Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn ngọc lam thanhh
Xem chi tiết
Đỗ Huyền Trang
27 tháng 3 2020 lúc 21:24

Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.

 

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn ngọc lam thanhh
Xem chi tiết
Nguyễn Công	Vinh
26 tháng 3 2020 lúc 21:48

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn ngọc lam thanhh
Xem chi tiết
Đỗ Huyền Trang
27 tháng 3 2020 lúc 21:23

Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.

 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hà trang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
16 tháng 3 2020 lúc 11:49

Bạn tham khảo nhé :

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Nó không những không bị mai một đi mà ngày càng được phát huy một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay.

   Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn.

   Có thể nói, tình yêu nước được thể hiện với muôn hình vạn trạng. Ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh khác nhau thì tình yêu nước lại có những biểu hiện ngời sáng khác nhau. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giot lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời.

     Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

    Lòng yêu nước không phải là thứ  gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Sức mạnh ấy giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết.

    Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

    Bản thân là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

    Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn là cái nôi chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai.



 

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thùy Dương
20 tháng 3 2020 lúc 18:41
Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Viêt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Khách vãng lai đã xóa
phúc hồng
Xem chi tiết
Lê Ngọc Duy Anh
15 tháng 9 2021 lúc 19:42

Viết một đoạn văn ( 8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường sau khi đã học văn bản "Cổng trường mở ra " của nhà văn Lý Lan 

Lương Trần
Xem chi tiết
Hue Do
Xem chi tiết
Đinh Mai Anh
Xem chi tiết
Mia Thanh Trúc
11 tháng 1 2018 lúc 17:48

1- Giải thích:

Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống.  Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính.

2- Bàn luận, mở rộng vấn đề:

– Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái.Mọi người  sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau.

– Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu  khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người.

– Nếu cuộc sống thiếu  tấm lòng nhân hậu thì trong  xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan , tính toán , những hằn học , bon chen và sự vô cảm thiếu tình người .

– Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời.

3- Bài học nhận thức và hành động:

– Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần  có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống.

– Cần tìm hiểu những người xung quanh mình. Có những hành động thiết thực  của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.

viet anh
11 tháng 1 2018 lúc 17:49

ngày nay con người rất vô cảm........

Đinh Mai Anh
11 tháng 1 2018 lúc 18:03

mk cảm ơn nha

banana
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
4 tháng 12 2018 lúc 14:55

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

banana
4 tháng 12 2018 lúc 20:29

thank you bạn Nguyễn Minh Đức