Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Linh Bùi
Xem chi tiết
Trần Mai Quyên
8 tháng 3 2020 lúc 10:32

Nằm sau những con đường dài quanh co và những quả đồi “bát úp” đặc trưng địa hình của vùng trung du, Vườn Quốc Gia Xuân Sơn là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ của thiên nhiên và những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.

VQG Xuân Sơn nằm ở khu vực Tây Nam của tỉnh Phú Thọ; trên vùng tam giác ranh giới giữa ba tỉnh : Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, cách TP Việt Trì 90km và thủ đô Hà Nội 120km. Vườn được thành lập từ năm 2002 với diện tích lên tới 15.048 ha; gồm 3 phân khu chức năng chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737 ha, phân khu dịch vụ hành chính 212 ha.

VQG Xuân Sơn có cảnh quan rất đa dạng gồm rừng nghiến trên núi đá vôi, rừng chò chỉ, rừng lùn trên núi Ten và núi Cẩn, Thác Ngọc, Thác Chín tầng như dải lụa trắng giữa đại ngàn. Với kiến tạo địa chất bởi núi đá vôi (hơn 3000 ha núi đá) đã hình thành ra trên 50 hang động lớn nhỏ khác nhau, mỗi hang động có một vẻ đẹp độc đáo riêng và gắn với nhiều câu truyện truyền thuyết của địa phương. Bởi nằm trên những dãy núi dài có độ cao từ 200 đến 1.300m so với mặt nước biển, VQG Xuân Sơn là một trong số ít khu bảo vệ có tính đa dạng sinh học cao, có thảm thực vật đa dạng phong phú bậc nhất nước ta và ở châu Á. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tại VQG Xuân Sơn có 1230 loài thực vật, trong đó có 47 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và quốc tế, có 370 loài động vật với nhiều loài quý hiếm như báo gấm, sơn dương, gấu ngựa...

Khí hậu ở khu vực này quanh năm mát mẻ, trong lành với nền nhiệt trung bình 21o C. Đặc biệt, nơi đây là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số người Dao và Mường với những phong tục tập quán truyền thống lâu đời, đặc sắc nên VQG Xuân Sơn có nhiều lợi thế để phát triển tiềm năng du lịch sinh thái. Với những đặc điểm như vậy, VQG Xuân Sơn được coi là “kho vàng xanh”, là món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Phú Thọ.

Khách vãng lai đã xóa
Linh Bùi
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Kieu Diem
7 tháng 3 2020 lúc 22:06

Ôn tập ngữ văn lớp 8

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Vuong
25 tháng 11 2021 lúc 18:52

Dù ai đi ngược về xuôi, 

 Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba 

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. 

Ánh Dương
Xem chi tiết
Meo Meo
Xem chi tiết
Trần Phương Nghi
Xem chi tiết
Phạm Hương
3 tháng 12 2017 lúc 18:51

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120cm, rộng 60cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70cm, rộng độ 50cm, chiều dài 60cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau; càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách.

Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.


Ánh Dương
Xem chi tiết

Bài 1.  PTHH:  2Cu      +      \(O_2\)      --->   2CuO         (cân bằng phản ứng)

                      0,04 mol     0,02 mol        0,04 mol

a) + Số mol của Cu:

\(n_{Cu}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{2,56}{64}\) = 0,04 (mol)

+ Khối lượng của CuO:

\(m_{Cu}\) = n . M = 0,04 . 80 = 3,2 (g)

b) 2Cu     +  \(O_2\)     --->   2CuO         (viết lại một phương trình mới để kê dữ liệu mol mới)

0,05 mol    0,025 mol     0,05 mol

+ Số mol của CuO:

\(n_{CuO}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{4}{80}\) = 0,05 (mol)

+ Khối lượng của Cu:

\(m_{Cu}\) = n . M = 0,05 64 = 3,2 (g)

c) 2Cu    +  \(O_2\)      --->   2CuO         (viết lại một phương trình mới để kê dữ liệu mol mới)

0,3 mol   0,15 mol     0,3 mol

+ Số mol của CuO:

\(n_{CuO}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{24}{80}\) = 0,3 (mol)

+ Khối lượng của Cu:

\(m_{Cu}\) = n . M = 0,3 . 64 = 19,2 (g)

+ Thể tích của \(O_2\):

\(V_{O_2}\) = n . 22,4 = 0,15 . 22,4 = 3,36 (l)

________________________________________

Câu 1 trước nha bạn, có gì thì nhắn mình :))

 

 

Bài 2.  Zn    +  2HCl   ---> \(ZnCl_2\)  +    \(H_2\)       (Cân bằng phương trình phản ứng)

      0,25 mol   0,5 mol     0,25 mol   0,25 mol

  *Số mol của Zn:

\(n_{Zn}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{16,25}{65}\) = 0,25 (mol)

a)  \(m_{HCl}\) = n . M = 0,5 . 36,5 = 18,25 (g)

b)  \(V_{H_2}\) = n . 22,4 = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l)

c)  \(m_{ZnCl_2}\) = n . M = 0,25 . 136 = 34 (g)

____________________________________

Đây là Câu 2, nhưng câu c) mình chỉ làm được 1 cách thôi bạn ạ, nếu biết mình sẽ bổ sung thêm :))

 

Bài 3.  3Fe    +   2\(O_2\)     ---> \(Fe_3O_4\)   (Cân bằng phương trình đã cho)

         0,3 mol    0,2 mol        0,1 mol

  *Số mol của \(O_2\):

\(n_{O_2}\) = \(\dfrac{V}{22,4}\) = \(\dfrac{4,48}{22,4}\) = 0,2 (mol)

-  \(m_{Fe}\) = n . M = 0,3 . 56 = 16,8 (g)

-  \(m_{Fe_3O_4}\) = n . M = 0,1 . 232 = 23,2 (g)

________________________________________

Câu 3 này, có gì không đúng thì nhắn mình nha :))

 

Linh Bùi
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
5 tháng 5 2021 lúc 7:38

Ví dụ như Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Lê Văn Tám, Lê Thị Pha, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Định, Võ Nguyên Giáp và không thể quên chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xưa hơn thì ví dụ như Hai Bà Trưng, Lê Chân, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Dương Đình Nghệ, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Trần Thủ Độ, Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quang Trung,...