Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Duy Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Dương Oanh
23 tháng 2 2020 lúc 21:23

Bạn tham khảo nhá

“Uống nước nhớ nguồn” – câu tục ngữ tuy ngắn gọn, súc tích nhưng lại ẩn chứa một nét đẹp văn hóa quý báu của dân tộc. Thông qua các hình ảnh ẩn dụ: “nước, nguồn”, cha ông ta dặn dò con cháu phải trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ hay tạo dựng thành quả để thế hệ trẻ hôm nay được hưởng thụ. Đây là một đạo lí hoàn toàn đúng đắn đối với mỗi con người bởi không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như cây kim, viên thuốc hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập ta đang tận hưởng, tất cả đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hi sinh máu xương, tính mạng của thế hệ đi trước. Hiểu được điều này, xuyên suốt mạch nguồn bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân ta đã sống trọn với đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Bằng chứng là hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn, những trang sử vàng son thời trung đại chưa bao giờ bị lãng quên, những gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn luôn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội.... Tuy nhiên vẫn còn đâu đó một số cá nhân có lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà quên mất nguồn cội. Những người như vậy đáng bị lên án và phê phán. Như vậy tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” mãi mãi là đạo lí mãi cuộn chảy trong trái tim các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau. Bởi đó là kết kinh của đạo lí thủy chung, của tinh thần cộng đồng và cũng là nguồn gốc của sức mạnh dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Vân Khánh
Xem chi tiết
Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 21:04

Tham khảo: Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 21:07

Tham khảo đoạn văn ngắn: Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Thật vậy, đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng chúng vậy. Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Có vô vàn cách biểu hiện cho thái độ sống biết ơn và ân nghĩa của thế hệ trẻ ngày nay. Học tập. Làm việc. Sống có trách nhiệm.

Mich Roblox
Xem chi tiết
Mạnh=_=
18 tháng 3 2022 lúc 9:09

Tham khảo:

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những lời khuyên nhủ của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “quả” là bộ phận của cây, do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt. “Kẻ trồng cây” là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Xét đến nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

 
Bất kì những thành quả nào có được cũng từ quá trình lao động vất vả của con người. Bởi vậy là người được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng biết ơn, thể hiện sự trân trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. Từ trong quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông cha ta vẫn luôn sống trọng ơn nghĩa. Điều đó được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng có công với đất nước… Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…

Đôi khi, sự biết ơn thể hiện qua những hành động rất nhỏ bé. Đó chính là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ:

                   “Công cha như núi Thái Sơn
         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
                   Một lòng thờ mẹ kính cha
            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cũng như sự kính trọng thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Tất cả những hành vi này đều đáng lên án.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tín vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Quả đúng như vậy mà ông cha ta mới để lại lời khuyên sâu sắc cho con cháu qua câu tục ngữ trên.

24 Trương Khánh Lộc
Xem chi tiết
Chuu
9 tháng 3 2022 lúc 14:27

Tham khảo:

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những lời khuyên nhủ của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “quả” là bộ phận của cây, do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt. “Kẻ trồng cây” là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Xét đến nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

 

Bất kì những thành quả nào có được cũng từ quá trình lao động vất vả của con người. Bởi vậy là người được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng biết ơn, thể hiện sự trân trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. Từ trong quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông cha ta vẫn luôn sống trọng ơn nghĩa. Điều đó được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng có công với đất nước… Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…

Đôi khi, sự biết ơn thể hiện qua những hành động rất nhỏ bé. Đó chính là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ:

                   “Công cha như núi Thái Sơn
         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
                   Một lòng thờ mẹ kính cha
            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cũng như sự kính trọng thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Tất cả những hành vi này đều đáng lên án.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tín vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Quả đúng như vậy mà ông cha ta mới để lại lời khuyên sâu sắc cho con cháu qua câu tục ngữ trên.

Cute thì phải dễ thương
Xem chi tiết
Cute thì phải dễ thương
25 tháng 2 2019 lúc 21:20

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

nguyễn thị thảo vân
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
20 tháng 3 2020 lúc 8:17

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Huyền
21 tháng 3 2020 lúc 20:42

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn thị thảo vân
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
19 tháng 3 2020 lúc 15:51

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

Khách vãng lai đã xóa
•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
Xem chi tiết
phan thi ngoc mai
10 tháng 10 2021 lúc 15:24

.(hết bài)

TRần A.khoa
Xem chi tiết