Những câu hỏi liên quan
Linh Lê
Xem chi tiết
Minh Nhân
15 tháng 2 2021 lúc 18:06

Em tham khảo nhé !!

 

- Luận điểm chính của bài văn là về việc chống nạn thất học của toàn thể nhân dân VN.

- Hệ thống luận cứ trong bài:

+ Chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân ta ngu dốt và đói nghèo.

+ Nhân dân ta giành được độc lập thì cần phải nâng cao dân trí, phổ cập việc học.

Những luận cứ này đóng vai trò là làm rõ cho luận điểm của bài văn.

- Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải sắc bén, thuyết phục, có dẫn chứng và con số cụ thể cùng với việc kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

- Trình tự lập luận:

+ Nói về chính sách cai trị ngu dân của thực dân Pháp đã gây hại cho nhân dân ta như thế nào.

+ Đặt vấn đề: nay ta đã giành được độc lập thì việc cần làm chính là xóa nanj thất học để toàn thể nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Sau đó nêu những việc cần làm

--> Trình tự thuyết phục, logic và sắc bén.

hương gaing
Xem chi tiết
Anh Dinh
Xem chi tiết
Phong Thần
8 tháng 2 2021 lúc 14:02

Luận điểm:

- Thể hiện ngay trong nhan đề: Chống nạn thất học 

- Được trình bày đầy đủ ở câu: Mọi người Việt Nam...trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

- Được cụ thể hóa những việc làm ở các câu: Những người đã biết chữ cho những người chưa biết chữ; Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Phụ nữa lại càng cần phải học.

Luận cứ:

- Lí lẽ:

+ Thứ nhất, chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ, tức là thất học, nước Việt Nam không tiến bộ được,

+ Thứ hai, nay nước độc lập rồi, muốn tiến bộ phải cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng đất nước.

- Với 2 lí lẽ đó, tác giả đề ra nhiệm vụ: Mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, tức là chống nạn thất học và chống nạn thất học bằng cách Những  người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ; Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết.

- Cùng với lí lẽ, tác giả đưa ra một loạt ví dụ dẫn chứng: Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo...

À, còn bài Bản chất thành công thì mình học sách thường nên không biết. Mong bạn thông cảm.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 3 2017 lúc 2:56

Đáp án: A

Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 1 2017 lúc 11:50
a) Trong bài văn Chống
nạn thất học
, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể:

– “Một trong
những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí

– “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc
những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.

Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn
nghị luận.

b) – Ở bài văn Chống nạn
thất học
, để làm rõ các luận điểm, tác giả đã làm những gì? – Tác giả đã làm rõ luận điểm của bài viết bằng những lí
lẽ và dẫn chứng nào? Luận điểm chỉ có thể thuyết phục được người đọc khi nó có
các lí lẽ sáng rõ, đúng đắn, dẫn chứng chân thực làm cơ sở. Có thể thấy điều này
khi phân tích hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng của bài văn Chống nạn thất hoc: – Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân
Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân,hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết
chữ
); – Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không
thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; – Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức
cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, ngườiăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư
gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình…, phụ nữ …, thanh niên
…) c) Dân ta 95 phần trăm mù chữ à muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức à phải biết đọc,biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết à phụ nữ càng phải học à thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học
Linh Phương
12 tháng 1 2017 lúc 19:55

a, có rồi nên mk ko làm lại nhé!

b

- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ); - Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; - Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình..., phụ nữ ..., thanh niên...) c,Dân ta 95 phần trăm mù chữ ==> muốn xây dựng đất nước thì ==> phải có kiến thức phải biết đọc, ==> biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết ==> phụ nữ càng phải học ==> thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học. nếu được nội dung và vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
Tiên Thủy Phạm
18 tháng 1 2017 lúc 17:48
a) Trong bài văn Chống nạn thất học, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể: - "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí" - "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ." Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này. Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận. 2. Luận cứ - Ở bài văn Chống nạn thất học, để làm rõ các luận điểm, tác giả đã làm những gì? - Tác giả đã làm rõ luận điểm của bài viết bằng những lí lẽ và dẫn chứng nào? Luận điểm chỉ có thể thuyết phục được người đọc khi nó có các lí lẽ sáng rõ, đúng đắn, dẫn chứng chân thực làm cơ sở. Có thể thấy điều này khi phân tích hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng của bài văn Chống nạn thất hoc: - Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ); - Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; - Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình..., phụ nữ ..., thanh niên...) 3. Lập luận Các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) trong bài Chống nạn thất học được trình bày như thế nào? Tác giả đã nêu, dẫn dắt từ luận cứ đến khẳng định luận điểm ra sao? Gợi ý: Chú ý trình tự trình bày các luận cứ: Dân ta 95 phần trăm mù chữ à muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức à phải biết đọc, biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết à phụ nữ càng phải học à thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm được gọi là lập luận.hihi
Mai Nguyệt
Xem chi tiết

Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân. Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị mọi người phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi sự tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình. Như vậy, hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn

Spiderman-PeterParker
14 tháng 4 2021 lúc 19:48

Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó.

Phương Hà
Xem chi tiết
Minh Nhân
9 tháng 3 2021 lúc 22:12

Tham Khảo !

 Trong đời, ai cũng có một lần nói dối. Có lẽ ai cũng biết, nói dối có hại cho bản thân nhưng vì sợ hãi, họ đã trốn tránh sự thật, trốn tránh trách nhiệm của những việc mà mình đã làm.

    Nói dối là nói sai, nói không đúng sự thật. Nói dối là một hành vi thể hiện sự dối trá. Nhiều người quan niệm, nói dối chỉ xấu khi nó bị phát hiện. Đây là một suy nghĩ rất sai, cần phải thay đổi. Cho dù vì một mục đích gì đi chăng nữa, nói dối vẫn rất có hại cho bản thân và cho mọi người xung quanh. Mọi người tin lời nói dối của bạn, vô tình, họ chẳng khác gì kẻ đồng lõa. Nếu có một ai đó phát hiện ra bạn nói dối thì người vẫn tin vào lời nói của bạn cũng sẽ là một kẻ gian dối.

     Tai hại hơn, nói dối đã trở thành một thói quen, trở thành tật của mọi người, hay nói cách khác, nhiều người mở mồm ra là nói dối. Thói quen này bắt nguồn từ những việc rất nhỏ, những việc vặt vãnh trong cuộc sống. Nó cũng giống như một quả bóng bay, nếu bạn thổi một hơi, nó chưa vỡ, bạn lại tiếp tục thổi cho đến khi nó căng phồng. Nếu bạn không biết dừng lại, nó sẽ vỡ tung. Bạn nói dối những việc rất nhỏ vì không muốn ai biết, không muốn phải xấu hổ nhưng bạn đâu biết rằng, đằng sau nó là một lỗi lầm, một vũng bùn mà bạn có thể giẫm phải. Có những lúc, bạn biết lời nói dối của mình sẽ bị phát hiên nhưng bạn vẫn nói dối vì nếu may mắn, sẽ không ai biết được điều đó. “Đâm lao thì phải theo lao”, và từ những ý nghĩ, hành động như thế, tật nói dối lớn lên, trở thành thói quen xấu. Nói dối sẽ khiến bạn suốt ngày lo sợ việc bại lộ, bạn sẽ mất ăn mất ngủ. Tại sao bạn lại nói dối để chịu khổ sở như vậy? Chẳng ai nói dối cả đời được. Đến một lúc nào đó, sự giả dối của bạn cũng sẽ bị phát hiện. Khi đó, nhân cách của bạn giống như một cục than đen sì, dơ bẩn. Phẩm giá của bạn, lòng tin của mọi người đối với bạn sẽ biến mất. Không ai tin bạn, không ai muốn sống vói một kẻ giả dối. Lúc đó, bạn sẽ như thế nào?

     Liệu những ích lợi bạn có từ việc nói dối có giá trị bằng lòng tin của mọi người, bằng phẩm giá, nhân cách của bạn không? Cái giá phải trả quả là quá đắt. Trong mắt họ, bạn chỉ là kẻ nói dối đáng khinh. Họ thất vọng vì bạn. Họ mất lòng tin với bạn. Liệu bạn có thể lấy lại những thứ đó một cách dễ dàng không?

      Chắc các bạn đã từng nghe nói đến tác phẩm Tội ác và trừng phạt của Phê-đo Đô-xtôi-ép-xki nói về một chàng sinh viên lâm vào cảnh túng quẫn đã phải đem đi cầm cố tất cả những tài sản của mình. Sau đó, chàng đã nổi lòng tham, giết bà chủ tiệm cầm đồ để lấy tiền của. Chàng đã nói dối người yêu của mình, nói dối cả
những người đã từng giúp đỡ chàng. Nhưng, cuối cùng, không chịu được cảm giác tội lỗi, không chịu được sự giày vò của lương tâm, chàng đã ra đầu thú.

     Trong câu chuyện này, chàng trai đã biết hối hận và thay đổi nhưng nhiều lồi lầm sẽ không cho chúng ta có cơ hội hối hận. Chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Mong sao các bạn hãy ý thức rõ ràng về việc mình làm và luôn hành động đúng, đừng bao giờ nói dối. Hãy luôn luôn chân thành. Chỉ có thế bạn mới có được lòng tin của mọi người.

 

SonGoku
9 tháng 3 2021 lúc 22:17

Trung thực, thật thà luôn là đức tính vô cùng đáng quý của mỗi người trong cuộc sống, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác nhau, chúng ta luôn gặp phải những lời nói dối. Đa phần những lời dối trá đó đều mang hại và hoàn toàn sai trái, và thật đúng khi nói rằng: Nói dối có hại cho bản thân.

Nói dối là nói những lời không chân thật, sai lệch với sự thật đối khi trái hẳn với thực tế một cách vô tình hoặc cố ý. Thực tế cuộc sống, ta đã gặp nhiều trường hợp con người nói dối có chủ đích, đó là lời bác sĩ nói dối bệnh nhân ung thư về bệnh tình của anh ta, rằng bệnh của anh không đáng lo ngại và anh hãy lạc quan lên, sắp được ra viện rồi... Ở đây, lời nói dối nhằm mục đích giúp người bệnh có tâm lí thoải mái hơn khi chữa bệnh, không căng thẳng, lo lắng, tránh ảnh hưởng đến việc điều trị. Lại có những lời nói dối thể hiện tình yêu thương và sự vị tha, đó là lời của người mẹ nghèo, đói đến xơ xác nhưng vẫn cố gắng chịu đựng mỉm cười nói với những đứa con "Mẹ ăn no rồi!" để nhường cho con phần cơm còn lại. Những lời nói dối này không nhằm mục đích xấu mà đây chỉ là một phương pháp làm giảm đi gánh nặng tâm lí cho người nghe mà thôi.

Trái lại, có nhiều lời nói dối nhằm mục đích không tốt: Một cậu bé nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; học sinh vì mải chơi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; một cô bé xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim;... còn muôn vàn những kiểu nói dối khác nhau nữa mà chúng ta không thể kể xiết. Trong những trường hợp này, người nói dối nhằm mục đích che đậy tội lỗi và đều mang ý xấu. Bên cạnh đó, có những lời nói dối còn trắng trợn và đáng sợ hơn nhằm đổi trắng thay đen, nhằm hãm hại và đẩy người khác vào bước đường cùng. Việc nói dối nhiều lần sẽ thành thói xấu khó bỏ, khiến con người "tặc lưỡi" cho qua, lâu dần sẽ trở thành "căn bệnh" khó chữa và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có hại cho bản thân và ảnh hưởng xấu đến người khác.

Vậy tại sao nói dối có hại cho bản thân? Trước hết, có thể thấy nói dối để che giấu những điều sai trái, lỗi lầm có thể giúp con người thoát khỏi những tình huống bất lợi tức thời nhưng về lâu dài sẽ trở thành thói xấu, mang hại cho bản thân người nói dối. Người xưa có câu "Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra" ý chỉ dù có che đậy kĩ càng bằng những lời nói dối hoàn hảo đến đâu, sẽ có một ngày sự thật sẽ được phơi bày ra và khi đó người nói dối sẽ là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Dần dần, bạn sẽ bị tách biệt, bị cô lập khỏi thế giới và thật bất hạnh cho những người nào gặp phải trường hợp như vậy. Không chỉ có vậy, một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm, tâm lí sẽ luôn hoảng loạn và không yên ổn. Liệu chúng ta có thể yên tâm sống một cuộc sống lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp lo sợ hay không?

Đối với những lời nói dối mang tính chất trêu chọc, nhằm thỏa mãn thú vui nào đó của bản thân mình cũng thật sự nguy hiểm. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Cậu bé chăn cừu, cậu bé đột nhiên nảy ra ý muốn trêu chọc các bác nông dân nên hai lần nói dối có sói đến ăn cừu của mình khiến cho mọi người đang bận rộn làm các công việc của mình vội vàng chạy đến giúp cậu đuổi sói. Chứng kiến cảnh các bác nông dân như vậy, cậu ta thích chí ôm bụng cười nhưng khi đến lần thứ ba, khi sói đến thật, cậu bé gào khản cổ nhưng chẳng có một ai tin và đến cứu vì họ đã mất niềm tin ở cậu. Và hậu quả là sói đã ăn thịt hết đàn cừu của cậu và từ đó trở đi, cậu bé không bao giờ được mọi người tin tưởng nữa. Qua câu chuyện này, người xưa muốn khuyên răn chúng ta, bất kể là chuyện gì cũng không được nói sai sự thật bởi một lần nói dối sẽ làm người khác không tin tưởng bạn nữa, và về sau nếu có nói thật, mọi người cũng sẽ luôn nghi ngờ bạn.

Hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Nếu vậy, chúng ta cần làm gì để bản thân không nói dối? Trước hết, chúng ta cần tự mình nhận thức rõ ràng về tác hại của việc nói dối cũng như hậu quả xấu mà nó mang lại. Bên cạnh đó, rèn luyện cho mình đức tính trung thực, ngay thẳng, thật thà, không nói sai sự thật, đặc biệt là không dựng chuyện, bịa chuyện để nói xấu hay bôi nhọ người khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng cần sáng suốt, biết cân nhắc để nói năng hay ứng xử cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp để có những ứng xử linh hoạt.


Như vậy, nói dối có hại cho bản thân là ý kiến vô cùng đúng đắn và nói dối còn có hại cho người khác nữa, bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 6 2019 lúc 15:07

Đáp án: C