Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khôi
Xem chi tiết
hoang bao tram
Xem chi tiết
Đỗ Đức Dũng
Xem chi tiết
binh che
Xem chi tiết
Phạm Lê Hải Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Hải Phong
21 tháng 3 2022 lúc 20:00

em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu (trong đó có sử dụng câu bị động) để trình bày suy nghĩ về những người hùng thầm lặng trong bối cảnh đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh covid 19

Khách vãng lai đã xóa
Mạnh hung Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
15 tháng 4 2020 lúc 11:06

Ở giai đoạn 1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng phát biểu ý kiến trước việc có nên cho học sinh đi học trở lại hay không bằng hai từ "an tâm - an toàn". Với giai đoạn 2 này, tôi nghĩ hai từ ấy vẫn là kim chỉ nam trong phòng chống dịch. Trong đó vai trò của từng cá nhân trong cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

“Toàn dân phòng dịch, sự bình tĩnh và sáng suốt đòi hỏi trước hết ở từng cá nhân. Sao lại tự làm mình suy yếu hơn vì sự hoang mang, hoảng loạn, thiếu sáng suốt?

Đừng "tự thua" khi chưa chiến đấu

Về mặt an toàn, có thể nhìn thấy nỗ lực không ngơi nghỉ của Chính phủ và các bộ ngành liên quan, qua đó tạo ra được sự an toàn đang trong vòng kiểm soát, tạo ra sự an tâm cho nhiều người có sự bình tĩnh và khách quan khi nhìn về diễn tiến dịch bệnh trong mối tương quan so sánh với nhiều quốc gia khác. 

Sự khách quan này bao gồm cả những đánh giá cao từ các quốc gia khác khi VN là nước nằm ngay cạnh ổ dịch.

Vậy mà mọi thứ trở nên bất an sau ca nhiễm thứ 17. Bất an không chỉ vì số ca bệnh tăng lên, mà do có chuyện né cách ly, khai báo thông tin không đầy đủ, nháo nhào đi gom hàng hóa và chia sẻ những thông tin không chính xác, gây hoang mang cộng đồng. 

Nhiều bạn bè tôi thật sự ngán ngẩm trước sự tràn ngập thông tin về dịch bệnh trên Facebook, trong đó không ít tin đồn, kiểu đưa tin gieo rắc thêm nỗi lo sợ và đủ kiểu không tiếc lời công kích, đổ lỗi và xúc phạm người khác.

Chúng ta chưa bao giờ và không bao giờ chủ quan, nhưng cũng không vì thế mà vô tâm gieo rắc thêm sự sợ hãi không cần thiết vào lúc này. 

         P/s: ~ Phần gạch chân: Câu bị động

               ~Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 11/03/2020 09:06

                                                 ~Học tốt!~

Khách vãng lai đã xóa
Võ Thúy Kiều
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
28 tháng 2 2022 lúc 11:30

Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nào là :  tivi, đoạn thoại, máy tính, ... và một số thiết bị công nghệ khác. Tất cả đều như những sinh vật sống, tiên tiến theo từng ngày. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đến mức những đồ vật ngày xưa hay dùng đang dần chìm trong quên lãng. Ngày nay, các thiết bị tiên tiến được rất nhiều người ưu chuộng và sử dụng nó. Nhất là giới trẻ và các bạn học sinh hiện nay, thường quá lạm dụng công nghệ vào việc học, việc chơi, ... gây ra tác hại là bị nghiện. Ngoài ra, trên các thiết bị này, thường xuất hiện rất nhiều trang web chia sẻ thông tin. Nhưng có nhiều người dùng nó một cách sai trái, luôn truyền những thứ tiêu cực cho mọi người. Ôi ! Thật sai lầm. Mọi người hãy nhớ rằng :"Những trang web đó chỉ dùng để giao lưu, tìm tòi những thông tin bổ ích cho mình và là nơi giải trí sau giờ học căng thẳng. Đừng sử dụng nó sai với công dụng ban đầu."

`-` Trạng ngữ : Ngày nay

`-` Câu chủ động : in đậm

`-` Câu bị động : in nghiêng

Đào Nhật Tân
Xem chi tiết
nguyễn hoàng hà
8 tháng 5 2021 lúc 21:04

Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch.

Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn.

Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.

Chúng ta còn nhớ, nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng như Tùng Dương, Hà Anh Tuấn, Chi Pu, Pha Lê, Giang Hồng Ngọc, Ðại Nghĩa, Nhật Kim Anh, Khắc Việt, Lý Quý Khánh, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Võ Tấn Phát, hoa hậu Khánh Vân… đóng góp tiền bạc, vật chất, mua sắm khẩu trang, đi vận động người dân hưởng ứng phòng, chống Covid-19 bằng việc chấp hành các khuyến cáo của ngành y tế. Số tiền đóng góp của giới nghệ sĩ cho xã hội rất lớn, hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động phòng dịch. Ðó là sự thể hiện tinh thần công dân của những người thuộc về công chúng.

Trong khi dịch bệnh đe dọa sinh mạng con người, thì nhiều y sĩ, bác sĩ tình nguyện bay vào tâm dịch ở các nước như Trung Quốc, Guinea Xích đạo để đón công dân Việt Nam trở về. Các y sĩ, bác sĩ dũng cảm của chúng ta thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của một thầy thuốc, nhưng đó cũng chính là thể hiện tinh thần công dân. Và đừng quên, đồng hành với các thầy thuốc là đội bay, các phi công, tiếp viên, họ cũng là những người dám hy sinh vì việc chung.

Nếu như có ai đó đặt câu hỏi "tiền nhiều để làm gì?", thì ngay trong đại dịch này, câu trả lời rất cụ thể. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hỗ trợ 5 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và 100 tỷ đồng tài trợ gói trang thiết bị y tế, máy móc - hóa chất xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Chưa kể trước đó, ngay từ tháng 2, Quỹ Ðổi mới sáng tạo (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn - VINBDI (thuộc Tập đoàn VinGroup) đã ký kết tài trợ ba dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19. Ba đơn vị nhận được tài trợ gồm Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Ðào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết - Tập đoàn FLC trao tặng 5 tỷ đồng tiền mặt nhằm hỗ trợ Bộ Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra. Tỷ phú Trần Ðình Long - Tập đoàn Hòa Phát ủng hộ 5 tỷ đồng bằng tiền mặt chuyển tới Quỹ của Bộ Y tế và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo ủng hộ 10 tỷ đồng thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn ủng hộ 30 tỷ đồng, trong đó 5 tỷ đồng giúp đỡ người dân miền tây, 25 tỷ đồng chung tay cùng Chính phủ chống dịch.

Những người giàu có, thành đạt sử dụng đồng tiền rất có ý nghĩa, đóng góp cho cộng đồng lúc cấp thiết, đó chính là tinh thần công dân của cá nhân tỷ phú, là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Không phải chỉ riêng đại dịch này, mà bất cứ lúc nào đất nước gặp khó khăn, họ vẫn thường xuyên có mặt.

Khách vãng lai đã xóa