Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Yukki
Xem chi tiết
minh tiến
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Khanh
Xem chi tiết
Trần Mạnh
24 tháng 2 2021 lúc 20:28

Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù, trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?==>Trong tù không rượu cũng không hoaTrước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng._Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.

01 An 8B
Xem chi tiết
đặng tài hiếu
Xem chi tiết

 Tham khảo

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa"(Trạng ngữ), Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang(Phủ định). Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Nguyễn Thị Thu Phương
28 tháng 7 2021 lúc 21:51

TK#

Bài thơ "ngắm trăng" là một trong những áng văn thơ hay nhất nói về tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ làm sao thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn. Hai câu thơ " Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" đã chia ra 2 vế người và trăng. Hai câu thơ đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại. Song sắt nhà tù được đặt ở giữa thật tài tình. Qua đó ta được thấy sự giao thoa tuyệt diệu giữa người và trăng trong mọi hoàn cảnh. Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường, Bác vẫn ngắm trăng, vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích.( Câu ghép ) Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn hướng về bầu trời tự do, hướng về ánh sáng. Phải chăng đó không chỉ là là ánh sáng tự nhiên mà còn là ánh sáng của niềm tin, của khát vọng độc lập tự do cho dân tộc?( Câu phủ định ) Tóm lại, qua bài thơ Bác đã thể hiện tinh thần lạc quan, luôn yêu thiên nhiên dù ở trong mọi hoàn cảnh

nguyễn lam trường
Xem chi tiết
Diệu Linh Trần Thị
19 tháng 3 2022 lúc 20:13

lx

nguyễn lam trường
19 tháng 3 2022 lúc 20:21

Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài “ Ngắm trăng”, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán (gạch chân) đây ạ ai giúp em với ạ

 

Duy Đỗ Công
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 2 2022 lúc 13:37

- Giới thiệu chung

- Bài thơ "Ngắm trăng" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xích, chân bị cùm. thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.

+ Trong hoàn cảnh lao tù này, cái "không rượu" chồng lên cái "không hoa"... Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả.

+ Nhưng trong trái tim yêu đời bao la của Người cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ".

- Con người đang bị giam hãm, cho nên việc thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ. Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình.

- Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xoá tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác; trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc dời.

- Tổng kết

(Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc. "Cảnh khuya" đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm.)=> đoạn văn tham khảo một phần nhe.

37 Phi
Xem chi tiết
P Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
5 tháng 4 2020 lúc 13:27

Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.

bạn tham khảo ạ

chúc bạn học tốt

Khách vãng lai đã xóa