Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngân Nguyễn
Xem chi tiết
the tien nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Lên
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 2 2022 lúc 15:44

ÔI chao , mùa xuân đã đến với đất trời , với con người để tạo sức sống cho một cái Tết nữa rồi . Trên trời , những chú chim bay lượn hát líu lo , những chú chim sâu vẫn đang chăm chỉ với nhiệm vụ của mình.Chắc hẳn , với tất cả mọi người ai cũng thích xuân đúng không?. Em cũng thế , xuân đến sửa ấm con người , sửa ấm trái tim của bao nhiêu người lạnh lẽo . Xuân tới làm ta quên đi mọi buồn phiền trong năm cũ , đón chào một năm mới an khang và thịnh vượng . Vậy chúng ta hãy cùng nhau đón chào mùa xuân bạn nhé.

tominhduy
Xem chi tiết
hoangdung
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
10 tháng 5 2022 lúc 7:46

Còn gì quý hơn tấm lòng yêu nước của các anh hùng dân tộc.Qua chương trình ngữ văn 8, em đã được học văn bản"Hịch Tướng Sĩ", từ đó em đã cảm thấy vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn thật có tinh thần lo cho tình cảnh nước nhà.Người không thờ ơ hưởng lộc,vui chơi mà chăm chăm nhìn vào tình hình của đất nước lúc bấy giờ.Người là một đấng cứu tinh khi nhìn ra sự nguy cấp của dân tộc ta lúc ấy.Như bao câu nói hay ho để khen ngợi người , nỗi lòng của vị chủ tướng luôn luôn hướng về một nơi.Đó là đất nước Việt Nam.Chao ôi, thật ngưỡng mộ , thật hay ho làm sao khi người vừa tài giỏi lại vừa lo cho đất nước!.Khi mọi người chỉ lo ăn chơi thì chỉ có mình vị chủ tướng ấy là biết được tình hình cấp bách của nước nhà lúc ấy,người nhìn xa trông rộng đã thấy được nguy cơ đất nước mình bị xâm lược, người nghiêm túc lập ngay một bài Hịch khích lệ tinh thân người dân đứng lên bảo vệ đất nước bằng những lời lẽ đanh thép ,hùng hồn, bằng những dẫn chứng thuyết phục không thể chối cãi.Đó là tiên đề để nước ta có thể 3 lần đánh đuổi giặc Mông - Nguyên bảo vệ sự độc lập và tự do của dân tộc mình . Nỗi lòng của người mấy ai hiểu thấu được cái tinh thần yêu nước cao cả ấy, người đã luôn luôn lo lắng cho đất nước mình.Là con cháu , ta cần luôn luôn nhớ ơn về vị chủ tướng ấy , học tập theo cái tinh thần yêu nước đáng tự hào đáng có ấy . Và không chỉ nhớ ơn về người , chúng ta còn cần phải nhớ ơn về tất cả các anh hùng dân tộc đã đấu tranh dành cho ta một đất nước tự do , độc lập và hạnh phúc như ngày hôm nay.

Đỗ Huy Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Phạm Uyên
23 tháng 5 2021 lúc 10:53

Đoạn văn trên là đoạn nào vậy bạn?

 

trần vũ hoàng phúc
Xem chi tiết
GioVuong Haki
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
10 tháng 2 2022 lúc 22:30

Tham khảo:

 

Thế Lữ là một trong số những nhà thơ nổi tiếng cho phong trào "Thơ mới" lúc bấy giờ, nhà thơ Thế Lữ cũng được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời "Thơ mới". Nói đến tác phẩm ghi dấu ấn cho một hồn thơ của ông là phải kể đến bài thơ "Nhớ rừng". Đọc Nhớ rừng của Thế Lữ mới thấy được đây chẳng khác nào là lời tự bộc bạch của con hổ trong vườn bách thú, nhưng sâu hơn một chút thì ta lại thấy được tác phẩm này cũng là tiếng lòng của chính nhà thơ. Và khổ thơ thứ 3 chính là minh chứng rõ ràng nhất, một bức tranh tứ bình đẹp đẽ, mang vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên núi rừng và của chính chúa tể sơn lâm.

Nhắc đến Thế Lữ thì người ta liền nhớ đến thời oanh liệt, vang dội của chúa Sơn Lâm trong tác phẩm Nhớ rừng. Tác phẩm viết trong những năm tháng đất nước chìm đắm trong sự nô lệ, bị dày vò về thể xác, cái sự bí bách ngột ngạt ấy cũng được tác giả làm rõ. Thời bấy giờ, thực dân tàn bạo và dã man quá mà khiến bao nỗi uất hận ấy tác giả không bộc lộ trực tiếp. Lũ thực dân âm mưu muốn đẩy lùi ý chí của nhân dân ta, chúng cấm dân ta, nghệ sĩ ta sáng tác văn chương trên mọi lĩnh vực. Cho nên Thế Lữ mới mượn lời của hổ - thế lực hùng mạnh để nói lên cái sự chán ghét, khinh thường mọi thứ đập vào mắt, những thứ đó chỉ là giả dối, tầm thường xa so với rừng núi bao la của chúng. Từ đấy để nói lên tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của con người nhà thơ, mong muốn chiến thắng, khát khao tự do để thoát khỏi cái xã hội ngột ngạt này.

Chảy theo dòng trạng thái đó, chúa Sơn Lâm nhớ lại thời quá khứ vàng son nơi núi rừng xanh bất tận của mình, cuộc sống nơi đó tuyệt đẹp biết bao nhiêu. Một cuộc sống không tù túng, tự do tự tại, cũng từng ngắm trăng, ngắm mưa rừng, ngay đến cả bình minh và hoàng hôn tươi đẹp cũng đã đều từng. Hai câu thơ đầu tiên chính là mảnh ghép của bức tranh tuyệt đẹp cảnh đêm trăng:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

“Nào đâu” là tiếng lòng của “hổ” tiếc nuối khi nghĩ về thời đã qua. Đêm trăng đó tuyệt đẹp biết bao nhiêu, một "đêm vàng bên bờ suối" thật lãng mạn và huyền ảo. Ánh trăng soi sáng mọi cảnh vật, bóng của nó in xuống bờ suối, làm cho hổ phải say. Đêm trăng đó, chúa Sơn Lâm đã say đắm vào cảnh vật rực rỡ của thiên nhiên. Đây không đơn thuần là chỉ "say mồi" do được ăn no mà còn là do "say ánh trăng tan". Trong thơ Tố Hữu cũng từng viết: "Rừng thu trăng rọi hòa bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung", nhưng ánh trăng này là âm thanh tiếng hát của con người, còn ánh trăng của Thế Lữ là ánh trăng vô cùng yên tĩnh. Sự yên tĩnh đó cho ta thấy sự hoang sơ của núi rừng, sự uy nghi khi làm chủ núi rừng của chúa Sơn Lâm.

Bức tranh cơn mưa rừng tuyệt đẹp cũng dần được hé lộ, người đọc cũng phải thốt lên rằng "cơn mưa đại ngàn thật mãnh liệt và xối xả":

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Tác giả sử dụng động từ mạnh "mưa chuyển bốn phương ngàn" để miêu tả nên những cơn mưa rừng trút xuống xối xả và mạnh mẽ. Những cơn mưa đó xối xả, mạnh mẽ dữ dội đến mức có thể làm "chuyển bốn phương ngàn", làm cho muôn hoa, muôn thú phải gầm lên vì sợ hãi. Nhưng với hổ - chúa tể Sơn Lâm chỉ "lặng ngắm giang sơn", một bản lĩnh của người đứng đầu của núi rừng này. Giang sơn núi rừng này là của "ta", không hề sợ hãi bởi "ta" là chúa tể của muôn loài“Mưa chuyển bốn phương ngàn” tác giả sử dụng động từ mạnh để miêu tả những cơn mưa rừng như trút, như xối xả.

 

Núi rừng trở về cái vẻ rộn rã, thanh bình của nó sau những cơn mưa dữ dội muốn lay chuyển đất trời. Bình minh ở núi rừng đại ngàn đến như bao ngày:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Một lần nữa, hổ thể hiện cái tự do, phóng khoáng của mình. "Bình minh" ở nơi đại ngàn hoang sơ có cây xanh, có ánh nắng, có tiếng chim hót. Hình ảnh dữ dội của cơn mưa đối lập hoàn toàn so với cảnh bình minh yên bình và tươi đẹp. Sự sống lại tiếp tục, reo vang, còn hổ sau một đêm thức cùng vũ trụ cũng mệt mỏi chìm vào "giấc ngủ tưng bừng", trong giấc ngủ đó tiếng chim hót như một liều thuốc bổ giúp giấc ngủ ngon hơn.

Khi thời khắc khép lại bức tranh hoàn mỹ cũng chính là lúc mảnh ghép mãnh liệt nhất xuất hiện, mang đậm sắc màu và khắc sâu vào trong tâm trí người đọc đó là cảnh hoàng hôn cuối chiều:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

Sắc màu chủ đạo của bức tranh này là màu đỏ. Màu đỏ không chỉ đơn thuần là màu đỏ của ánh mặt trời mà còn là màu đỏ của máu. Từ láy "lênh láng" được tác giả sử dụng trong bài tạo hình gây ám ảnh tột độ, sự ghê rợn và sợ hãi. Chiều tà, "mảnh trời gay gắt kia" lịm xuống dần, cái sự chói chang cũng không còn nữa mà hay vào đó là màu đỏ chói. Chúa Sơn Lâm đang chờ đến giây phút bóng tối xuất hiện để ngự trị thế giới nơi đây. Khát vọng đó có sự táo bạo cũng có sự khinh thường đối thủ. Khi nhắc đến mặt trời còn người ta thường nghĩ đến một vũ trụ to lớn nhưng với hổ thì không nó chỉ là “mảnh mặt trời” mà thôi. Quả thật xứng danh là một chúa tể muôn loài.

Đây là đoạn thơ mà tác giả đã kì công dựng nên, một bộ bức tranh tứ bình đẹp đẽ nhất. Mượn lời của hổ, những đắm say về một thời đã qua cũng là tâm trạng của tác giả. Đoạn thơ đã sử dụng các nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên giá trị nội dung cho đoạn thơ nói riêng và cho toàn bộ bài thơ nói chung.