Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Phước Lộc
13 tháng 7 2023 lúc 12:42

- Van tim cho máu đi theo một chiều.

+ Khi van ba lá và van hai lá mở, máu chảy từ hai tâm nhĩ vào hai tâm thất.

+ Khi van động mạch phổi mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.

+ Khi van động mạch chủ mở, máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Phước Lộc
13 tháng 7 2023 lúc 12:41

Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Purkinje. Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xong nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His, rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 0:17

Tham khảo:

Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung

Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s

Nút  xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng  → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .

+ Pha co tâm thất: 0,3 s

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới  nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại  →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim  vào động mạch

+ Pha giãn chung: 0,4 s

Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ  tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

- Các van tim có vai trò điều hướng dòng chảy của máu ra – vào tim theo nguyên tắc một chiều. Cụ thể, khi máu từ buồng tâm nhĩ chảy xuống buồng tâm thất thì van 2 lá và van 3 lá sẽ mở ra, khi đó van động mạch phổi và van động mạch chủ sẽ đóng lại

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 9 2023 lúc 11:25

Tham khảo!

- Vai trò của máu đối với cơ thể: Máu là dịch lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn; gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Do đó, máu có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải; vận chuyển oxygen và carbon dioxide; bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của các bạch cầu và làm đông máu của tiểu cầu.

- Máu lưu thông trong cơ thể nhờ sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong quá trình đó, tim có vai trò như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
1 tháng 10 2017 lúc 10:33

- Sự trao đổi chất giữa cở thể và môi trường ngoài biểu hiện ở chỗ:

+ Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối khoáng) từ môi trường ngoài.

   + Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .

- Hệ tiêu hóa có vai trò: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài môi trường.

- Hệ hô hấp có vai trò: lấy O2 và thải CO2.

- Hệ tuần hoàn có vai trò: dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể và dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.

- Hệ bài tiết có vai trò: lọc máu và thải nước tiểu ra ngoài, duy trì tính ổn định của môi trường trong.

Võ Minh Khôi
31 tháng 12 2021 lúc 13:24

bạn tìm ở đâu mà hay vậy

 

Lương Lê
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
10 tháng 1 2021 lúc 21:00

-Hồng cầu : vận chuyển khí O2 từ phổi đến các mô, đi khắp mọi nơi trong cơ thể. Dọc đường, hồng cầu tiếp thu chất thải và đem trở lại phổi, nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải. 

-Tiểu cầu:hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Nếu mạch máu bị tổn thương (thí dụ như bị cắt hay bầm tím), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành 'nút chặn vết hở'.

-Bạch cầu :đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể tránh xa những tác nhân gây các bệnh như nhiễm khuẩn , nhiễm độc,…

 

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
29 tháng 6 2017 lúc 6:52

Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Một trong các chức năng của gan là điều hòa nồng độ glucozo trong máu (nồng độ đường huyết).

Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucozo trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra hoocmon insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucozo thành glicogen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucozo. Nhờ đó, nồng độ glucozo trong máu trở lại ổn định.

Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucozo máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmon glucagon.Glucagon có tác dụng chuyển hóa glicogen ở gan thành glucozo đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucozo trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.

ngu minh
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
1 tháng 1 2022 lúc 17:10

Chậm hơn

๖ۣۜHả๖ۣۜI
1 tháng 1 2022 lúc 17:11

Khi vận động viên tập luyện ở cường độ cao, đòi hỏi lượng máu cung cấp cho cơ bắp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, tim phải đập nhanh lên. Bên cạnh đó, dần dần buồng tim cũng giãn ra và thành tim dày lên, nhờ đó lượng máu mỗi nhát bóp của tim cũng tăng lên (hiệu suất nhát bóp tăng).

vũ minh nhật
1 tháng 1 2022 lúc 17:13

Khi vận động viên tập luyện ở cường độ cao, đòi hỏi lượng máu cung cấp cho cơ bắp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, tim phải đập nhanh lên. Bên cạnh đó, dần dần buồng tim cũng giãn ra và thành tim dày lên, nhờ đó lượng máu mỗi nhát bóp của tim cũng tăng lên (hiệu suất nhát bóp tăng).