Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
hoc24
Xem chi tiết
nguyễn hoàng khuê
Xem chi tiết
Cherry More
Xem chi tiết
Doraemon
3 tháng 7 2018 lúc 13:19

Mỗi đứa bé sinh ra trên cõi đời này đều có một cha va một mẹ nhưng mỗi người cha người mẹ của mỗi người sẽ khác nhau. Ba tôi sẽ khác ba bạn, ba tôi làm nông dân ,ba bạn làm công nhân hay nhà khoa học nhưng chúng ta không cần quan tâm bởi chúng ta đang xét đến hình ảnh người ba trong gia đình chứ không phải địa vị ngoài xã hội. Những ai đã có một gia đình nhỏ, đã làm ba thì chắc hẳn đã biết được cảm giác hạnh phúc khi những đứa con nhỏ trào đời. Từ ấy trong cha bừng nên một ngọn nến. Ngọn nến ấy ấp ủ trong cha sự yêu thương với gia đình con cái. Tinh thần trách nhiệm ước mơ cho tương lai con cái sau nài. Có nhiều người đã không quản hi sinh thân mình để che chắn bảo vệ con,nhiều người cha không tốt nhưng sau khi làm ba họ đã thay đổi,có người cha vi con mà trở thành những người cha gương mẫu,luôn tu chí rèn luyện bản thân cống hiến hết mình cho con mà không hề than vãn hay trách móc. Đó chả phải la tình cảm bao la vô bờ bến của người cha hay xeo? Vì vậy ma đừng nên suy nghĩ đắn đo xem cha chúng ta là người như thế nào bới lúc nào cha cũng thật vĩ đại.

Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người ngiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nen nhiều bạn còn giận và xa lánh ba. Nhưng thường khi càng lớn cách nhìn vè ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi dã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi va tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn,cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên, những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi co cảm giác thấy chút e sợ. Trước những lựa chọn của chính mình, tôi phải tự tìm hiểu, phải suy nghĩ, phải quyết định và tìm ra cách để thực hiện nó. Đó không phải là một việc đơn giản. Thế mới biết cha mình trước kia đã phải dốc lòng dốc sức thế nào mới đưa ra được quyết định cho tôi và tôi tin những gì ông mang lại cho tôi là tốt nhất, hoàn hảo nhất.

Với mọi người tôi không cần biết họ nghĩ về cha tôi ra làm xao nhưng với tôi cha là số một. Tôi chưa bao giờ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Tôi thấy những gì mà mình được hưởng từ ba mẹ thật là hạnh phúc. Đặc biệt là có một nóc nhà như cha tôi. Tình cha thật là vĩ đại, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng trái tim và tình yêu thương dành cho đấng sinh thành. Ở trong không gian bao la đầy ắp tình thương của người cha tôi tha hồ vùng vẫy nhảy múa và luôn được an tâm. Đó la một nguồn sức mạnh tiềm ẩn vững chắc cho sự phát triển bay cao bay xa của tôi. Dù tôi có vấp ngã hay sai trái thì khi ngoảnh lại sẽ vẫn nhận được tình cảm thương yêu của cha,ánh mắt đầy hi vọng, cái gật đầu đầy tin tưởng để tôi có thể tiếp tục bước đi.

Không một từ ngữ hay một điều gì có thể nói hết sự vĩ đại ấy. ”Công cha như núi thái sơn” một câu tục ngữ để nói ve công lao của người cha hay “khúc hát Tình Cha của Ngọc Sơn” cũng chỉ là sự mô phỏng tượng trưng chứ không phải là tất cả. Trái Đất của chúng ta rộng lớn thật nhưng ta còn có thể đo được độ lớn của nó nhưng tấm lòng của cha dành cho con thì đố ai đo nổi? Là những người con như tôi và các bạn hãy yêu thương cha mình bởi không một người đàn ông nao trên thế giới tốt hơn cha ruột của minh cả. Ai là người dạy ta cách đối nhân xử thế? Ai là người ngồi cả trưa quạt cho ta ngủ khi mất điện,ai dậy ta bản lĩnh và cách nhìn cuộc sống. Đó chỉ có thể là cha tôi cha các bạn.

Trên đời cại gì cũng có hai mặt,có đen thì sẽ có trắng. Đa số chúng ta có những người cha vĩ đại nhưng trong xã hội đầy rẫy những người cha không tốt,đối xử tệ bạc với con cái, bắt con cái đi ăn xin đánh giầy để lấy tiền uống rượu….Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong xã hội, đó là những người cha vô lương tâm, không có ý chí, những người chụi thua số phận cấp nhận đứng dưới đáy của xã hội. Nhưng dù thế nào cha vẫn là cha dù xấu dù tốt. Rồi có ngày những người cha như vậy sẽ biết hối lỗi và sống khác đi.

Núi cao to sông chảy dài thế nào ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ. Điều đó đã trở thành đạo lí và bổn phận của con cái chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

Tình cha! Một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó. Không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con là: ”bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại.

Doraemon
3 tháng 7 2018 lúc 13:19

Lúc con lên ba tuổi, bố kể cho con nghe câu chuyện về ông Thần Tự nhiên sinh ra muôn loài, ông Thần Sấm có những hạt sét như viên bi bỏ vào túi và khi nó rơi thì gây ra những tiếng đùng đoàng lúc mưa dông.

Thần Lửa do hắt xì không bịt miệng nên gây ra hạn hán, cháy rừng… Những câu chuyện thần thoại bố kể con nghe không bao giờ tìm thấy trong bách khoa, từ điển. Đó là thần thoại của riêng bố và con.

Lúc con bốn tuổi, cả ngày bố kể con nghe những câu chuyện sử ta, sử Tàu. Gần mộ bà có một cột mốc bằng đá “trơ gan cùng tuế nguyệt”, người ta bảo đó là mộ vợ thứ tám của Mã Viện. Từ Mã Viện bố kể cho con nghe về Bà Trưng, Bà Triệu và các anh hùng dân tộc. Mỗi câu chuyện bố đều kết luận một câu và bảo con học thuộc. Con đã học thuộc nó như trẻ con đọc đồng dao mà cứ ngỡ những nhân vật lịch sử ấy sống cùng thời với nhau… Bằng những câu chuyện kể bố đã hun đúc nên tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc trong tâm hồn con.

Lúc con năm tuổi, bố dạy con đọc thơ Tố Hữu và Nhật ký trong tù. Bài thơ đầu tiên trong đời con thuộc làBác ơi. Phần thi năng khiếu của con trong chương trình “Bé khỏe bé ngoan” là đọc thuộc một bài thơ và con đã đọc Mới ra tù tập leo núi thay vì một bài thơ thiếu nhi như những đứa bạn cùng trang lứa. Con đã học tập bố đến mức có lỗi với cô giáo: con không thuộc một bài thơ thiếu nhi nào trong chương trình học mẫu giáo của mình…

Mùa lũ năm 1988, bãi chìm trong biển nước, bố đưa chị em con đi xem lũ, không phải vì nuông chiều mà vì muốn các con được chứng kiến những điều từ thực tế. Trong ánh mắt ngây thơ của con lúc bấy giờ lũ thật là đẹp, thật là kỳ vĩ. Dòng sông Lam xanh ngơ ngắt thường ngày đã biến thành màu đỏ ối, đầy những mái nhà, những trâu bò lợn gà từ thượng nguồn trôi dạt về xuôi. Con đâu hay niềm vui, sự hào hứng, phấn khích của con là nỗi đau, là mất mát của những người sống ven đê, để sau mùa lũ họ phải “gánh cả tên làng trong những chuyến di dân”…

Năm con học lớp 4, học lớp đặc biệt của huyện, xa nhà tới hơn 10 cây số, những ngày đầu tiên bố đưa con đến trường rồi đứng chờ trước cổng. Chiếc áo lính sờn vai nhưng nụ cười đầy mãn nguyện. Có bố, con thấy mình mạnh mẽ và có lẽ thành công của con bắt đầu từ những ngày tháng ấy. Sau này, ngày đầu tiên con bước tới giảng đường, bố lại đứng chờ con. Thượng Đình vào ngày đầu tháng 9 nắng vẫn vàng như mật ong, gió bụi, mùi xà phòng, thuốc lá hòa vào nhau nồng nàn chẳng kém gì “gió Lào cát trắng” quê mình. Vậy mà bố vẫn đứng chờ con, kiên tâm, nhẫn nại, hạnh phúc lẫn lo âu. Bốn năm đại học, mỗi lần bước vào cổng trường con đều ngoái lại, tưởng như sau lưng mình bố vẫn còn dõi theo…

Khi con lên lớp 5, vào những ngày nước nổi, bố dắt xe và cõng con qua vùng nước xiết. Chiều về nhá nhem bố lại đứng chờ con bên cầu, thấy bóng ai từ xa cũng hỏi to: Nhàn đấy hả con? Lớp 5, vào tháng tư, khi cây gạo cháy bùng lên những ngọn lửa cũng là lúc kỳ thi học sinh giỏi tỉnh bắt đầu. Bố đèo con bằng chiếc xe đạp cũ kỹ từ miền trung du quê mình dọc theo bờ sông Lam xuống thành phố Vinh, gần trăm cây số. Hết kỳ thi bố đưa con đến Cửa Lò để nhìn thấy biển rồi về thăm quê Bác. Đó là lần đầu tiên con đi xa, lần đầu tiên con nhìn thấy biển, lần đầu tiên con được vào làng Sen, làng Hoàng Trù và nhắc lại những câu thơ của Tố Hữu trong trường ca Theo chân Bác, lần đầu tiên bố kể cho con nghe những câu chuyện về thời niên thiếu của Người và căn dặn con “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” …

Tháng tư năm ấy sẽ chẳng bao giờ mờ nhạt trong ký ức của con, lời dạy của bố năm nào giờ đã thành một cuộc vận động lớn. Từ bố con nhận ra tình yêu Đảng, tình yêu lãnh tụ phải xuất phát từ thẳm sâu trong trái tim mình, phải xuất phát từ ngưỡng vọng thiết tha và sự biết ơn vô bờ bến. Từ bố, con đã học được những bài học không qua sách vở, giáo trình nhưng đi thẳng vào trái tim.

Bố của con, một chiến sĩ nơi Thành cổ năm xưa. Bố vẫn giữ thói quen dậy sớm, khi đài phát thanh phát câu nói đầu tiên trong ngày. Bố dạy con hát những bài Vì nhân dân quên mình, Anh vẫn hành quân… và tập những động tác thể dục cơ bản của một… người lính. Bố cho con xem những giấy khen, những huân huy chương trong chiến trường và cả một sơ đồ tác chiến trong một đêm tiến vào Thành cổ. Con đã đọc những dòng nhật ký “hoa lửa” của bố khi viết về những đồng đội đã hi sinh “ngay chính tôi cũng không thể nào tưởng tượng được mình có thể sống sót để viết những dòng vội vã này. Sau lưng tôi tất cả đồng đội đã ngã xuống…”. Thời bình, bố trở về không kê khai một bản thành tích nào để Nhà nước tặng thưởng… Với bố, sự sống sót sau tháng ngày bom cày đạn xới đã là món quà lớn nhất mà cuộc đời và đồng đội thân yêu đã dành cho mình.

Bố kính yêu! Con đã lớn lên bên bố, một người bố bình thường, không giàu sang, không địa vị và quyền uy nhưng bố đã cho con rất nhiều. Cho con cuộc đời này? Những người bố khác đều làm được! Cho con tình yêu thương? Những người bố khác đều làm được!… Nhưng bố khác với họ, bố cho con thế giới quan của mình, cho con bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, những thăng trầm trong cuộc sống, cho con biết yêu thương, biết trải lòng nhân ái, bao dung với những mảnh đời bất hạnh, cho con biết vươn lên tiến về phía trước. Chính bố đã cho con sức mạnh, một sức mạnh trường cửu của tình phụ tử.

Suu ARMY
3 tháng 7 2018 lúc 13:20

         

Một đứa trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận được hạnh phúc vẹn toàn khi thiếu đi một trong hai thứ tình cảm thiêng liêng của người cha và người mẹ và con cũng vậy, cũng không được tận hưởng cái cảm giác ấy, cảm giác ấm áp như hồi con 7 tuổi, giờ con ước con có thể quay lại được thời ấu thơ để con được sống những tháng ngày hạnh phúc đủ đầy. 7 tuổi một tuổi còn quá nhỏ chưa đủ hiểu thế nào sự mất mát lớn lao, cũng chưa đủ lớn để phải sống thiếu đi tình cha. Con ngây thơ con hồn nhiên hỏi mẹ cha đi đâu mãi không chịu về, con bé bỏng nên không biết rằng con đang chạm vào nỗi đau của mẹ, mẹ đang nuốt nước mắt chảy ngược vào lòng chưa biết đáp với con thơ như thế nào thì con lại hỏi khi cha về có mua quần áo đẹp cho con không? Mẹ nói cha đi làm khi nào về sẽ mua thật nhiều quần áo đẹp cho bé bi của mẹ mặc, con vui sướng và thích thú nhảy cẫng lên khi nge mẹ nói vậy. Đó là tất cả những gì con có thể nhớ được khi con lên 7 tuổi con đâu biết nhìn con vui mà mẹ nghẹn đắng trong lòng, con đâu biết cha đi và sẽ đi mãi sẽ mãi mãi bỏ rơi mẹ và con, biết khi nào cha sẽ trở về và cái ngày về ấy con có được hạnh phúc như con đang ảo tưởng không? Và cha có còn là người cha riêng của mình con không?

Loading...

7 tuổi con chưa đủ nhận thức để biết rằng những tháng ngày ấm êm hạnh phúc ấy sẽ mãi mãi không còn những tiếng gọi cha thân thương sẽ chỉ là những ngôn ngữ hiếm hoi sẽ không còn tồn đọng trong tiềm thức của con nữa.Những tháng ngày dài đã đưa đẩy con khôn lớn, lòng mẹ hiền đã thay cha nuôi dưỡng con nên người, lớn khôn rồi để con lại thấm nhuần thế nào là sự thiếu hụt trong cuộc sống hằng ngày của con khi con nhìn các bạn có cha đưa đón sau mỗi giờ tan trường bằng ánh mắt gen tị, con suy nghĩ về hạnh phúc mẹ đang cố gắng xây đắp cho con và con thấy ấm lòng hơn khi vẫn có mẹ bên cạnh, nếu có thêm cha chắc lại càng hạnh phúc cái hạnh phúc đó con chỉ dám chắc như vậy thôi chứ không dám khẳng định vì hạnh phúc ấy từ hồi 7 tuổi tới giờ đã 14 năm trôi qua con chưa từng được nếm chải, cha bỏ rơi con đi tới một nơi xa xôi lắm nơi ấy có thể sẽ có những đứa trẻ khác thay thế hình bóng con, dần con cũng quen với sự thiếu vắng của cha, mẹ là người đóng vai trò thay cha dậy dỗ nuôi dưỡng con trưởng thành, con biết ơn mẹ! mẹ đã cho con hạnh phúc tuy không được trọn vẹn những cũng đủ lấp đầy sự khao khát có cha trong con. Con cứ nghĩ như thế là đủ cuộc đời này mẹ sẽ mãi đóng 2 vai trò như thế để dõi theo con, con vẫn mãi nghĩ như thế cho tới một ngày nếu như con không bị đau không phải vào bệnh viện, không cần đến sự săn sóc của người cha thì con nghĩ chỉ bấy nhiêu đó thôi là đã đủ rồi.

Lúc này con đã xa nhà xa mẹ và 1 cuộc sống tự lập đang hình thành trên con đường con đi. con vào viện vì đau 1 đồng nghiệp đã đưa con đi làm thủ tục khám xét, đó là một điều rất giản đơn thôi nhưng sao con thấy ấm áp thế, 14 năm rồi cảm giác này mới về lại nơi tâm hồn con, con thấy mình như đang nhận được sự ân cần, bảo vệ, đùm bọc và lo lắng của cha khi người đồng nghiệp ấy lo lắng cho con, một lần nữa tiềm thức lại tỉnh giấc vì chao ôi con vẫn cần, cần có cha bên cạnh! Dù cho con đã lớn khôn dù cho có những lúc con đã tưởng sự khôn lớn mỗi ngày ấy sẽ làm cho con quên đi hẳn những nỗi nhớ về cha như thế, nhưng 14 năm chẳng là gì đối với tình phụ tử, chỉ cần vài phút giây ngắn ngủi qua đi đã khiến thứ tình cảm thiêng liêng ấy ùa về lại len lỏi trong từng suy nghĩ của con và rồi con lại mong cha trở về con mong hạnh phúc lại vang mãi trong con như hồi con 7 tuổi. Càng khôn lớn con lại càng cần phải có cha bên cạnh để giúp con vượt qua những sóng gió của cuộc đời, những báo tố đang rình dập trên con đường con đi và bấy nhiêu đó thôi vẫn chưa đủ.con cần nhiều, nhiều hơn thế. Cha ơi con vẫn cần, cần lắm 1 tình cha!

             Tk mh nhé , mơn nhìu !!!

~ HOK TỐT ~

Lê Tấn Kiệt
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
1 tháng 1 2022 lúc 9:00

Tham khảo

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”

Uyên  Thy
1 tháng 1 2022 lúc 9:02

Bạn tham khảo nhé!
Mẹ - một người phụ nữ tuyệt vời mà có lẽ chúng ta sẽ không thể trả nổi, nó còn được gọi là tình mẫu tử. Giữa đứa con và người mẹ có một sự gắn kết thật mạnh mẽ nhưng cũng rất khác biệt. Thực tế cho thấy, chúng ta đã thấy những hình ảnh, tin tức về tình mẫu tử hay qua những bộ phim cũng đủ ta cảm thấy ướt. Ôi! Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao cả, nó chứa chan cả bầu trời yêu thương. Bạn có biết không, tình mẫu tử còn hơn cả những chữ tình khác. Nó không ồn ào như tình bạn, không đau khổ như tình yêu mà chỉ âm thầm quan tâm một cách lặng lẽ, bình dị. Chao ôi! Tình mẫu tử thật tuyệt vời biết bao.

Phú Dương
1 tháng 1 2022 lúc 16:10

“Nét chữ là nết người” câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về con đường học tập gian nan cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi. Trong cuộc sống, bút bi là một thứ đồ dùng rất quan trọng, thuận lợi và tiện ích của mỗi người. Nhất là đối với học sinh, sinh viên, các thầy giáo, cô giáo.

 

Bút bi đã có lịch sử rất lâu đời. Từ năm một ngàn chín trăm ba mươi tám, một nhà báo Hung-ga-ri tên là Lazo Biro vô quá thất vọng với việc sử dụng bút mực. Ông cho rằng nó rất tốn thời gian tiếp mực, mực lại rất lâu khô, đầu bút thì lại quá nhọn, và hay làm lem bẩn trên giấy tờ. Nên ông đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh, ông là cha đẻ của chiếc bút bi hiện đại mà ngày nay chúng ta sử dụng.

 

Bút bi thường thon về phía đầu để có thể dễ cầm và viết. Và để thu hút người dùng các nhà sản xuất thường tạo ra rất nhiều mẫu mã đa dạng phong phú, hấp dẫn về màu sắc, nó kết hợp rất nhiều màu sắc với nhau như: trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam… Để tăng tính thẩm mỹ và làm đẹp thêm cho cây bút. Và đặc biệt nhất, để hấp dẫn đối với các bạn học sinh, bút có thể mang những hình dáng rất ngây ngô, hãy mang những hình ảnh với những hình thù đặc sắc, những hình Doraemon, hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút.

 

Bút bi được tạo thành từ hai bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút. Vỏ bút thường có chất liệu bằng nhựa hay kim loại được phủ sơn được sử dụng đẻ bảo vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ mười bốn đến mười tám xăng-ti- mét, trên thân bút thường in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật khác.

 

Ở bộ phận thứ hai là ruột bút, đây là bộ phận quan trọng nhất của cây bút, vì đậy là bộ phận đựng giữ và đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết. Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ lăn tròn khi chúng ta viết để điều hoà lượng mực có trong mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực. Đặc biệt, để làm nên cây bút bi, thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài có vỏ đai, để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.

 

Bút bi sử dụng rất đơn giản. Chúng ta chi cần vặn nhẹ, ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì đặt bút xuống, cầm chếch nghiêng khoảng 45 độ để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rơi bút.

 

 Bút thường dùng để viết, ghi chép bài trên lớp, sáng tác thơ ca,... hay đơn giàn là ghi lại một thông tin cần lưu ý. Ngày nay, trong thời đại truyền thông phát triển, bút bi còn trở thành một phương tiện quảng cáo hữu hiệu. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ti, sản phẩm được in trên thân bút. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể dùng bút bi để về những bức tranh ấn tượng. Nhiều người còn dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Có nhiều tác dung như vậy nhưng giá một chiếc bút bi lại rất rẻ, khoảng ba nghìn đồng một chiếc. Bởi su gọn nhẹ, kinh tế và tiện ích nên bút bi hiện diện khắp nơi nơi: trong gió xách, trong cặp, trong túi, trong cốp xe,…

 

Chúng ta phải giữ gìn bút cẩn thận, kỹ càng, nhất là đối với đầu bút. Khi sử dụng xong phải bấm nút để ngồi thụt vào bên trong vỏ bút hoặc đóng nắp lại. Nếu để rơi, viên bi sẽ bể hoặc bóp méo, mực và nét chữ xuống không đều. Đặc biệt là không dùng ngồi bút đâm vào các vật dụng cứng vì làm thế ngồi bút và viên bi sẽ bị hư tổn

 

“Nếu hóa thân tôi xin làm cây bút.

Viết bài ca về đất nước quê hương

Về những mầm xanh cắp sách đến trường

Mà áo vải đã sờn đôi ba chỗ…!”

 

Bài thơ “Xin là cây bút” của tác giả Hoàng Lê Nguyên đã cho thấy Cây bút như một người bạn đồng hành bên chúng ta, giúp đỡ chúng ta mọi hoạt động liên quan đến chữ viết. Vì vậy mà cây bút tuy nhỏ bé, giá cả phải chăng nhưng vai trò của nó đối với cuộc sống của con người thì không nhỏ bé, tầm thường một chút nào, nên chúng ta phải biết quý trọng và giứ gìn cẩn thận.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
#NTD~▄︻̷̿┻̿═━一
30 tháng 5 2018 lúc 15:10

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

IS
27 tháng 2 2020 lúc 21:20

sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây
thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng
buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền
nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn
tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu
trong gió biển.

Khách vãng lai đã xóa
Anh Thanh
12 tháng 8 2021 lúc 19:29

Công cha, nghĩa mẹ bao la, rộng lớn kể sao xiết. Phải, gia đình với mỗi người quan trọng biết mấy. Ai có thể đối xử với bạn tốt đẹp hơn cha mẹ đây? Chính lẽ đó mà mỗi đứa con cần có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo không chỉ là phẩm chất đáng quý của con người mà còn là đạo lí cơ bản mà con người cần phải nhận thức và thực hiện đúng đắn.Đặc biệt khi đấng sinh thành đã bước qua tuổi tráng niên, về già sức khỏe sa sút, bệnh tật liên miên, đây là lúc cần sự hiếu thảo của con cháu nhất, lúc này đây con cháu vẫn còn tận tình chăm sóc, hỏi han không ngại khó ngại khổ, sợ phiền phức thì mới thật là tấm lòng hiếu thảo đáng quý biết chừng nào. Tấm lòng hiếu thảo đôi khi chỉ là những hành động đơn giản nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, nó không phân biệt độ tuổi. Ai yêu văn học nước nhà đều sẽ biết đến “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) với hình ảnh nàng Kiều đã từ bỏ mối duyên đẹp với Kim Trọng để làm tròn đạo hiếu. Kiều sẵn sàng bán mình chuộc cha, đánh đổi cả cuộc đời để cứu cha trong cảnh hoạn nạn. Đó là lựa chọn đáng khâm phục và rất nhân văn của Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã khẳng định chân lí về đạo hiếu trong suy nghĩ và tâm hồn người Việt.Không chỉ trong truyền thuyết mà còn rất nhiều câu chuyện đời thường về sự hiếu thảo trong đời thường. Không chỉ người lớn mà hành động hiếu thảo còn được hình thành từ rất nhiều điều nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày, ngay chính từ những đứa trẻ những tưởng không hiểu chuyện chỉ biết ăn ngủ.Và còn nhiều tấm gương hiếu thảo khác nữa để tôi soi rọi và ngưỡng mộ. Tôi nhớ lại câu nói của cô tôi: "Cô biết có một ông giám đốc ở Sài Gòn, mặc dù rất bận rộn nhưng cứ mỗi tháng ông lại về Cần Thơ thăm cha mẹ đều đều, con thấy có hay không? Sau này khi thành tài mà con làm được như thế thì cô rất tự hào về con".  Nghĩ lại bản thân mình còn độc thân mà khoảng mấy tháng tôi mới về thăm nhà một lần, lo lắng cho cha mẹ cũng có khi hời hợt và để cha mẹ phải lo lại cho mình, thấy vậy tôi vô cùng xấu hổ.Thực tế ta có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, cũng như vô lễ. Và lớn hơn, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già không ai chăm sóc hoặc cho bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thực sự ta như thấy được đó cũng chính là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.Công ơn cha mẹ thật to lớn, như một vầng thái dương, một bầu trời bao la của tình thương yêu dạt dào. Họ luôn là ngọn lửa ấm, là linh hồn thổi vào đời con cái sự lớn khôn, yêu thương bằng sự chắt chiu, tần tảo. Bởi thế, sống phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, thực hiện đạo hiếu cho vẹn tròn.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết
M r . V ô D a n h
20 tháng 8 2021 lúc 8:54

tham khảo:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng .Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý làm sao!. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng. Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn.

Ko tên
Xem chi tiết
Mai Anh Nguyen
29 tháng 6 2021 lúc 16:00

Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước…

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

Bàn luận vấn đề

* Khái quát về tình mẫu tử:

Theo nghĩa của từ thì “mẫu” là mẹ, “tử” có nghĩa là con, theo nguyên nghĩa thì “mẫu tử” có nghĩa là mẹ con. Nhưng thông thường người ta nói đến tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con.

* Bàn luận về tình mẫu tử

- Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:

+ Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.

+ Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.

+ Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng thực tế)

+ Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)

- Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng).

- Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.

- Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ

   Trách nhiệm của mỗi con người trước tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.

- Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người.

- Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được.

Kết thúc vấn đề:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người. Cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Như lời Phật răn dạy “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.

Khách vãng lai đã xóa
Duôn Diêm Dúa ;-;
29 tháng 6 2021 lúc 16:03

Bạn tham khảo nha:

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”

Hc tốt!?

Khách vãng lai đã xóa
んんĐạ¡
29 tháng 6 2021 lúc 16:04

Dàn ý đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử

- Câu mở đầu: giới thiệu về tình mẫu tử.

- Tình mẫu tử là gì: là tình cảm người mẹ dành cho những đứa con của mình cùng với sự quan tâm, chăm sóc bằng cả tấm lòng và những tình cảm đối đáp, yêu thương mà con cái dành cho mẹ.

- Vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử đối với cuộc sống con người: tình mẫu tử và sự quan tâm chăm sóc giúp mỗi chúng ta lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn con người, hun đúc cho chúng ta những thứ tình cảm quý báu khác và giúp ta trở thành một con người có ích cho xã hội,…

- Chúng ta cần làm gì để đền đáp công ơn và tình cảm của mẹ: trau dồi kiến thức thật tốt để trở thành người hiền tài, luôn khắc ghi công lao của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực…

- Khẳng định lại sự thiêng liêng, ý nghĩa cao cả của tình mẫu tử.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Mai Hương
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
7 tháng 10 2020 lúc 20:11

Trong cuộc đời mỗi người, tình mẫu tử bao giờ cũng gần gũi và thiêng liêng nhất. Tình mẫu tử là tình cảm đầu đời cũa mỗi con người, từ khi được sinh ra, cho đến khi lớn mẹ vẫn luôn nuôi nấng, chăm sóc, nâng đỡ chúng ta. Vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên " Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ôi !Tình cảm ấy thật cao đẹp, mẹ có thể bao dung cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mẹ cũng là nơi mà chúng ta dựa vào mỗi khi vấp ngã. Mẹ chính là nguồn động lực để con vững vàng bước đi trên con đường đời dài và đầy khó khăn. Con đã lớn, con không mong gì nhiều con chỉ ước mẹ có thể khỏe mạnh và mãi sống bên con mẹ nhé!

Khách vãng lai đã xóa