Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
khanh
Xem chi tiết
Minh Hồng
18 tháng 1 2022 lúc 15:08

Tham khảo

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng” đã thể hiện hết điều đó. Câu tục ngữ khẳng định giá trị của đất quý như vàng. Thậm chí quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người luôn phải quý trọng, bảo vệ đất đai. Không được phá hủy. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc mà ta yêu quý.

Nguyễn Quốc Cường
18 tháng 1 2022 lúc 15:16

Bài tham khảo thôi nha bạn:

-Trên thế gian này vàng có thể đắt, có thể quý giá nhưng đó có là bao so với đất. Người xưa đã có câu 'Tiền ko thể mua đc tất cả'. Thử nghĩ mà xem nếu con người ta không có đất đai thì có thể tồn tại đến ngày hôm nay ko, có thể sản xuất ra những thứ như vàng không. Câu tục ngữ 'tấc đất tấc vàng đã nói lên thật nhiều điều đáng để chúng ta ghi nhận và sửa chữa. Đất quý như thế đấy, vậy mà lại có những người nhẫn tâm tàn phá đất đai, sẵn sàng vứt bỏ thứ đã đc thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta để có thể có đc tiền. Em mong rằng em nói riêng và mọi người trên thế giới nói chung sẽ có một cái nhìn khác về đất bởi nó là thứ thiêng liêng vô giá mà ông trời đã ban tặng cho chúng ta.

*Bài này vừa nghĩ ra nên có thể lủng củng, bạn tham khảo thôi nha

*Nhân tiện cho mình xin 1 like, chúc bạn học tốt^^

lã huyền như
Xem chi tiết
Vũ Phương Anh
9 tháng 2 2020 lúc 21:49

1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Phương Anh
9 tháng 2 2020 lúc 22:03

3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.

   Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).

   Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.

   Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Hồng Ánh
Xem chi tiết
ngô xuân tùng
Xem chi tiết
binh thi
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
26 tháng 3 2022 lúc 18:56

Tham khảo :

- Có thể sử dụng các thành ngữ như: chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, sớm nắng chiều mưa, một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời…

Có thể lựa chọn bài ca dao:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

+ Người nông dân là người chịu nhiều khó khăn, cực khổ nhất, họ phải một nắng hai sương trồng cấy, chăm bón. Nhưng số phận của họ hết sức khó khăn, cực khổ.

+ Con cò trong câu ca dao là hình ảnh của người nông dân, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn.

+ Sử dụng đại từ phiếm chỉ "Ai", bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

Phan Tấn Dũng
Xem chi tiết
Tien Nguyen thi
22 tháng 1 2020 lúc 21:07

Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

Khách vãng lai đã xóa
Công Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Nguyệt Anh
Xem chi tiết
Linh Thuy
Xem chi tiết
Lê Thùy Linh
3 tháng 5 2021 lúc 8:47

Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.