Hãy nêu nền nông nghiệp của miền tây và miền đông bắc mĩ
Bắc Mĩ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển nông nghiệp? Nêu đặc điểm phát triển nông nghiệp ở Bắc Mĩ? Từ đó em hãy so sánh nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ với nền nông nghiệp ở Việt Nam?
Ý 2 ạ
- Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến.
- Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn.
- Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.
- Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.
- Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
Trình bày đặc điểm dân cư Bắc Mĩ? Tại sao miền Nam và phía Đông Bắc Mĩ dân cư đông đúc, trong khi đó miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt?
Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.
Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.
Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.
dựa vào atlat và kiến thức đã học hãy so sánh cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp của tây nguyên với trung du miền núi bắc bộ
So sánh các thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở 3 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.
+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.
Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2014 (Đơn vị: tỉ đồng) Trung du và miền núi Bắc Bộ Đông Bắc 174950 Tây Bắc 11190 186140 a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ năm 2014? b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét?
Dựa Tập bản đồ thế giới và các châu lục cùng kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây Trung Quốc đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp nước này.
a) Miền Đông
* Thuận lợi:
- Địa hình thấp, có các đồng bằng châu thổ rộng lớn với đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, cây có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới.
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, đóng tàu, khai thác khoáng sản biển,...
- Vùng đồi núi có rừng và đồng cỏ để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi.
- Là vùng có nhiều khoáng sản, nhất là kim loại màu để phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim màu.
* Khó khăn: Bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.
b) Miền Tây
* Thuận lợi:
- Rừng, đồng cỏ, phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
- Nơi bắt nguồn của các sông lớn, giá trị thủy điện lớn.
- Nhiều khoáng sản (than, sắt, dầu mỏ) cho phát triển công nghiệp.
* Khó khăn:
- Địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thông, sản xuất, cư trú.
- Khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Câu 22: Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ phát triển nền nông nghiệp:
A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình.
B. Tạo thuận lợi tăng canh, xen canh, tăng vụ.
C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển các tập toàn cây con có nguồn ngốc cận nhiệt, ôn đới.
D. Thuận lợi cho áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật các giống ngắn ngày năng suất cao
Câu 23: Vì sao mùa khô ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ diễn ra gay gắt hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ?
A. Do địa hình khuất gió Tây Nam, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
B. Do địa hình đón gió Tây Nam
C. Do chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam.
D. Do không chịu ảnh hưởng của loại gió nào trong mùa hạ.
Câu 24: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ giới hạn từ
B. Miền thuộc hữu ngạn sông Đà đến Thừa Thiên - Huế.
A. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.
C. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
D. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã
Câu 25: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tài nguyên phong phú, nổi lên hàng đầu là
A. Tài nguyên khoáng sản.
B. Tài nguyên rừng.
C. Tiềm năng thủy điện lớn trên sông Đà.
D. Tài nguyên du lịch.
Câu 26: Địa hình của miền có đặc điểm
A. Vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung
B. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước
C. Là vùng có các cao nguyên badan.
D. Địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ
Câu 27: Hướng địa hình của vùng chủ yếu
A.Tây bắc-đông nam B. Tây-đông
C. Bắc-nam D. Cánh cung
Câu 28: Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm
A. Miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.
B. Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc –đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi.
C. Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi.
D. Cả 3 đặc điểm trên.
Câu 29: Hướng địa hình của vùng chủ yếu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A.Tây bắc - đông nam B. Tây – đông C. Bắc – nam D. Cánh cung
Câu 30: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do
A. Do không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
B. Gió mùa đông bắc bị chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn.
C. Hướng núi cánh cung đón gió Đông Bắc
D. Tất các các ý đều sai.
Nguyên nhân dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông ở Bắc Mĩ là do:
A. Chính sách dân số.
B. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
C. Sự phát triển kinh tế.
D. Sự phân hóa về tự nhiên.
Chọn: D.
Sự phân hóa của tự nhiên theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đặc biệt là yếu tố khí hậu đã có tác động đến sự phân bố không đồng đều của dân cư giữa miền Bắc với miền Nam, giữa phía Tây với phía Đông.
Vì sao Trung Quốc có sự khác biệt lớn trong sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
Trung Quốc có sự khác biệt lớn trong sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây do các yếu tố sau:
Địa hình: Miền Tây Trung Quốc có địa hình núi non, khô cằn và độ ẩm thấp hơn so với miền Đông. Do đó, việc trồng trọt và chăn nuôi ở miền Tây khó khăn hơn.
Khí hậu: Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khô hạn và nắng nóng, trong khi miền Đông có khí hậu ôn đới và ẩm ướt. Điều này ảnh hưởng đến loại cây trồng và động vật chăn nuôi được trồng và nuôi ở hai khu vực này.
Cơ sở hạ tầng: Miền Đông Trung Quốc có cơ sở hạ tầng phát triển hơn so với miền Tây, bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt và cảng biển. Điều này giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.
Sự phát triển kinh tế: Miền Đông Trung Quốc là trung tâm kinh tế của đất nước, có nền kinh tế phát triển và dân số đông đúc hơn so với miền Tây. Do đó, miền Đông có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
Chính sách chính phủ: Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ở miền Đông, bao gồm cả việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các nông dân. Tuy nhiên, miền Tây vẫn chưa được đầu tư và hỗ trợ đầy đủ từ chính phủ.
Tóm lại, sự khác biệt lớn trong sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm địa hình, khí hậu, cơ sở hạ tầng,