Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà My Trần
Xem chi tiết
Trần Hoàng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 3 2023 lúc 5:47

Thơ là tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ của một người nghệ sĩ thực thụ. Nó thể hiện nên những nỗi lòng, cảm xúc của nhà thơ đến độ rõ ràng sâu sắc nhất.  Và "Ông đồ" của VĐL là một trong những bài thơ nhơ như vậy.

Không bao giờ, ta có thể quên khổ thơ đầu bài:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

2 câu thơ đầu tiên đã thể hiện một vòng lặp rằng năm nào xuân đên cũng thấy ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ để mà chuẩn bị thảo chữ qua từ "lặp". Đồng thời ta lại thấy sự dùng từ tài tình của nhà thơ, khi ông không viết "mỗi năm xuân về đến" mà là "mỗi năm hoa đào nở". Cho người đọc thấy luôn được thời gian và cảnh cảnh vật, giá trị gợi hình gợi cảm được nâng lên. Ông đồ vẫn luôn làm công việc của mình như thế, một công việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Dù với tuổi già của mình, đáng ra ông có thể vui chơi, hưởng thụ nhưng người lại yêu truyền thống dân tộc của mình đến độ luôn làm người thuê viết. Từ đó, ta thấy được một hình ảnh mở đầu cho nội dung mà tác giả viết tiếp ở khổ hai:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Lúc này đây, ông buôn may bán đắt được rất nhiều người thuê. Từ "bao nhiêu" thể hiện cho ta thấy sự đông đúc của những người thuê viết, từ đó gợi ra được hoạt cảnh diễn ra xung quanh ông đồ. Rồi người ta tấm tắc, người ta khen tài ông viết chữ quá dẹp đến độ "hoa tay thảo những nét", ông thảo lên những nét mực của mình và "như phượng múa rộng bay". Biện pháp tu từ so sánh lại càng miêu tả rõ cái đẹp của con chữ mà ông đồ viết ra. Đến đây, ta thấy rõ hơn một hình ảnh ông đồ thời huy hoàng mới đẹp đẽ, người người mới vui vẻ làm sao. Phải chăng hình ảnh ông đồ chính là sự ẩn dụ đến việc mọi người yêu mến truyền thống dân tộc ta vô cùng?. Có lẽ là vậy.

Khép lại, hình ảnh ông đồ thời huy hoàng của mình vừa thể hiện cái đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc ta vừa miêu tả rõ công việc, nét chữ đẹp của ông đồ.

trần hoàng anh
Xem chi tiết
Nhung Tuyết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Loan
Xem chi tiết
cooooo
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
14 tháng 3 2022 lúc 19:57

Tham khảo :

Hình ảnh ông đồ khi thất thế trong 2 khổ thơ đã gợi lên biết bao cảm xúc trong lòng người đọc. Nếu như trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế, họ kính trọng ngưỡng mộ ông như thế nhưng hiện tại, họ lại đi đâu hết. Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật  nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một.  Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. "Người thuê viết nay đâu" đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa.Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.Ông  đồ vẫn như năm nào, trung thành với cây bút "vẫn ngồi đấy" chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông thậm chí phớt lờ sự tồn tại của ông. Cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Là mưa của đất trời giăng giăng hay là nỗi giá rét và buốt lặng trong tâm hồn con người. Khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn "lá vàng rơi trên giấy/ngoài trời mưa bụi bay" nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Qua hai khổ thơ nói riêng cũng như cả bài thơ nói chung,  tác giả thể hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn hóa dân tộc.

TV Cuber
14 tháng 3 2022 lúc 19:58

tham khảo

 

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

cooooo
Xem chi tiết
Phan thế linh
13 tháng 3 2022 lúc 23:21

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Vũ Thị Diệu Linh
Xem chi tiết
Như Nguyệt
26 tháng 1 2022 lúc 9:24

Tham Khảo:

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Diệp Vi
26 tháng 1 2022 lúc 9:24

Refer:

"Ông đồ" chính là một trong những linh hồn thơ của Vũ Đình Liên. Hình ảnh của ông đồ đã in sâu vào tâm trí Vũ Đình Liên và hiện hình thành bức tranh thơ giản dị mà sinh động. Hoa đào từ lâu đã trở thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đồ lại trở thành tâm điểm, điềm đạm và lặng lẽ, ông đồ hoà nhập vào sự náo nức, rộn ràng của cuộc đời bằng chính những cái quý giá nhất mà ông có. Một bức tranh ngày tết mà ông đồ chính là trung tâm.Đoạn thơ giới thiệu được trọn vẹn không gian, thời gian, nhân vật, tạo tiền đề cho câu chuyện tiếp tục ở những khổ thơ sau:

                   Bao nhiêu người thuê viết

                   Tấm tắc ngợi khen tài

                   Hoa tay thảo những nét

                    Như phượng múa rồng bay.

 Chao ôi ! hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời.

Nguyễn Dương Hạnh Nguyên
26 tháng 1 2022 lúc 9:24

Đoạn thơ kể về hoài niệm của ông đồ già.Thời xưa, mọi người có thú vui chơi chữ, họ muốn xin chữ về treo trong nhà, thể hiện được cái khí phách của gia chủ. Từ "Bao nhiêu" thể hiện được sự trọng vọng và ngưỡng mộ tài năng của ông đồ. Đặc biệt hai câu thơ "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay" đã thể hiện được cái chất nghệ sỹ tài hoa của ông đồ. Trên những tờ giấy màu đỏ, những nét chữ cứng rắn thể hiện được khí phách và tư tưởng lớn được viết nên như phượng múa rồng bay. Những nét chữ với những dáng hình ẩn chứa biết bao

Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết