Trường Tiểu học Phạm Tu Họ và tên:…………………………. Lớp:…………… | Thứ……ngày…….tháng……năm 2021 ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT Năm học: 2021 – 2022 Thời gian: 40 phút |
A. Đọc thầm đoạn văn sau:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?
Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?
Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy chọn câu trả lời đúng và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1: Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
a. Tác dụng của nước. b. Hình dáng của nước.
c. Mùi vị của nước. d. Màu sắc của nước
Câu 2: Vì sao ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước lại khác nhau?
a. Nước có hình chiếc cốc. b. Nước có hình cái bát.
c. Nước có hình như vật chứa nó. d. Nước có hình cái chai.
Câu 3: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
a. Nước không có hình dáng cố định có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.
b. Nước chỉ tồn tại ở thể lỏng và thể rắn.
c. Nước tồn tại ở thể rắn và thể lỏng và thể khí
d. Cả ý a, c đều đúng.
Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
a. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
b. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
c. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
d. Cả ba ý trên.
Câu 5: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? – Đũa Kền hỏi.
a. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
d. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích trong câu
Câu 7: Từ nào không thể thay từ “xinh xắn” trong câu sau:
Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?
a. nhỏ xinh b. xinh xinh
c. xinh tươi d. nho nhỏ
Câu 8: Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.
a. Cô chủ b. Cô chủ nhỏ
c. Cô chủ nhỏ lúc nào d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi
Câu 9: Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.
- Câu hỏi: ….……………………………………………………………………………
- Câu khiến: ……………………………………………………………………………
Câu 10: Ghi lại bộ phận VN trong câu:
Nước không có hình dạng cố định
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………