Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hang Tran
Xem chi tiết
kookie Le
Xem chi tiết
Kim Jisoo
22 tháng 12 2016 lúc 21:30

Chắc là lên mạng hỏi giáo sư Google nhỉ ?

kookie Le
Xem chi tiết
shanyuan
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
20 tháng 12 2021 lúc 15:07

B

A

 

qlamm
20 tháng 12 2021 lúc 15:08

C. Nhà tù Sơn La 

Vương Hương Giang
20 tháng 12 2021 lúc 15:09

1 D 

2 B

Phạm Lê Gia Hân
Xem chi tiết
gfgg
17 tháng 11 2023 lúc 19:30

ko biết

Hà Minh Trí
17 tháng 11 2023 lúc 19:34

ko biết thì nhắn làm đ*o gì hay nhỉ ?
 

Bùi Đăng Khoa
17 tháng 11 2023 lúc 20:04

Huyền thoại lăng ông Trấn :                                                                                             Lúc nhỏ nghe nội tôi kể là vùng này trước đây cây cối rậm rạp, um tùm, ít người qua lại nên không gian rất vắng vẻ, u tịch. Một buổi chiều nọ, lúc trời đã tắt nắng, bỗng dưng không biết từ đâu có một con ngựa chiến chạy đến và dừng lại nơi này. Nó cất tiếng hí vang khẩn thiết. Dân làng nghe tiếng ngựa hí vội vàng chạy đến. Người bao quanh mỗi lúc một đông. Và ai cũng vô cùng ngạc nhiên trước một hiện tượng hết sức kì lạ: Trên lưng ngựa là một vật gì đó được bao bọc rất cẩn thận trong tấm nhung y màu đỏ đã nhuốm bụi đường. Con ngựa hí thêm mấy tiếng nữa rồi quỳ xuống lắc nhẹ, húc đầu vào bọc nhung y đặt xuống đất. Sau đó ngựa duỗi bốn chân, thở hồng hộc rồi tắt lịm dần.

Trong khi mọi người ngơ ngác thì ông già T - người cao tuổi trong làng bảo mọi người tránh ra để ông lại gần xem thử trong lớp nhung y đó là gì. Ông hồi hộp mở từng lớp vải… Ông giật mình, nín thở khi nhận ra bên trong lần vải là một thủ cấp. Nhìn kĩ là một gương mặt quen thuộc nhưng ông không thể nào nhớ ra. Ông đắp lại cẩn thận rồi đi báo với chính quyền để tỏ ngọn nguồn.

Nghe đến đây tôi không tránh khỏi sự tò mò, buột miệng hỏi:

- Rồi sau đó thì sao hở nội?

Bà tôi thong thả nhai miếng trầu rồi kể tiếp:

- Thì ra đó là thủ cấp của ông Trần Công Hiến - người xóm mình đó con. Nghe đâu ông làm quan to ở một tỉnh ngoài Bắc. Trong lúc đánh trận ông bị giặc chém đầu. Con ngựa trung thành quì phục bên cạnh thi hài chủ nước mắt ròng ròng. Khi giặc rút đi, dân làng gói thủ cấp lại cẩn thận đặt lên lưng ngựa và chỉ tay về hướng trời Nam, bảo nó hãy mang chủ về quê. Con ngựa vâng lời, ngày đêm ròng rã vượt núi băng đèo mà đi. Có lẽ hồn ông Trấn linh thiêng chỉ bảo nên ngựa đã về đến tận quê hương và đuối sức nên gục ngã bên chủ. Ngay sáng hôm sau, cả làng tập trung làm lễ mai táng hết sức trang nghiêm. Sau đó chính quyền trích kinh phí cùng nhân dân xây lăng, khắc bia ghi công cho ông và bên cạnh lăng cũng xây mộ con ngựa có nghĩa.

Tôi thầm cảm phục ông quan Trấn và thương cho con ngựa trung thành. Tôi bèn đem chuyện kể lại cho đám bạn nhỏ hàng xóm nghe. Chúng nó háo hức rủ tôi lên xem lăng ông Trấn. Nhưng khi đến khu vực lăng thì không đứa nào dám vô. Một cảm giác rờn rợn mơ hồ choáng ngợp tâm hồn con trẻ. Chúng tôi đứng lặng im, chăm chú quan sát từ xa. Bên trong lũy tre xanh mướt bao bọc quanh lăng đang rì rào trong ánh chiều buông là một không gian trầm mặc. Cây sinh tuế xanh um tràn trề nhựa sống trước lăng như người lính canh giữ, bảo vệ mộ phần. Tấm bia khắc chữ Nho sừng sững ghi công đức của ông lưu mãi đến ngàn năm. Cảnh vật im ắng, chỉ nghe tiếng lá tre thì thào đáp lại lời gió làm cho tôi nhớ lại lời kể huyền thoại của nội hôm nào: Mỗi khi hoàng hôn buông xuống là nghe tiếng “lục lạc” của vó ngựa đi về. Và còn nghe cả tiếng ngựa hí vang xa nữa. Bà dặn tôi không nên đi qua vùng này lúc chiều tà.

Chuyện ngày xưa bà kể cứ ghi sâu vào tâm thức tuổi thơ. Mãi đến khi học lên các lớp trên, trong giờ lịch sử địa phương tôi được nghe thầy giáo kể rằng: Vào năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn, Trần Công Hiến được bổ chức Trấn thủ Hải Dương. Ông nổi tiếng là một quan lại ái quốc ưu dân, giàu tài năng và tâm huyết. Ông được giao trọng trách ở một vùng biên trấn, cùng chịu chung hoàn cảnh đất nước vừa phải gánh chịu ba thế kỷ chiến cuộc triền miên, lại thêm thiên tai mất mùa, ruộng đồng hoang hóa, giặc cướp bên trong, giặc Tàu ô ngoài biển. Quả là một thách thức lớn đối với vị võ quan vừa từ trận tiền trở về, nhung y còn vương mùi thuốc súng.

Không phụ lòng tin của triều đình và bá tánh, Trần Công Hiến đã nhanh chóng đề ra các giải pháp nhằm cấp thời ổn định đời sống người dân, khuyến khích sản xuất, dẹp yên nạn trộm cướp, kiềm phòng giặc Tàu ô. Công lao rất lớn của ông có ý nghĩa lâu dài về dân kế, dân sinh là việc huy động nhân lực đắp đê lấn biển, biến hơn tám ngàn mẫu ruộng ngập mặn ở hai huyện Vĩnh Lại và Tứ Kỳ thành ruộng thuần để dân nông cày cấy. Nhân dân tỉnh Hải Dương nhớ ơn ông gọi tên con đê ấy là đê Trần Công.

Năm Ất Sửu (1805) Trần Công Hiến cho đo vẽ bản đồ hình thế núi sông, bến đò, chợ quán, đường sá ở Hải Dương dâng về kinh đô. Cùng thời gian này, ông trực tiếp cầm quân dẹp tan bọn giặc cướp quấy phá vùng cửa biển, giữ cho người dân cuộc sống yên bình.

Vào năm 1817, Trần Công Hiến qua đời tại trấn sở trong niềm thương tiếc của triều đình, thuộc lại, bằng hữu và dân chúng Hải Dương. Di hài ông được đưa về Quảng Ngãi, an táng ở quê ngoại, làng Mỹ Huệ, phủ Bình Sơn. Người dân ở đây kính trọng gọi ngôi mộ Trần Công Hiến là “Mộ Ông lấp biển”, vừa nhắc đến công lao lấn biển, mở đất ở Hải Dương lúc sinh thời, vừa ngụ ý xem ông như một vị lương thần, uy đức “vá trời, lấp biển”.

Giờ lịch sử hôm ấy thật diệu kì, tôi như sống lại với câu chuyện bà tôi kể ngày xưa. Xâu chuỗi cả huyền thoại đời thường và trang sách, tôi càng kính trọng những bậc công thần vì nước vì dân và được nhân dân cảm phục, tin yêu.

Không gian huyền hoặc nơi " Mộ ông lấp biển" cũng đã phai nhạt theo thời gian nhưng cây sinh tuế cổ thụ bên lăng vẫn là chứng nhân trường tồn của lịch sử. Mặc cho mưa tuôn, nắng cháy nó vẫn xanh tươi như có sức sống diệu kì. Tiếng lục lạc và tiếng ngựa hí tình nghĩa vẫn như còn vọng lại đâu đây trên quê hương của “Ông quan lấp biển” một thời.

Hiện nay, Lăng ông Trấn được sửa sang khuôn viên, trồng thêm cây xanh bóng mát nên cảnh quang thật đẹp. Năm 2022, chính quyền và nhân dân Xã Bình Dương tưng bừng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Mộ Trần Công Hiến là Di tích lịch sử cấp Tỉnh.

Đỗ Lê Thùy Dung
Xem chi tiết
Việt Best Zuka
8 tháng 5 2019 lúc 18:55

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

Đỗ Lê Thùy Dung
8 tháng 5 2019 lúc 19:07

cảm ơn bạn nha!

secret1234567
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 4 2017 lúc 18:03

a. Mở bài :

Giới thiệu chung về di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.

b. Thân bài :

- Vị trí.

- Nguồn gốc.

- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.

- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.

- Cách chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn đối tượng (nếu đối tượng thuyết minh là danh lam, thắng cảnh).

c. Kết bài:

Ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá đối với đời sống con người.

Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
25 tháng 2 2022 lúc 20:56

TK

1

Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình.Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

2Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của Thăng Long cố đô.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
25 tháng 2 2022 lúc 20:58

Tham khảo

1.

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

Xem thêm:

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học siêu ngắnSoạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh siêu ngắn 

Chợ nổi Cà Mau nhóm họp trên sông suốt từ khoảng 3-4 giờ sáng đến chiều tối. Ở đây, người ta cũng buôn bán theo phường, hội giống như các chợ khác trên bờ. Những chiếc ghe chở khẳm hàng đi tới và những chiếc ghe mua hàng rong nhẹ nhàng rời chợ, cứ thay nhau lui tới trong tiếng máy nổ âm vang trên mặt sông. Xen kẽ trong đó là những ghe hàng rong phục vụ nhu cầu của người trong chợ. Cũng giống như những chủ ghe hàng ngồi hút thuốc lá lặng lẽ đợi khách, các ghe hàng rong cũng không thấy cất lời rao, chỉ lặng lẽ len lách trong chợ với những khách hàng quen thuộc.

Du khách có thể ghé qua chợ nổi trên sông Gành Hào vào buổi chiều tối, khi chợ nổi đã lắng lại trong một sự im lặng lãng mạn cùng với gió và sóng nước. Những chiếc ghe trở thành những căn nhà nổi bồng bềnh vương vấn khói cơm chiều. Mấy đứa trẻ ngồi vắt vẻo câu cá trên sông; ánh mắt nhìn xa xăm của người thiếu nữ đang chăm sóc mấy chậu đất trồng hoa và rau trên mui ghe; tiếng đàn ghi ta phím lõm trầm buồn loang trên mặt sông trong khúc "Nam ai" hay "Dạ cổ hoài lang" buồn mênh mông; một giọng ai đó cảm khái cất lên câu vọng cổ... Đó là khi chợ nổi trở về với những nỗi niềm của cuộc sống lênh đênh sông nước, vọng nhớ về một dải đất liền ở đâu đó trong tiềm thức. Để rồi, từ 3 giờ sáng hôm sau, cả một khúc sông Gành Hào lại bừng tỉnh với những ghe hàng đầy ắp những trái cây và rau quả, bắt đầu một ngày mới, nhộn nhịp và lãng mạn. Nếu có dịp, xin ai đó đừng bỏ lỡ một lần đến với chợ nổi trên sông Gành Hào. Nắng, gió sông nước và sự bình dị, chân thành của con người, sản vật nơi đây chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn thật sâu đậm cho khách phương xa.

2.2Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của Thăng Long cố đô.

qlamm
25 tháng 2 2022 lúc 20:59

1. Công trình văn hoá tại SG. Ví dụ: Nhà thờ Đức Bà, dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, ...

2. Tham khảo

Với kiến trúc độc đáo, địa điểm di tích lịch sử Hà Nội này có những địa điểm nổi tiếng như: am Mị Châu, tượng Cao Lỗ, giếng Ngọc, đền thờ An Dương Vương, đền thờ Cao Lỗ… Có thể nói, thành Cổ Loa là một trong di tích lịch sử Hà Nội có giá trị văn hóa lớn và cần được bảo tồn và phát huy giá trị theo thời gian.