xác định từ đơn từ ghép trong câu văn sau
sơn dương rướn tai chăm chú nghe các bạn kể chuyện kì thú và cảm thấy thích thú , cũng giống như các bạn vừa nghe sơn dương kể những câu chuyện xa lạ
các bạn hãy kể cho mình các câu chuyện mà các bạn thích (biết) cho mình nghe nha
ai có nhiều câu chuyện hay và thú vị thì mình tik cho nha!!!!
câu chuyện hai hạt lúa :
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy,...
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
“ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
bạn thử làm về ngày xưa,như:tấm cám,ba lưỡi rìu,... .UWU
1. Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào,ghi vào chỗ chấm cụm từ sau : dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp.
a. Bà em kể chuyện Tấm Cám , em chăm chú lắng nghe.
.......................................................................................
b. Đêm đã rất khuya nhưng bạn Nam vẫn ngồi học .
.....................................................................................
c. Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
......................................................................................
d. Tiếng còi của trọng tài vang lên : trận đá bóng bắt đầu .
.........................................................................................
1. Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào,ghi vào chỗ chấm cụm từ sau : dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp.
a. Bà em kể chuyện Tấm Cám , em chăm chú lắng nghe.
Dùng dấu câu để nối trực tiếp (dấu phẩy)
b. Đêm đã rất khuya nhưng bạn Nam vẫn ngồi học .
Dùng từ có tác dụng nối (từ nhưng)
c. Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
Dùng từ có tác dụng nối (từ và)
d. Tiếng còi của trọng tài vang lên : trận đá bóng bắt đầu .
Dùng dấu câu để nối trực tiếp ( dấu hai chấm)
tìm câu kể ai làm gì trong đoạn văn sau và xác định thành phần câu : đến gần trưa ,các bạn con vui vẻ chạy lại .con khoe với các bạn về bông hoa .nghe con nói ,bạn nào cũng náo nức muốn được xem ngay tức khắc .con dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ .con vạch lá tìm bông hồng .các bạn đều chăm chú như nín yhở chờ bông hồng thức dậy .
Các bạn làm nhanh giúp mình nha !
Thank you very much !
Các câu kể Ai làm gì?:
Đến gần trưa, các bạn con/ vui vẻ chạy lại.
Con/ khoe với các bạn về bông hoa.
Nghe con nói, bạn nào/ cũng náo nức muốn được xem ngay tức khắc.
Con/ dẫn các bạn đến nơi bông hồng ngủ.
Con / vạch lá tìm bông hồng.
Các bạn/ đều chăm chú như nín thở chờ bông hồng thức dậy.
câu 8: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu chyện sau: [ 1 đ] NHỮNG CHUYỆN XA LẠ SƠN DƯƠNG thong thả nói__ - EM hãy ngắm cảnh trong vườn nhà em kìa__ Đàn gà con đang theo mẹ đi kiếm mồi trông mới ngộ nghĩnh làm sao__ NHững tiếng kêu__ tuých, túc, rích, hoec__ của chúng nghe thật vui tai!
1. Dấu hai chấm ( : )
2. Dấu chấm ( . )
3. Dấu chấm ( . )
11. Xác định lỗi, nguyên nhân, cách sửa:
a) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
b) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
c) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
12. Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) trong đó có sử dụng danh từ, cụm danh từ và chỉ rõ.
13. Xem các chú thích sau các bài văn đã học (cho biết các cách giải thích nghĩa của từ).
GIÚP NHA!!!!!
Giúp mk với. Mong các bn hok giỏi văn giúp mk
mình học qua bài này rồi nhưng chỉ học qua bài 11 thôi . Những bài 11 mk cũng chỉ thấy từ thôi chứ ko biết sửa lỗi
Các bạn có thể kể tóm tắt lại 1 câu chuyện vui hoặc lí thú ở trường cho mk nghe đc không
Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!
Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!
Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thằng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!
Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:
Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!
Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.
Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!
Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:
a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.
b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.
c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?
d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : "Đá cầu là thích nhất " Bạn Nam lại nói : "Chơi bi thích hơn." Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng thú vị.
Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho
a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?
b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?
c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?
d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?
a, Này ,cậu ơi sau khi sinh hoạt đâu tuần thì chúng ta có thể nói chuyện được,nhé ?
b,Nhà cậu trông thật tuyệt đấy .
c,LINH ơi là Linh ,sao lại thế chứ ?
d,Ồ chơi diều cũng vui mà nhỉ ?
Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:
a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.
b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.
c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?
d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : "Đá cầu là thích nhất " Bạn Nam lại nói : "Chơi bi thích hơn." Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng thú vị.
Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho
a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?
b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?
c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?
d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?