Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Thị Diệu Linh
Xem chi tiết
︵✰Ah
18 tháng 1 2022 lúc 15:54

Tham Khảo 
Tâm trạng của con hổ, cũng chính là tâm trạng của Thế Lữ, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ ( 1931-1935 ), cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dù chưa được định hướng rõ ràng.
Thế Lữ sáng tác bài thơ " Nhớ rừng" trong hoàn cảnh như thế đấy. Ông muốn mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để " thể hiện tâm sự u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.

Mình Tên Ken :3
Xem chi tiết
nam lam
Xem chi tiết
Long Sơn
22 tháng 2 2022 lúc 20:04

Tham khảo

Bài thơ ra đời khi đất nước chìm trong vòng nô lệ vì gót giày của thực dân Pháp . Khi đó, các phong trào đấu tranh nhanh chóng bị dập tắt , những thi sĩ, chiến sĩ đương mang trong mình tâm trạng u uất, ngột ngạt vì bất lực trước cảnh nước mất nhà tan.

Thị Lý Hà
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
26 tháng 12 2021 lúc 16:49

- Hoàn cảnh sáng tác :Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 - những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- PTBĐ : Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

S - Sakura Vietnam
26 tháng 12 2021 lúc 16:51

TK:

Hoàn cảnh sáng tác :Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 - những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. PTBĐ : Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 3 2018 lúc 2:40

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước được độc lập thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, tác giả ra miền Bắc, đây là lần đầu tác giả ra viếng lăng Bác.

Như vậy mọi cảm xúc chân thành, tha thiết nhất của nhà thơ được thể hiện xúc động trong bài thơ.

Nguyễn Thị Hương
8 tháng 2 2022 lúc 23:36

Bài thơ "Viếng lăng Bác" được nhà thơ Viễn Phương viết năm 1976. Lúc ấy là sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, nhà thơ cùng đồng bào miền Nam ra viếng lăng Bác Hồ. Bài thơ được in trong tập thơ "Như mây mùa xuân" (1978).

NGUYỄN VĂN HỒ
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 7 2018 lúc 15:29

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước được độc lập thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, tác giả ra miền Bắc, đây là lần đầu tác giả ra viếng lăng Bác.

Như vậy mọi cảm xúc chân thành, tha thiết nhất của nhà thơ được thể hiện xúc động trong bài thơ.

Nguyễn Thị Hương
8 tháng 2 2022 lúc 23:41

Bài thơ "Viếng lăng Bác" được nhà thơ Viễn Phương viết năm 1976. Lúc đó là sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nước ta đã giành được thắng lợi, đất nước được thống nhất và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đồng bào miền Nam ra viếng lăng Bác. Bài thơ là kết tinh của tất cả tấm lòng chân thành, tha thiết của nhà thơ cũng như của dân tộc, đất nước ta với Bác Hồ.

_Yui
Xem chi tiết
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
11 tháng 8 2021 lúc 21:01

bn tham khảo:

Bài thơ: “Tiếng gà trưa” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, in lần đầu trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
Chung Đào Văn
11 tháng 8 2021 lúc 21:57

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

Thể thơ: Ngũ ngôn đặc sắc

Mạch cảm xúc của bài thơ: Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.

ha nguyen thi
Xem chi tiết
Vương Đức Gia Hưng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 3 2022 lúc 21:32

a. Quê hương   - Tế Hanh  - hoàn cảnh sáng tác : lúc nhà thơ 18 tuổi , đang học ở Huế , rất nhớ nhà và quê hương

b. 

Khi trời trong , gió nhẹ , sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc  thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo , mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

c.

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Biện pháp tu từ so sánh: chiếc thuyền với con tuấn mã.

Tác dụng: gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã. Từ đó gợi ra được vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài

- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Biện pháp nhân hóa: được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công

. - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng.

- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người

Nguyễn Quang Minh
13 tháng 3 2022 lúc 21:38

a câu thơ trên trích trong bài thơ " Quê Hương " của Tê Hanh 
Khi tác giả xa quê 
b) Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái trèo mạnh mẹ vượt trường giang 
    Cánh buồm giương to như mảnh hông làng
    Rướn Thân trắng bao la thâu góp gió ...
c )tham khảo : 

 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng được nhân hóa  thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.
  

Nguyễn Quang Minh
13 tháng 3 2022 lúc 21:40

xin lỗi các bạn vừa nãy mình đi chơi nên là cho đứa e nó làm ai ngờ nó cóp xin lỗi mọi người ạ