....Chính vì vậy nên học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lí thuyết, chúng ta vận dụng ngay vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẽ rút ra được không ít những kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp và tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế. Bởi vậy mỗi chúng ta hãy hiểu và thực hiện học đi đôi với hành để đem lại hiểu biết, kĩ năng làm việc cho bản thân và góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng đất nước, đưa dân tộc vượt đói nghèo, sánh ngang với các nước trên thế giới. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.

Qua phân tích tác dụng của việc "học đi đôi với hành" ta thấy quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ chúng ta hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào trong cuộc sống để việc học không trở nên nhàm chán, lãng phí và mỗi ngày đi học sẽ là một cuộc phiêu lưu thú vị, hữu ích. Hãy chọn cho mình một lối đi vào đời, theo từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà. Học và hành để có tri thức, để làm một con người sống đạo đức. Như thế mới có thể đạt được những gì mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước.