Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài?
(các bạn giúp mik và kết bạn với mik nhé)
Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài và văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"
Từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài, em hãy viết một đoạn văn nêu lên vai trò của tình bạn trong cuộc sống.
Mấy bạn giúp mik với ạ. thanks
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
1. Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về tác giả Nguyễn Khuyến?
2. Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về tác phẩm Bạn đến chơi nhà ?
3. Em hãy nêu những cảm nhận của bản thân sau khi đọc bài thơ Bạn đến chơi nhà
Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà sàn của Bác Hồ
Các bạn ơi ,giúp mình với mai mình phải nộp rồi!
Ngày 15-10-1954, sau khi quân ta tiến vào giải phóng thủ đô được 5 ngày, Bác bí mật vào Hà Nội và tạm dừng chân ở nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương quân đội 108). Lúc này việc chọn cho Bác một chỗ ở riêng được các đồng chí lãnh đạo đặt ra và sau nhiều lần trao đổi, Bộ Chính trị quyết định đưa Bác về ở và làm việc tại dinh toàn quyền cũ, ngôi nhà to đẹp nhất nước lúc bấy giờ.
Ngày 15-12-1954, nhân đến thăm bộ đội diễn tập duyệt binh để chuẩn bị tham gia đón Trung ương Đảng và Chính phủ về thủ đô, Bác cùng các đồng chí giúp việc ghé vào thăm nhà mới được phân. Ai cũng nghĩ ngôi nhà này thật sự xứng đáng với Bác. Nhưng bất ngờ đã xảy ra.
"Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao".
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Sau khi xem xét cả trong lẫn ngoài, Bác nói với các đồng chí đi cùng: "Ngôi nhà rất đẹp, không thua kém những công trình đẹp nhất ở thủ đô Paris.
Các chú cần có kế hoạch quét dọn, sửa chữa để dùng vào việc khác, như làm nơi vui chơi cho các cháu thiếu nhi chẳng hạn, còn Bác dứt khoát không ở đây". Sau khi xem xét một số ngôi nhà ở khu vực xung quanh, Bác quyết định chọn chỗ ở cho mình là ngôi nhà cấp 4 của người thợ điện.
Ngày 19-12-1954, nhân kỷ niệm 8 năm ngày Hà Nội nổ súng mở đầu kháng chiến toàn quốc, từ nhà thương Đồn Thủy Bác dọn đến nơi mới. Đây là căn nhà mái bằng, cách nhà sàn hiện nay khoảng 100m, bị bỏ không khá lâu, quanh nhà và lối đi cây và cỏ dại đã mọc đầy. Bộ phận văn phòng khẩn trương dọn dẹp, làm vệ sinh.
Chỉ một thời gian ngắn, cảnh vật xung quanh ngôi nhà đã thay đổi hẳn. Con đường vào nhà được rải sỏi. Bác cho trồng hàng dâm bụt 2 bên đường. Tuy nhiên, do nhà đổ mái bằng nên mùa hè rất nóng, còn mùa đông lạnh giá, ánh sáng mặt trời không đủ cho Bác làm việc. Khoảng hơn 3 giờ chiều đã phải thắp đèn.
Các đồng chí lãnh đạo mỗi lần đến làm việc rất băn khoăn về nơi ở và làm việc của Bác, nhiều lần đề nghị Bác chuyển nơi khác nhưng Bác vẫn giữ ý kiến của mình. Bác nói: "Hãy nhìn nhân dân sống như thế nào để sống cho phù hợp. Sống phù hợp với nhân dân mới hiểu được nhân dân".
Không làm quá to, không dùng gỗ tốt
Sau 4 năm ở tạm trong một ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ, tháng 5-1958, Bác Hồ chính thức chuyển sang ở ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây dựng ở một góc vườn Phủ Chủ tịch. Người thiết kế ngôi nhà sàn là Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên là kiến trúc sư cung đình Huế, người đã thiết kế lễ đài Ba Đình để đón Bác Hồ, Đảng, Chính phủ về thủ đô ngày 1-1-1955.
Theo gợi ý của Bác, ngôi nhà được làm giống như nhà sàn Bác đã làm việc ở chiến khu Việt Bắc, nhỏ đủ ở 1 người, không làm quá to, không dùng gỗ tốt. Vì thế, căn nhà sàn được làm bằng gỗ thường, mái lợp ngói, nhìn ra hồ nước theo hướng Đông-Nam, với 3 phòng nhỏ.
Tầng dưới không vách chỉ treo mành tre cho thoáng mát, chính giữa phòng kê bộ bàn ghế lớn dùng làm nơi họp Bộ Chính trị, nơi Bác làm việc với các cán bộ đầu ngành hoặc tiếp đồng chí, bạn bè. Tầng trên có 2 phòng nhỏ: phòng ngủ và phòng làm việc, giá sách đặt ở giữa làm vách ngăn 2 phòng.
Kiến trúc sư Ninh kể lại: ''Một ngày đầu mùa hạ năm 1958, trong khi tôi đang phụ trách sửa ngôi nhà chính của Phủ Chủ tịch thì được giao thêm nhiệm vụ làm một ngôi nhà để Bác ở.
Tôi vừa mừng vừa lo và đề nghị được thăm chỗ ở cũ của Bác. Sau khi xem xét kỹ chỗ ngủ, chỗ làm việc của Bác, tôi nảy ra nhiều suy nghĩ. Cái lớn lao, cao cả của Bác không những toát ra qua sự nghiệp vĩ đại của Người mà còn toát ra qua những cái tưởng như rất bình thường, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày.
Đối với Bác không cần sự tô vẽ, vì mọi sự tô vẽ, trau truốt, đều trở nên thừa. Ý nghĩa ấy đã giúp tôi phác ra cái hướng chính của việc thiết kế ngôi nhà ở mới của Bác. Tuy vậy tôi vẫn chưa hết lo. Tôi muốn làm một ngôi nhà giản dị nhưng phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông để giữ gìn sức khỏe cho Bác. Nhưng tôi vẫn sợ bản thiết kế của tôi bị gạt bỏ, nếu nó tốn kém quá.
Nước chưa giàu, dân còn khổ, không nên tốn kém
Trong thời gian Bác đi công tác, tôi và đơn vị thi công bắt tay vào làm, với suy nghĩ ngôi nhà phải được cất xong trước ngày Bác về. Trước hôm Bác về, mọi việc đã đâu vào đấy. Nhìn ngôi nhà sàn 2 gian thoáng đãng, tầng dưới 4 phía để trống, tầng trên chia thành 2 phòng, 1 phòng Bác ở, 1 phòng Bác làm việc, xung quanh là hành lang rộng có mành che, chúng tôi vừa mừng vừa hồi hộp không biết có vừa lòng Bác không.
Như đọc được ý nghĩ của chúng tôi, Bác tổ chức liên hoan ngay tại gian dưới của ngôi nhà mới. Không khí buổi liên hoan vừa thiêng liêng vừa đầm ấm. Đó là hình ảnh một người cha hiền dịu trong gia đình và đàn con quây quần chung quanh. Bác giục chúng tôi ăn kẹo, uống nước. Sau khi phát huy hiệu của Bác cho từng anh em chúng tôi, Bác khen:
- Các chú làm như thế là nhanh, tốt, bảo đảm thời gian nhưng còn một khuyết điểm. Các chú có biết khuyết điểm gì không?
Chúng tôi nhìn nhau lo lắng. Tôi giơ tay xin Bác cho nói:
- Thưa Bác, so với ý Bác dặn có tốn kém hơn đôi chút ạ!
Bác cười, chòm râu bạc rung nhè nhẹ:
- Chú nói đúng.
- Thưa Bác, làm nhà để Bác ở chúng cháu ai cũng cố gắng làm tốt, làm đẹp. Trong phần việc của mình, mỗi người thêm thắt một ít nên cộng lại tốn kém chút ít, nhưng chúng cháu muốn Bác ở cái nhà đẹp hơn, tốt hơn thế này.
Bác hơi chơm chớp mắt rồi chỉ lên nhà:
- Nước ta chưa giàu, dân ta chưa còn khổ, chưa đủ nhà ở, Bác ở thế này là tốt lắm rồi, các chú không phải lo cho Bác.
Tất cả chúng tôi đều rưng rưng. Nói về chức vụ, Bác là lãnh đạo cao nhất. Nói về sự cống hiến, Bác là người cha già của nền độc lập Việt Nam. Vậy sao về mặt hưởng thụ, Bác chỉ chịu hưởng phần tối thiểu. Lúc nào Bác cũng nghĩ đến nước ta chưa giàu, dân ta còn khổ, nhân dân miền Nam chưa được giải phóng. Sau này, tôi còn được gặp Bác nhiều lần, có bận tôi được đi công tác xa với Bác.
Và mỗi lần gặp Bác tôi lại hiểu thêm nhiều chân lý sáng ngời. Ánh sáng của những chân lý ấy mãi mãi soi rọi bước đường đi lên của mỗi chúng ta. Là một người trong nghề kiến trúc, theo tôi, Bác là một nhà kiến trúc vĩ đại đã xây dựng nên Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng cho dân tộc ta.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhà sàn Bác Hồ đã trở thành di sản văn hóa quý giá, biểu trưng sinh động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: thanh tao, khiêm tốn, yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ mẫu mực, cảm hóa được tình cảm của con người''.
Đề bài :Hãy viết một bài văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp que hương đất nước qua một số bài ca dao đã học?
Các bạn giúp mik với nhé!Ai làm xong nhanh và hay nhất mik sẽ tick!!!
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
Ai ai, đứng lại mà trông
Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...
"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.
Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
Các bạn giúp mik bài văn này vs nha!
Em hãy nêu cảm nghĩ về tình bạn trong bài thơ"Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến
Các bạn làm giúp mik nha!Mik đag cần gấp. Cảm ơn các bạn trước nha! Ai trả lời mik tick cho! Giúp mik vs
Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.
Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.
Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?
Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.
Dân gian có câu:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Bác với tôi hôm sớm cùng nhau
Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.
Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.
Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.
Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:
Từ trước bảng vàng nhà có sẵn
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.
Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy.
Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm.
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.
“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định :
“ Bác đến chơi đây, ta với ta”
Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.
Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.
Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.
Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.
Em hãy trình bày những hiểu biết của em về động vật nguyên sinh?
(Bạn nào giúp mik nhanh với mỗi bạn vài ý cx đc, mik cần gấp)Trong hnay đc hok?
Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, di chuyển và sinh sản.
HT~~~
Ai giúp mik làm bài văn với đề bài là:Ai cũng có một khoảng thời gian đáng nhớ với bạn của mik.Em hãy kể về bạn ấy và những kỹ niệm khó quên.
Ai viết hay mik tick nha!!!
'Lưu ý:Không chép văn mẫu ,chép mạng.Nếu các bạn chép thì dù hay đến đâu đi chăng nữa thì mik cũng ko tick đâu nhé!!!
Dàn ý
1. Mở bài: giới thiệu về người bạn thân của em.
2. Thân bài: kể về một người bạn thân của em.
a. Kể về ngoại hình người bạn thân của em
- Minh có thân hình gầy gò
- Vầng trán bạn cao và rộng
- Cặp kính tròn xoe khiến mọi người khó nhầm lẫn về học lực của Minh.
b. Kể tính tình của người bạn thân của em
- Minh rất hiền hòa
- Minh luôn thân thiện với mọi người
- Minh luôn giúp đỡ mọi người
- Minh được mọi người yêu mến
- Minh rất chăm chỉ và siêng năng
c. Kể về hoạt động của người bạn thân của em
- Bạn ấy luôn luôn giúp em làm bài tập về nhà
- Minh rất yêu thương mọi người và giúp đỡ tất cả mọi người
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-ve-mot-nguoi-ban-than-c33a1933.html#ixzz78aYLssc2
Mỗi người ai cũng có những người bạn bè thân thiết của riêng mình. Đó có thể là người hợp với bạn về sở thích đối với các môn học, các môn thể thao hay đặc biệt hơn đó là người thường xuyên chia sẻ với bạn những buồn vui trong cuộc sống. Riêng với tôi, bạn thân với tôi là một người tôi yêu mến và khâm phục, bạn là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Bạn là Minh.
Có cái tên của con trai nhưng thực là Minh lại là một cô gái gầy gò và có vẻ yếu ớt nữa. Vầng trán bạn cao và rộng làm lộ rõ sự thông minh. Đặc biệt, cặp kính tròn xoe khiến mọi người khó nhầm lẫn về học lực của Minh. Bạn học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Văn và môn Anh. Các thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất yêu quý Minh. Bạn chẳng những học giỏi mà còn là lớp phó học tập gương mẫu và hay giúp đỡ bạn bè nữa.
Còn tôi, khi mới vào lớp, tôi tiếp thu rất chậm và có phần nhút nhát. Những bài kiểm tra đầu kì, tôi được điểm rất thấp. Thấy vậy, cô giáo chủ nhiệm liền họp các bạn cán bộ lớp và hỏi xem có ai có thể giúp đỡ tôi không. Thật bất ngờ, Minh đã giơ tay nhận lời.
Từ khi nhận “trọng trách” ấy, Minh thường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài đầy đủ. Nhưng tính tôi nhút nhát cộng với sự xấu hổ khiến tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Minh. Thậm chí, có lần tôi còn nói với Minh với giọng đầy bực bội:
- Bạn đừng làm phiền tôi nữa! Bạn đừng nghĩ bạn học giỏi thì có thể muốn làm gì cũng được.
Những tưởng Minh sẽ tự ái, bỏ ngay công việc ấy nhưng không ngờ bạn vẫn quan tâm đến tôi. Tôi vẫn sẽ có thái độ như thế với Minh nếu không có một ngày...
Hôm ấy, lớp tôi có bài kiểm tra 45 phút. Suốt một tuần, tôi đã cố gắng ôn tập rất kĩ vì vừa muốn thay đổi điểm số vừa muốn chứng tỏ mình không cần ai giúp đỡ. Nhưng đến khi làm bài, tôi vẫn không thể làm tốt được. Ngày cô giáo trả hài, nhận điểm 5 trên tay tôi bật khóc vì nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ học khá lên được. Tôi đã cố gắng rất nhiều rồi cơ mà? Tôi đang thút thít khóc thì Minh nhẹ nhàng đến bên và nói:
- Bạn đừng buồn. Mình biết bạn đã cố gắng rất nhiều nhưng có thể là do bạn chưa có phương pháp học đó thôi. Bạn cho phép mình học cùng bạn nhé? Chỉ một buổi thôi, sau đó nếu bạn không thích thì chúng mình không học cùng nhau nữa?
Tôi lưỡng lự một chút rồi đồng ý. Không ngờ, học cùng Minh tôi thấy rất thú vị. Minh nói nhiều điều về cách học mà tôi chưa hề biết. Nhờ những cách học ấy mà tôi học thuộc nhanh hơn, hiểu bài hơn. Những buổi sau tôi lại tiếp tục học cùng Minh, chia sẻ với Minh rất nhiều chuyện. Và đặc biệt, điểm kiểm tra của tôi cũng tiến bộ hơn hẳn.
Minh thực sự là một tấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Minh đã giúp đỡ.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-ve-mot-nguoi-ban-than-c33a1933.html#ixzz78aYPzerJ
“Người thầy đầu tiên” là tác phẩm xuất sắc của Ai-ma-tốp – nhà văn xứ Cư-rơ-gư-xtan. “Hai cây phong” thuộc phần đầu của tác phẩm trên. Với lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc, đoạn trích đã làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh sắc của làng quê tác giả. Đồng thời, ông cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, lòng biết ơn đối với người thầy đã vun trồng mơ ước, hi vọng cho những người học trò nhỏ.
Hóa thân vào nhân vật “tôi” – người họa sĩ – tác giả đã miêu tả cảnh sắc làng Ku-ku-rêu và vẻ đẹp của hai cây phong sau nhiều năm đi xa trở về. Những tiếng “làng Ku-ku-rêu chúng tôi”, “phía dưới làng tôi”, “phía trên làng tôi” cất lên thật đầm ấm và thương mến. Ngôi làng ở “ven chân núi”, trên một cao nguyên. Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la, có “thung lũng Đất Vàng”, có “cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông” rồi thì “rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây”. Khung cảnh được cảm nhận bằng những hình ảnh, đường nét đậm nhạt, cao thấp, gần xa, đầy hoang sơ và thơ mộng, thể hiện sự tài hoa của người họa sĩ trước thiên nhiên và cả tình yêu, niềm tự hào của người con đối với mảnh đất quê hương. Nhớ làng Ku-ku-rêu cũng chính là nhớ vè hai câ phong nằm trên đồi cao, người họa sĩ biết chúng từ thuở ” bắt đầu biết mình” – một sự gắn bó tha thiết. Hai cây phong được so sánh với “những ngọn hải đăng đặt trên núi”- một hình ảnh đầy ý nghĩa. Nếu như ngọn hải dăng dừng trên biển, tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bến thì hai cây phong đã dẫn lối, chỉ đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Có thể nói chúng đã trở thành biểu tượng cho làng quê tác giả. Và tình yêu quê hương gắn liền với tình cảm dành cho hai cây phong. Ta bắt gặp một loạt các hình ảnh so sánh, nhân hóa để gợi tả về “tiếng nói riêng’, ‘tâm hồn riêng” của hai cây phong quê nhà, có lúc “tưởng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát”, có lúc nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình”, có khi lại “bỗng im bặt một thoáng như thương tiếc người nào”. Nếu cây tre Việt Nam hiện lên với hình ảnh:
"Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" (Nguyễn Duy)
thì cây phong làng Ku-ku-rêu, cây phong thảo nguyên trong mây đen và giông bão bị “xô gãy cành, tỉa trụi lá” vẫn “dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Câu văn cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong và phải chăng chúng cũng mang tính cách của con người nơi đây: dẻo dai, kiên cường mà rất đỗi dịu dàng, thân thương? Chắc chắn nhà văn tài ba của chúng ta phải mang một tâm hồn nghệ sũ hài hòa hai tố chất: tố chất âm nhạc và tố chất âm nhạc mới có thể vẽ nên một bức tranh có đường nét, màu sắc, nghe được những âm thanh trầm bổng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của hai cây phong. Cả đoạn văn gây được ấn tượng sâu sắc bởi sắc thái biểu cảm, âm nhạc và hội họa cùng nhau chắp cánh, qua đó nổi bật lên vẻ đẹp của hai cây phong và tình cảm của tác giả với chúng. Như lời tâm sự: “Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí” thế nhưng “việc khám phá ra chân lí đơn giản ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa’, và tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”, ” mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh” ấy là tâm hồn tuoir thơ vô cùng trong sáng.
Ở phần hai trích đoạn, tác giả kết hợp tự sự với miêu tả, mạch kể “tôi” đan xen với mạch kể”chúng tôi”, gợi lại kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Những hoài niệm bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha. Với con người Việt Nam chúng ta, mỗi lần xa quê là “nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”, là nhớ con đò, cánh diều biếc, nhớ cây đa, giếng nước, mái đình, nhớ con sông quê:
"Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ..." (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
Còn người họa sĩ trong câu chuyện lại nhớ về những năm tháng tuổi thơ bên hai cây phong thân thương. Làm sao quên được “năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè”, bọn con trai nghịch ngợm và hồn nhiên ‘reo hò, huýt còi ầm ĩ” chạy lên đồi. Hai cây phong như người bạn” nghiêng ngả đung đưa”, “chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. “Lũ nhóc con đi chân đất” trèo lên cây ” làm chấn động cả vương quốc loài chim”. Một lờ kể thật ngây thơ mà thú vị! Các cậu bé giống như những chú chim non đã chiếm lĩnh vòm cây xanh này. TRên những cành cao nhất, chúng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật gần xa, tưởng như “có môt phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng toi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sags”. Cây phong đã làm lũ trẻ được mở rộng tầm mắt. Dưới con mắt trẻ thơ, chuồng ngựa của nông trang chỉ như một căn nhà xép bình thường, này đây dải thảo nguyên xa thẳm xanh biếc, mất hút trong làn sương mờ, kia những dòng sông xa lạ “lấp lánh chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh”. Lũ trẻ lắng nghe tiếng gió, tiếng lá cây.Quả thật trong giây phút ấy, cả trí tuệ và tâm hồn của các cậu bé như được khơi sâu. Nhân vật “tôi” sung sướng hạnh phúc đến nỗi “tim đập rộn ràng”, người họa sĩ tương lai cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Các câu văn cuoi sđoạn trích:”Thuở âý một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này…Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là Trường Đuy-sen” đã dẫn người đọc vào câu chuyện về người thầy Đuy-sen- ngườ đem ánh sáng văn hóa tới cho bọn trẻ. Có thể nói từ việc cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong, người họa sĩ đã kể về những kỉ niệm ấu thơ tươi đẹp, giàu ý nghĩa.
Với ngòi bút sinh động, đạm chất hội họa, Ai-ma-tốp đã khiến hai cây phong vừa mang vẻ đẹp thân thuộc nhưng cũng rất cao quý. Đoạn trích cũng nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên đi quá khứ, tuổi thơ, quên bóng dáng quê hương.