Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Mai Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Vladimir Ilyich Lenin
29 tháng 3 2018 lúc 20:24

Những ý lớn cần có.Tự phát triển ý thành bài nhé ! :)
- Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi ,câu nói được nói ra như thế nào ? (Nếu có)
- Giải thích chung câu nói :

Muốn có của ăn của để, muốn thành đạt thì phải có nỗ lực của bản thân.Không có gì không làm mà có

- Phân tích :

Một người muốn biết thì phải học,cũng như những đứa trẻ khi mới được sinh ra chúng phải học để lớn. học để biết và học để làm ngườiKhông có gì là tự dưng mà có, không được người khác chỉ bảo thì cũng do chính bản thân con người tự tìm kiếm học hỏiVà hơn hết cuộc sống con người luôn muốn hướng theo hướng tích cực có của ăn của để.Vậy làm sao để có?Sẽ có nếu con người biết cách tìm tòi, học hỏi, không ngại khó ngại khổ, không ỉ lại đùn đẩy cho người khác.

- Ý nghĩa lớn của câu nói :

Học làm nên sự nghiệp, học nuôi sống bản thân nhưng học mà không làm thì cũng không thể phục vụ chính mình

- Lời khuyên của câu trên :

Tự biết cách để hoàn thiện bản thân.Học để thấm sâu xã hội, để làm thầy và để phục vụ chính bản thân chúng ta.

- Liên hệ đến một số câu ca dao, tục ngữ :

Đi một ngày đàng học một sàng khônCó công mài sắt, có ngày nên kimĐi một ngày đàng,học một sàng khôn....

Nguyễn Tiến Đạt
29 tháng 3 2018 lúc 20:30

mk cần bài văn chứ ko thích dàn bài

Bùi Thị Thảo Quyên
25 tháng 9 lúc 20:15

cần viết bài luận chứ không phải giải thích đâu ạ 

 

Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
๖ۣۜKẻ ๖ۣۜBất ๖ۣۜDung
7 tháng 2 2016 lúc 21:11

người anh trai đẹp trai

mạnh khỏe

nhưng sống khép mik tự kỉ (me too)

10/10 point đó

Lưu Thảo Nhi
8 tháng 2 2016 lúc 15:37

Ôi trời mk chịu bây h mk ko có hứng khi khác nha ah hay bn thử lên mạng tra coi

Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 10 2016 lúc 10:27

     " Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành."

   Việt Nam chúng ta không thiếu những phong cảnh đẹp đặc biệt là con người. Mỗi một nơi đều khoác trên mình vẻ đẹp. Quê hương tôi, với cánh đồng bát ngát thằng cánh cò bay hay những ngọn núi cao hùng vĩ tựa như công lao của cha, nước biển bao la một màu xanh tựa như tình yêu của mẹ. Bạn có biết không? quê hương, đất nước tôi không chỉ đẹp ở phong cảnh mà còn đẹp ở phẩm chất con người. Đâu chỉ có thế, những trang giấy lịch sử vẫn còn in mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đặc sản quê hương tôi cũng không kém các nước khác. Hương vị của mỗi nơi đều khác nhau. Người con gái Tuyên Quang hay Huế đều là những người con gái được trời ban cho làn da trắng như trứng gà bóc. Hay người con gái Hà Nội duyên dáng,... Nói về đất nước tôi thì nhiều thiên nhiên đẹp vô cùng, bạn hãy đến quê hương tôi đi, nó đẹp lắm. Vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên ban tặng cho người dân chúng tôi.

Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Thị Huyền
9 tháng 10 2016 lúc 7:30
Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2016 Sac-lơ  thân mến! 

Mình là Hoàng Ngọc Tường, học sinh lớp 7, một công dận nhỏ tuổi của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mình rất thích xem chương trình giới thiệu về đất nước của các bạn thiếu nhi thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Tuần qua, sau khi theo chân bạn du ngoạn khắp nước Pháp, thưởng thức vẻ đẹp; tuyệt vời của bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên đất nước bạn (tất nhiên là qua màn ảnh nhỏ), mình ao ước rằng một ngày nào đó, mình sẽ được chụp ảnh cùng bạn trước tháp Ep-phen hay Khải hoàn môn của Pa-ri hoa lệ – kinh đô Ánh sáng chậu Âu. Tự nhiên, có một điều gì đó thôi thúc mình viết thư làm quen với bạn và thông qua đó giới thiệu về Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của mình.

 Sac-lo thân mến! Tổ quốc mình là bán đảo hình chữ s nằm bên bờ biển Đông bao la sóng vỗ. Phương Bắc một năm chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu đông. Còn phương Nam chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Bầu trời nơi đây quanh năm chan hòa ánh nắng.Mùa xuân phương Bắc của đất nước mình là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Màu hồng tươi của hoa đào trải dài từ những triền núi cao Tây Bắc, Việt Bắc đến Thủ đô Hà Nội và châu thổ sông Hồng. Bên sắc hồng của hoa đào là sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ, Cùng hàng trăm màu sắc của biết bao loài hoa khác, dệt nên tấm thảm rực rỡ, lung linh. Nếu lắng tai nghe, bạn sẽ thấy ngoài tiêng chim lảnh lót trong vòm lá mướt xanh còn có cả tiếng rù rì của đàn ong bay đi tìm mật cùng rung động nhè nhẹ mơ hồ của những cánh bướm non vờn quanh bông hoa vừa hé nởXuân qua, hè tới. Tiếng ve ngân ran ran. Hoa phượng nở đỏ rực sân trường báo hiệu một năm học kết thúc. Kì nghỉ hè đầy ắp niềm vui đang chờ đón chúng mình. Trong đầm, hoa sen nở rộ, mùi hương ngào ngạt theo gió bay xa. Những đêm hè gió nồm nam mát rượi thổi lồng lộng trong lũy tre ven làng, tạo ra âm thanh kẽo kẹt đều đều như tiếng võng đưa. Dưới ánh trăng rời rợi sáng, cảnh vật . trở nên thơ mộng lạ thường! Làng xóm, cánh đồng, đòng sông, con đường… đều tràn ngập ánh trăng. Sac-lo thân mến! Đất nước Việt Nam yêu dấu của mình còn có nhiều danh lam thắng cảnh. Địa đầu Tổ quốc có Sa Pa được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất, một ngày có đủ bốn mùa. Cao Bằng với hang Pác Bó, suối Lê-nin, núi Các Mác… nơi Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của giai cấp phong kiến và thực dân xâm lược. Cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, nơi chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Phú Thọ với 99 ngọn núi giống như 99 con voi quay đầu về đất tổ Hùng Vương với bạt ngàn Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Bắc Ninh – xứ sở của dân ca quan họ, của chùa Bút Tháp, tranh Đông Hồ.Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong những kì quan của thế giới. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật với Chùa Một Cột, với đài Nghiên, tháp Bút trước cửa đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Gươm. Nơi đây có truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm báu mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn đế đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Hà Nội còn có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử. Dọc đường vào Nam, dải đất miền Trung non nước hữu tình đẹp như tranh họa đồ. Nghệ An, Hà Tĩnh có núi Hồng, sông Lam. Quảng Bình có động Phong Nha được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Cố đô Huế với đền đài, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… cổ kính trang nghiêm, trầm mặc. Dòng Hương Giang lờ lững trôi xuôi, bồng bềnh những con thuyền nhè nhẹ mái chèo khua nước, hòa cùng tiếng hò mái nhi, mái đẩy văng vẳng lúc chiều buông hay trong đêm thanh vắng. Những thiếu nữ nón bài thơ trắng che nghiêng, tà áo dài tím phất phơ trước gió, giọng nói ngọt ngào, sâu lắng… Tất cả tạo nên nét đẹp Huế không nơi nào có được. Qua đèo Hải Vân – đệ nhất hùng quan là tới miền đất Quảng với Ngũ Hành Sơn, với phố cổ Hội An nổi tiếng, quanh năm dập dìu du khách bốn phương. Dọc theo quốc lộ I, những rừng dừa Tam Quan, Bình Định bạt ngàn ven biển. Tiếng gió vi vu hòa cùng tiếng sóng tạo thành những bài ca bất tận. Vào đến Nha Trang, dừng chân một vài ngày ở thành phố biển êm đềm để được tắm mình trong làn nước  
trong xanh, ngả lưng trên bờ cát trắng tinh khôi thì quả là diễm phúc! Sài Gòn – tức thành phố Hồ Chí Minh một thời đã từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Đây là một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn có nhịp sông sôi động nhất nước. Sài Gòn có bến cảng Nhà Rồng, nơi ghi dấu bước chân người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Có hãng tàu Ba Son gắn với tên tuổi người công nhân cộng sản lão thành Tôn Đức Thắng… Sài Gòn cũng là nơi kết thúc vẻ vang chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quét sạch bóng quân xâm lược Mĩ, lật nhào chính quyền bù nhìn bán nước hại dân; thống nhất non sông Việt Nam về một mối. Giờ đây, thành phố mang tên Bác đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Từ Sài Gòn xuống miền Tây Nam Bộ, trước mắt du khách là một màu xanh mỡ màng của lúa, của những vườn cây trái sum suê. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là vựa lúa, vựa cá, vựa trái cây của cả nước. Không thể nào kể hết tên những đặc sản của vùng đất mỡ màu này: gạo Nàng thơm cần Đước, dưa hấu Long Trì, dừa Bến Tre, nhãn lồng Vĩnh Kim, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm Cái Bè, xoài cát Hòa Lộc… Quả là Tạo hóa đã hào phóng ban cho con người quá nhiều của ngon vật lạ! Bạn Sác-lơ thân mến! Việt Nam còn là xứ sở của những lễ hội tưng bừng quanh năm. Trong những lễ hội này, người dân cầu mong trời đất, tổ tiên mang lại những điều may mắn và đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với những bậc tiền bối có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Mình có thể kể ra đây một vài lễ hội lớn như giỗ tố Hùng Vương, lễ hội làng Gióng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Đức Thánh Trần… ở miền Bắc, lễ hội Tây Sơn ồ miền Trung, lễ hội chùa Bà Đen ở Tây Ninh, lễ đâm trâu, lễ đua voi ở Tây Nguyên… Đủ các nghi thức, màu sắc, tín ngưỡng của các dân tộc anh em cùng chung sống trên dải đất này. Giữa mùa thu cố Tết Trung Thu dành cho trẻ nhỏ. Chúng mình được ăn bánh Trung Thu, thứ bánh chỉ xuất hiện một lần trong năm và được rước đèn, phá cỗ dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm rằm tháng tám, trong tiếng trống ếch, tiếng trống múa lân rộn ràng khắp các ngả đường. Nếu bạn đến Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được chứng kiến những tục lệ tốt đẹp có tự bao đời của người Việt Nam như tục cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết bằng bánh chưng, bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ sáu; tục C011 cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu. Mọi người chúc nhau đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới. Mình sẽ kể cho bạn nghe sự tích bánh chưng, bánh giầy và nhiều chuyện lí thú khác liên quan đến cái Tết thiêng liêng này. Sac-lo thân mến! Đất nước Việt Nam đẹp đến mức như một nhà thơ đã tự hào khẳng định: Có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
Như sông, như núi, như người Việt Nam ?! Có lẽ bạn đã hình dung được một phần nào về Tổ .quốc yêu dấu của tôi và hiểu được vì sao mà con người Việt Nam cần cù, anh dũng lại yêu quê hương, đất nước mình đến thế! Dân tộc Việt Nam rất cởi mở, thân thiện và hiếu khách. Chúng tôi sẵn sàng giang rộng vòng tay, kết bạn với các dân tộc khác trên thê giới, đoàn kết xây dựng cuộc sống hòa bình. Khi nào bạn cùng gia đình có dịp sang thăm Việt Nam, mình sẵn sàng làm người hướng dẫn nhiệt tình trong suốt cuộc hành trình chắc chắn là đầy lí thú. Thư đã dài, mình dừng bút ở đây, hẹn bạn thư sau! Chúc bạn cùng gia đình một năm mới với nhiều điều may mắn! Thân ái chào bạn!
Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
ginzi line
29 tháng 3 2018 lúc 20:22

khuyên : làm thầy hay làm thợ đều phải học

              được ăn cơm no , được mặc áo ấm bởi siêng làm

Nguyễn Tiến Đạt
29 tháng 3 2018 lúc 20:29

ý mk là viết bài văn nghị luận giải thích cơ

Phạm Lê Thúy Anh
Xem chi tiết
Thư Phan
21 tháng 11 2021 lúc 10:50

tham khảo

 

I. Mở bài:

Giôn - xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn - xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen - ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi được cụ Bơ - men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ - men để tạ ơn.

II. Thân bài:

1. Một buổi sáng mùa xuân (tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ - men

Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ - men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ - men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ - men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây.

2. Giôn - xi hồi tưởng nhớ lại:

a) Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng

 

- Đứng trước mộ cụ Bơ - men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na - Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều.

- Điều đáng buồn là cụ Bơ - men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi.

b) Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men

- Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ - men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ.

- Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ - men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ - men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời.

 

3. Suy nghĩ cảm xúc Giôn - xi

- Cụ Bơ - men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu.

- Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ - men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ - men không ra nông nỗi này.

- Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu

- Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: Là kiệt tác

- Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: Là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ:

- Lời thầm hứa: Giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ - men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”.

III. Kết bài:

Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ - men và thấy trống vắng vô cùng.Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ - men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ…
Đại Tiểu Thư
21 tháng 11 2021 lúc 10:51

 

 

Phạm Lê Thúy Anh
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
30 tháng 11 2021 lúc 20:55

Là mọi người hãy hạn chế sử dụng túi nilon. Vì 1 túi nilon mất 500- 600 mới phân hủy đc

Nguyễn Hồng Nhung
30 tháng 11 2021 lúc 20:56

Chủ đề chính của văn bản "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000" là: Hạn chế sử dụng bao bì ni lông để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng mạng.

Amyvn
30 tháng 11 2021 lúc 20:56

chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì nilông. ⇒ Thông qua những con sốngày tháng cụ thể, đi từ thông tin khái quát đến cụ thể ⇒ lời thông báo trực tiếp ngắn gọn dễ hiểu dễ nhớ.

Trang Huyen
Xem chi tiết
🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
19 tháng 4 2021 lúc 17:53

Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.

Nguyen Phuong
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
9 tháng 9 2021 lúc 7:54

Tham khảo:

 

Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
9 tháng 9 2021 lúc 8:02

lại:

tham khảo:

“Truyền kỳ mạn lục” là tập sách ghi chép những câu chuyện kỳ lạ trong dân gian. Những mục đích cốt lõi của nó nhằm phản ánh bản chất của xã hội phong kiến đương thời. Qua các thiên truyện, Nguyễn Dữ đã bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão, phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm về nhiều vấn đề trong xã hội với thái độ nghiêm khắc, khách quan.

Nổi bật trong hai mươi thiên truyện ấy, “Chuyện người con gái Nam Xương” là có giá trị hơn cả. Chỉ vì nỗi hoài nghi vô cớ mà Trương Sinh đã khiến cho Vũ Nương phải tìm đến cái chết để chứng minh mình trong sạch. Mối oan tình của nàng mãi về sau mới được minh giải. Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, chàng vô cùng hối hận nhưng đã muộn màng.

Câu chuyện diễn biến khá đơn giản. Cốt truyện không có gì mới so với những câu chuyện đương thời. Nhưng ở đây, Nguyễn Dữ đã chú trọng đến việc xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ khá toàn vẹn. Bút pháp tự sự cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch. Đó còn là sự hòa quyện giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động.

Tất cả những dụng công sâu sắc ấy chỉ nhằm lý giải những vấn đề liên quan đến cái chết của nhân vật Vũ Nương mà thôi. Nguyễn Dữ đã rất công phu dồn nén trong hình tượng nhân vật ấy nhiều ý nghĩa, nhiều vấn đề của thời đại mà ông vốn rất quan tâm. Từ đó, cũng như các nhà nhân đạo khác, ông cố công tìm kiếm một lối thoát, một lời giải đáp cho số phận của người phụ nữ.

 

Nguyễn Dữ đã vận dụng cả tư tưởng Nho giáo lẫn tư tưởng phật giáo để giải quyết vấn đề. Ông cũng tìm đến cách giải quyết của dân gian. Nhưng qua cái chết của Vũ Nương người đọc nhận thấy, nhà văn đã bất lực trước diễn biến phức tạp của hiện thực. Không còn cách nào khác, ông đành xác nhận nó một cách đớn đau, bế tắc.

Để cho Vũ Nương tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất. Nhưng dường như đó là cách thoát khỏi tình cảnh duy nhất của nàng. Đó cũng là cách duy nhất của nhà văn có thể lựa chọn. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Bởi đối với nàng, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.

Một phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền đức như thế ấy. Một người vợ thủy chung son sắt như thế ấy. Một người con dâu hiếu thảo hiếm có ở trên đời. Thế mà nàng bị chồng nghi oan bởi một câu chuyện không đâu ở một lời con trẻ. Một câu nói vui đùa lúc trống vắng của mẹ với con mà lại trở thành mầm mống của tai họa. Thái độ khinh bỉ, lời nói nhục mạ và hành động tàn bạo của Trương Sinh khiến nàng phải tìm đến cái chết. Dưới lòng sông thăm thẳm, ai oán, nàng cũng không thể ngờ được rằng chính tình yêu con tha thiết lại nguyên cớ làm hại chết nàng.

Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình. Đó là một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông thường thấy. Vũ Nương là người hiền đức, tâm hồn vốn rất đơn giản và chân thành. Chưa bao giờ nàng hoài nghi hay nghĩ xấu về người khác. Thế nhưng, số mệnh xui khiến nàng lấy phải người chồng cả ghen. Nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng tới cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Không phải chỉ là cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.

Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ. Những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được.

 

Đó là xã hội phong kiến Nam quyền bất công và tàn bạo ở nước ta. Cái xã hội đã sản sinh ra những chàng Trương Sinh. Cái xã hội tồn tại quá nhiều những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán. Họ đã nhẫn tâm chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương. Ngoài Vũ Nương, trong cái xã hội đen tối ấy biết bao nhiêu người phụ nữ nhỏ bé cũng có cùng số phận như nàng.

Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li, rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt. Lúc ở nhà, Trương sinh vốn đã thiếu lòng tin tưởng ở vợ. Khi nơi biên ải, ngăn mặt cách lòng, tính ghen ấy càng thêm dữ dội. Đâu chỉ vì lời nói ngây thơ, mơ hồ, của con trẻ. Chính vì cái ngây thơ và mơ hồ của Trương Sinh đã khiến chàng hành động mù quáng đấy thôi. Tác phẩm thấm nhuần tư tưởng nhân đạo cao cả. Áng văn là mẫu mực của tiếng nói trân trọng và bênh vực con người của nền văn học trung đại. Đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Cái chết của nhân vật Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác xấu xa, tàn bạo. Đồng thời, qua hình tượng nhân vật, nhà văn bày tỏ niềm thông cảm sâu sắc đối với số phận người phụ nữ. Những con người nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến đương thời. Số phận của Vũ Nương đâu của chỉ riêng Vũ Nương. Nỗi đau số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.

Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nó là lời cảnh tỉnh đối với người phụ nữ khi gia đình xảy ra mâu thuẫn. Dù có chuyện gì xảy ra cũng phải bình tĩnh, kiên nhẫn và nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực. Đã có nhiều gợi mở để tránh cái chết cho Vũ Nương. Thế nhưng, vì lòng tự trọng, nàng đã không hề nhìn thấy. Tác phẩm thể hiện sâu sắc tiếng nói trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Ngoài việc chú trọng xây dựng nội dung hoàn chỉnh và sâu sắc, chuyện cũng đã đạt được sự tiến bộ trong nghệ thuật tự sự. Trước hết là thành công trong nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề. Chỉ bằng một vài sự kiện, Nguyễn Dữ đã có thể tạo được kịch tính. Và cũng chỉ bằng một vài sự kiện, ông có thể đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm. Cái tài của nhà văn là không nói nhiều. Ông cố lược bỏ hết mọi yếu tố dư thừa, rườm rà, để hình tượng nhân vật được sáng rõ.

Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. “Truyền kỳ mạn lục” là mẫu mực của thể truyền kỳ, là “thiên cổ kỳ bút”, là “áng văn hay của bậc đại gia”, tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.