"Qua câu tục ngữ" có phải là một trạng ngữ hay không
Giúp mình với
Phải ăn mới có sức vóc, phải học mới hiểu biết thấu đáo gọi là gì? ( Tìm 1 thành ngữ hoặc tục ngữ)(Trừ câu ăn vóc học hay nha)
Giúp mình với T-T
Câu tục ngữ muốn nhắc nhở :
+ Muốn có vóc dáng đẹp, có sức khỏe thì phải ăn uống đầy đủ chất
+ Muốn hiểu biết những điều trên đời thì việc duy nhất chúng ta phải học để có tri thức sâu rộng.
Câu "Trong cuộc sống" có phải là trạng ngữ hay không
có,đó là trạng ngữ chỉ địa điểm,nơi chốn
Em hãy viết một đoạn văng khoảng 12 câu chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Trong đoạn văn có sử sụng ít nhất là một trạng ngữ (gạch chân và chú thích rõ)
giúp mk với mình cần gấp
Tìm những câu DÂN CA của người BÌNH ĐỊNH, ít nhất phải là 10 câu.
Các bạn giúp mình với nha!
Thứ 5 tuần sau là mình phải nộp rồi(9/1/2020).
Các bạn nhớ là câu DÂN CA của người BÌNH ĐỊNH nha.
Không phải câu Ca Dao hay Tục Ngữ đâu nha.
Giới thiệu với bạn giáo sư Internet...Chị Google hân hạnh tài trợ chương trình này
1.Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi.
2.Bình Định có núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại có Cù Lao xanh.
3.Công đau công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.
4.Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe.
5.Ai về Bịnh Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.
6.Ai về Bình định thăm bà Ghé vô em gởi lạng trà Ô long. Trà Ô long nước trong vị ngọt Tình đôi mình như đọt mía lau
7.Anh đi bờ lở một mình Phất phơ chéo áo giống hình trò
8.Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút cá nghiên anh đồ.
13.Anh về Đập Đá , Gò găng Bỏ em kéo vải sáng trăng một mình Tiếng ai than khóc nỉ non Vợ chàng lính thú trèo hòn Cù Mông
14.Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương Chú Lía bị vây trong thành
15.Non Tây áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước xiết bao công trình
16.Cây Me cũ, Bến Trầu xưa Dẫu không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm
17.Ngó vô Linh Đỗng mây mờ Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ đánh Tây
18.Hầm Hô cữ nước còn đầy Còn gương phấn dũng , còn ngày vinh quang
19.Bình Định có đá Vọng Phu Có đầm Thị Nại có Cù lao Xanh Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ Nón Gò găng khắp chợ mến thương
20.Bên kia sông, quê anh An Thái Bên này sông, em gái An Vinh Thương nhau chung dạ chung tình Cầu cha mẹ ưng thuận cho hai đứa mình lấy nhau
21.Cưới nàng đôi nón Gò Găng Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm
22.Rượu ngon Trường Thuế mê li Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi sao đành
23.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi Sông xanh, núi cũng xanh rì Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này Nghìn năm gương cũ còn đây Lòng ơi! Phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâu - Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi Dễ chi nhân ngãi mà rời được nhau
24.Tháp kia còn đứng đủ đôi Cầu còn đủ cặp huống cho tôi với nường ( nàng) Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Thiếp ngồi dệt vải chỉ mong bóng chàng Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái thương chàng bấy nhiêu Ôm đàn gảy khúc Cầu hoàng Thiếp xin gõ nhịp để chàng lựa dây Bao giờ rừng quế hết cây Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mà hiến cho đời thuỷ chung
25.Muốn ăn bánh ít nhân mè Lấy chồng Hòa Đại đạp chè thâu đêm Muốn ăn bánh ít nhân tôm Lấy chồng Hòa Đại ăn cơm củ mì
26.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di Sông xanh núi cũng xanh rì Vào Nam ra Bắc cũng đi đường này 27.Anh về Phù Mỹ nhắn nhe Nhắn chị bán chè sao vậy chẳng lên?
1.Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.
2. Công đâu công quản công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.
3.Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại , có Cù Lao Xanh.
4.Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi .
Mk chỉ tìm được 4 câu thôi nhưng chắn chắc đúng luôn vì mình là người Bình Định.
đây là câu ca dao hay tục ngữ ? (giúp mình với)
Những câu thành ngữ tục ngữ trong trạng nguyên tiếng Việt lớp 5 giúp mình với
Lớp | Các thành ngữ tục ngữ | Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ | Dạng bài |
5 | - Quê cha đất tổ | - Nơi quê hương bản quán, nơi tổ tiên, ông cha đã từng sinh sống. | BT LT&C (Đặt câu với thành ngữ đã cho) |
| | BT LT&C (Các thành ngữ, tục ngữ bên nói lên tính chất gì của người Việt Nam ta? ) | |
- Trâu bảy năm còn nhớ chuồng. | | BT LT&C (Cho các câu tục ngữ và các nghĩa, chọn nghĩa thích hợp cho mỗi tục ngữ) | |
| | BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ). | |
| | BT LT&C (chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ). | |
- Ăn ít ngon nhiều | - Ăn cốt để thưởng thức món ăn: ăn ngon, có chất lượng. | BT LT&C (Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ). | |
| | BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ chấm). | |
| | BT chính tả (Điền tiếng có ua hoặc uô vào chỗ trống trong các thành ngữ) | |
| | BT chính tả (Điền tiếng có ưa hoặc ươ vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ.) | |
| | BT LT&C (Đặt câu với một trong những thành ngữ đã cho) | |
| | BT chính tả (Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ) | |
| - Góp nhiều cái nhỏ yếu sẽ được cái lớn mạnh. - Bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng làm xong. - Kinh nghiệm trồng trọt: khoai ưa đất lạ (đất chưa trồng khoai), mạ ưa đất quen (đất đã gieo mạ nhiều lần) | BT LT&C (Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên). | |
| - Không kiêu căng trước những việc mình làm được, không nản chí trước khó khăn, thất bại. - Khuyên mọi người phải biết giữ lời hứa. | BT LT&C (Tìm từ trái nghĩa để viết vào chỗ trống) | |
- Có mới nới cũ | - Bội bạc, thiếu tình nghĩa; có cái mới, người mới thì quên cái cũ, người cũ. | ||
Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng. Người trong một nước phải thương nhau cùng. Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn gạo nhớ đâm xay dần sàng. Lội sông mới biết sông nào cạn sâu. Nói mười làm chín, kẻ cười người chê. Dạy con từ thuở hãy còn ngây thơ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Con không cha như nòng nọc đứt đuôi. | - Khuyên mọi người phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau. - Không được chủ quan, xem thường người khác. Con cái có cha thì được che chở, đùm bọc, không có cha sẽ côi cút, khổ sở. | BT LT&C (Điền vào ô chữ theo gợi ý) | |
| | BT LT&C (Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ sau như thế nào? Em tán thành với câu a hay câu b) | |
| | BT LT&C (Mỗi thành ngữ, tục ngữ sau nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?). | |
| | BT LT&C: Chọn thành ngữ, tục ngữ với nghĩa (đã cho) thích hợp. |
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Đề bài: Tục ngữ có rất nhiều lời khuyên cho chúng ta. Một trong những câu tục ngữ được mọi người nhắc nhở, ghi nhớ là câu : "Có công mài sắt có ngày nên kim" . Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào ? ( nghị luận giải thích nha!)
Giúp mình với mình cần gấp lắm 😢😢😢
câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim khuyên chúng ta phải biết kiên nhẫn kiên trì chịu khó thì việc gì cũng thành công.
như chiếc thanh sắt cũng vậy nếu chúng ta biết kiên trì thì thanh sắt này sẽ nhỏ dần và sẽ trở thành một chiếc kim thôi
k mình nhé
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗlực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được mộtcây kim như vậy thì thật là khó.Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyềnthống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà,nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.
Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ,thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.
Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà vănnổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, baohàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫnnại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làmnên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trởngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằngnhững việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoantrò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Đề bài là gì vậy chị?????????